Uống thuốc hạ sốt quá liều gây suy gan

(Kiến Thức) - Ba mẹ cháu T.V. quá sốt ruột, mong cho nhanh hạ sốt nên đã cho con uống quá liều. Kết quả là cháu V. bị suy gan, phải cấp cứu vào Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM.

Cháu P.N.T.V. (9 tháng tuổi, quận 10, TPHCM) bị bệnh liên tục, hết viêm phế quản, viêm amidan đến viêm da, viêm ruột nên uống kháng sinh liên tục gần 2 tháng kèm thuốc hạ sốt. Ba mẹ cháu T.V. quá sốt ruột, mong cho nhanh hạ sốt nên đã cho con uống quá liều. Kết quả là cháu V. bị suy gan, phải cấp cứu vào Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Lời bàn: BS Hồ Huyền, Khoa Hồi sức, Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM cho biết, trẻ dưới 36 tháng tuổi do hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên dễ nhiễm khuẩn hô hấp, tiêu hóa... Do đó, cần phải chú ý chăm sóc và đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời khi có những triệu chứng của bệnh. 
Thuốc hạ sốt phải sau 4 - 6 giờ phụ huynh mới được cho trẻ uống hạ sốt 1 lần. Nếu trẻ sốt lại trong vòng 4 giờ sau khi uống hạ sốt, phụ huynh nên chườm ấm để trẻ hạ sốt. Nếu trẻ vẫn tiếp tục sốt cao không hạ, phụ huynh nên đưa con đến bệnh viện để khám và xử trí kịp thời. Uống hạ sốt quá liều hoặc quá cữ, tùy nồng độ thuốc trong máu có thể gây suy gan ở những mức độ nặng nhẹ khác nhau. 

Có nên tắm khi trẻ đang bị sốt?

Theo quan niệm của nhiều người, khi trẻ bị ốm, sốt thì không nên tắm. Nhưng theo các bác sĩ, nếu được tắm đúng cách còn góp phần giúp trẻ hạ sốt hiệu quả.

Ngoài việc cho trẻ uống thuốc hạ sốt cách 4-6 giờ, bố mẹ còn có thể hạ sốt cho trẻ bằng cách tắm an toàn, đúng kỹ thuật.

Nhân sâm bổ ngũ tạng

(Kiến Thức) - Trong "Bản thảo kinh" có ghi: "Nhân sâm bổ ngũ tạng, an thần, trừ tà khí". Tuy nhiên, có thể sử dụng cả hồng sâm, sâm sống phơi khô...

 
Uống nhân sâm phương pháp đơn giản: Mỗi lần 5g, thái nhỏ cho vào bát sứ nhỏ, đổ nước vào nửa bát và chút đường đem hấp cách thủy, sau ăn cả nước lẫn cái, mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng sớm. Cũng có thể thái lát nhân sâm, mỗi lần uống 4 lát, ngày 2 lần; hoặc cho vào miệng ngậm mềm nhai nuốt.