Người đàn ông 44 tuổi thoát chết 2 lần do ngừng tim lúc ngủ

Ngày 11/7, Bệnh viện TP Thủ Đức, TP HCM cho biết, nhờ cấy máy phá rung tự động, người đàn ông 44 tuổi bị Hội chứng Brugada đã 2 lần thoát chết.

2 lần ngừng tim trong lúc ngủ

Nam bệnh nhân 44 tuổi sống tại phường Tam Bình (TP HCM) vừa thoát chết hai lần do ngưng tim trong lúc ngủ. Sau khi được chẩn đoán mắc hội chứng Brugada, bệnh nhân đã được cấy máy phá rung tự động (ICD) để ngăn ngừa nguy cơ đột tử do rối loạn nhịp thất.

Vào 23h ngày 20/6, bệnh nhân L.H.N (ngụ phường Tam Bình, TP HCM) được người nhà phát hiện trong tình trạng nằm bất động, không thở và mất ý thức khi đang ngủ. Nhận thấy các dấu hiệu ngưng tim, người thân đã nhanh chóng gọi cấp cứu 115 và thực hiện hồi sức tim phổi (CPR) tại chỗ theo hướng dẫn của bác sĩ.

cay-may-pha-rung-2.jpg
Thực hiện cấy máy nhịp tim - Ảnh BVCC

Tại Bệnh viện TP Thủ Đức các bác sĩ tiến hành đặt ống nội khí quản, tiếp tục hồi sức ổn định tình trạng rối loạn nhịp và huyết áp. Sau điều trị tình trạng ổn định, bệnh nhân tỉnh táo hơn và đã rút nội khí quản.

Đáng chú ý, đây là lần thứ hai bệnh nhân rơi vào tình trạng ngưng tim trong lúc ngủ. Lần đầu cách đây vài năm, sau khi được cứu sống, bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc hội chứng Brugada nhưng chưa thể cấy máy phá rung tự động do khó khăn về kinh tế.

"Dù có chỉ định rõ ràng để đặt ICD từ lần đầu nhưng bệnh nhân chưa thể thực hiện được. Đến lần này, bệnh nhân lại rơi vào cơn ngưng tim và may mắn sống sót. Đây thực sự là một cơ hội hiếm có", BS. Nguyễn Phúc Nguyên - Khoa Hồi sức Tim mạch chia sẻ.

Sau khi hồi phục, ê-kíp Nhịp tim thuộc khoa Hồi sức Tim mạch, dưới sự cố vấn chuyên môn của TS.BS Phạm Hữu Văn, Phó chủ tịch Hội Nhịp tim học Việt Nam, bệnh nhân được tiến hành cấy máy khử rung tự động ICD - một thiết bị có khả năng phát hiện và xử lý các rối loạn nhịp nguy hiểm.

Ca phẫu thuật diễn ra thuận lợi trong 60 phút và bệnh nhân được xuất viện ngày 3/7 trong tình trạng ổn định. Trong lần tái khám định kỳ, các bác sĩ ghi nhận tình trạng bệnh nhân hoàn toàn ổn định, không có dấu hiệu rối loạn nhịp tái phát.

cay-may-pha-rung.jpg
Ca phẫu thuật cấy máy cho bệnh nhân - Ảnh BVCC

BS Nguyễn Phúc Nguyên cho biết, máy phá rung ICD là thiết bị điện tử nhỏ được cấy dưới da vùng ngực và kết nối với tim qua các dây điện cực. Thiết bị có tuổi thọ từ 7-10 năm và sẽ được thay mới khi hết pin. Máy hoạt động 24/7 để theo dõi nhịp tim, đồng thời có khả năng phát hiện, điều trị và ngăn ngừa các cơn rối loạn nhịp thất nguy hiểm như rung thất và nhịp nhanh thất.

Bệnh gây ngừng tim và tử vong khi ngủ

Hội chứng Brugada là bệnh lý di truyền hiếm gặp gây rối loạn nhịp tim nghiêm trọng. Bệnh thường gặp ở người trẻ, có vẻ ngoài khỏe mạnh nhưng luôn tiềm ẩn nguy cơ rối loạn nhịp thất đột ngột, dẫn đến ngất xỉu, ngưng tim và tử vong, đặc biệt trong lúc ngủ. Trong trường hợp này, bệnh nhân có yếu tố gia đình rõ rệt khi anh ruột đã đột tử vào ban đêm lúc 30 tuổi.

cay-may-pha-rung-1.jpg
Máy phá rung ICD cấy dưới da - Ảnh BVCC

Các bác sĩ khuyến cáo người bệnh và gia đình cần đặc biệt chú ý đến các yếu tố có thể kích hoạt rối loạn nhịp như: Sốt cao, một số loại thuốc ảnh hưởng đến dẫn truyền tim, rượu bia, chất kích thích, mất cân bằng điện giải và stress kéo dài.

"Không phải ai cũng có cơ hội được cứu sống hai lần. Việc cấy ICD kịp thời đã bảo vệ sinh mạng bệnh nhân và mang lại cuộc sống an toàn hơn", BS Nguyên nhấn mạnh.

Đồng thời, các bác sĩ cũng khuyến nghị việc tầm soát cho người thân trong gia đình để phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời, tránh những trường hợp đột tử đáng tiếc có thể xảy ra.

Giành lại sự sống cho người bệnh ngừng tim sau mổ u

Ngừng tuần hoàn hô hấp do thuyên tắc phổi cấp nguy cơ cao dẫn tới tử vong ngay lập tức nếu không được xử trí kịp thời.

Tình huống nguy kịch cần phối hợp liên bệnh viện

Trong giai đoạn hồi sức sau phẫu thuật bóc nang lạc nội mạc buồng trứng và bóc nhân xơ tử cung tại Bệnh viện chuyên khoa Sản, chị V.N.H, 45 tuổi, bất ngờ diễn tiến ngưng hô hấp – tuần hoàn.

Phép màu cho cậu bé 12 tuổi xuất huyết não, ngừng tim

Không dấu hiệu báo trước, bệnh nhi đột ngột nằm gục xuống, mất ý thức, tim ngừng đập, hôn mê khi đang chơi với bà.

Đó là câu chuyện vượt cửa tử đầy cam go của cậu bé 12 tuổi sau khi vỡ ổ dị dạng động tĩnh mạch tuỷ cổ, xuất huyết não, ngừng tim, hôn mê sâu, sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi biến chứng và hành trình hồi sinh diệu kỳ từ tấm lòng người thầy thuốc Bệnh viện Bạch Mai.

Ngày cậu bé Nguyễn Khánh Nguyên (12 tuổi, Thanh Ba, Phú Thọ) tỉnh dậy sau gần hai tuần hôn mê sâu. là khoảnh khắc khiến tất cả y bác sĩ, cán bộ y tế lặng người, vỡ òa hạnh phúc. Đó là một phép màu, lời chào "diệu kỳ" gửi đến tập thể y bác sĩ.

Đau ngực không khám, người đàn ông mất ý thức, tim ngừng đập

Người đàn ông 60 tuổi nhồi máu cơ tim, mất ý thức, tim ngừng đập, được bác sĩ Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng dùng kỹ thuật “đông lạnh” kết hợp lọc máu cứu sống.

Các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực cơ sở An Đồng – Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp đã cứu sống thành công người bệnh ngừng tuần hoàn với tiên lượng nguy kịch. Thành quả này là minh chứng rõ nét cho sự nỗ lực không ngừng nghỉ và trình độ chuyên môn cao của đội ngũ y bác sĩ nơi đây.

Ngừng tuần hoàn ngoại viện – cuộc chiến bắt đầu trước khi vào viện