Có nên tắm khi trẻ đang bị sốt?

Theo quan niệm của nhiều người, khi trẻ bị ốm, sốt thì không nên tắm. Nhưng theo các bác sĩ, nếu được tắm đúng cách còn góp phần giúp trẻ hạ sốt hiệu quả.

Ngoài việc cho trẻ uống thuốc hạ sốt cách 4-6 giờ, bố mẹ còn có thể hạ sốt cho trẻ bằng cách tắm an toàn, đúng kỹ thuật.
Cách tắm đúng như sau: Khi bé sốt, bạn hãy cặp nhiệt độ cho trẻ, sau đó đóng hết các cửa phòng cho kín gió và pha nước tắm vào chậu.
Nhiệt độ của nước tắm thấp hơn nhiệt độ cơ thể trẻ 2 độ và cần phải duy trì nhiệt độ này trong suốt thời gian tắm. Ví dụ nhiệt độ khi bé sốt là 39 độ thì bạn hãy pha nước ở mức 37 độ.
Khi bị sốt, nếu được tắm đúng cách sẽ giúp trẻ hạ sốt hiệu quả hơn.
Khi bị sốt, nếu được tắm đúng cách sẽ giúp trẻ hạ sốt hiệu quả hơn.  
Bạn có thể tắm từ đầu trở xuống và tắm trong khoảng 5 phút. Sau rồi hãy lau thật khô người bé và mặc quần áo thông thoáng.
Nếu không đảm bảo có thể tắm đúng kỹ thuật nêu trên, thì tốt nhất bạn không nên tắm cho trẻ khi sốt, mà chỉ cần lau người và các khu vực: nách, cổ, bẹn, lưng để hạ sốt cho trẻ.
Những trường hợp nào không nên tắm cho trẻ?
Khi bé vừa tiêm phòng xong hoặc cơ thể bị tổn thương, chốc lở: Lúc này, tốt nhất không nên tắm cho trẻ vì khi đó da đang bị tổn thương, tắm cho trẻ rất dễ gây nhiễm trùng tại vết thương đó.
Khi bé đang bị cảm lạnh, nôn nhiều, tiêu chảy: Khi trẻ bị các triệu chứng trên, tốt nhất không nên tắm cho trẻ mà chỉ cần lau người.
Khi trẻ ăn no xong: Lúc này những mạch máu dưới da bị giãn nở khiến lưu lượng máu dồn đến đây nhiều trong khi đó lượng máu ở phần bụng tương đối ít, từ đó ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của bé. Ngoài ra, nếu vừa ăn no xong tắm, trẻ sẽ rất dễ bị nôn, trớ.

Nhận diện bệnh tự kỷ ở trẻ

- Bệnh tự kỷ đang gia tăng ở Việt Nam và người ta vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Dưới đây là một vài cách giúp bạn nhận diện căn bệnh.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Dấu hiệu sớm của trẻ tự kỷ: TS Tâm lý Nguyễn Minh Đức, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu trẻ em và tâm lý bệnh trẻ em, người đã có nhiều công trình nghiên cứu về căn bệnh này chỉ ra những đặc điểm khác biệt giữa trẻ bình thường và trẻ tự kỷ.

Ca ghép gan người lớn thứ 2 chuẩn bị xuất viện

(Kiến Thức) - Sau hơn 34 ngày thực hiện ca ghép gan, ông H.C.T (50 tuổi, ngụ tại TP.HCM), hiện đã hồi phục tốt và có thể xuất viện ngay trong tuần này.

Ngày 18/9, TS BS Phạm Hữu Thiện Chí, Phó khoa ngoại Gan Mật Tụy BV Chợ Rẫy TP.HCM, cho biết, 34 ngày sau khi thực hiện ca ghép gan, hiện sức khỏe của ông H.C.T tiến triển tốt, tất cả các chỉ số về gan đã ổn định. Dự kiến ông H.C.T sẽ xuất viện trong tuần này.
Trường hợp ghép gan của ông H.C.T là ca ghép gan thứ 2 với sự hỗ trợ của đoàn chuyên gia từ Bệnh viện Asan (Hàn Quốc) được thực hiện tại BV Chợ Rẫy, và là một trong những ca ghép gan người lớn thành công đầu tiên tại khu vực phía Nam. Trước đó, năm 2012, BV Chợ Rẫy cũng đã thực hiện một ca ghép gan người lớn.