Công ty TNHH Liên Sen bị xử phạt 80 triệu đồng

Cục An toàn thực phẩm vừa công bố xử phạt Công ty TNHH Liên Sen (TP HCM) 80 triệu đồng do vi phạm về ghi nhãn hàng hóa với 4 lô sản phẩm phụ gia (bột ngọt).

Ngày 10/7, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), vừa công bố danh sách xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm trong 3 tháng (từ 1/4 đến 1/7), nhiều doanh nghiệp đã bị xử phạt hành chính vì vi phạm các quy định về chất lượng, ghi nhãn, quảng cáo và điều kiện an toàn thực phẩm.

Trong đó, Công ty TNHH Liên Sen, địa chỉ số 19, đường 44, Khu phố 1, Tổ 6, quận 8 (cũ), TP HCM vi phạm nghiêm trọng nhất, bị xử phạt 80 triệu đồng vì vi phạm về ghi nhãn hàng hóa với 4 lô sản phẩm phụ gia (bột ngọt).

Tạm dừng lưu thông 4 loại phụ gia thực phẩm do Công ty Liên Sen nhập khẩu.

Tạm dừng lưu thông 4 loại phụ gia thực phẩm do Công ty Liên Sen nhập khẩu.

Cục An toàn thực phẩm yêu cầu Công ty TNHH Liên Sen thu hồi hàng hóa và buộc ghi nhãn hàng hóa theo đúng quy định trước khi tiếp tục lưu thông đối với lô sản phẩm phụ gia thực phẩm Monosodium L - Glutamate, quy cách đóng gói 25kg, số lô D2502060-13X, ngày sản xuất 26/02/2025, hạn sử dụng 25/2/2028 (nhãn phụ);

Buộc thu hồi và tiêu hủy nhãn hàng hóa vi phạm đối với 3 lô sản phẩm Phụ gia thực phẩm Monosodium L - Glutamate Bột ngọt (mì chính) Han'ei Suru, quy cách đóng gói 1kg, ngày sản xuất 26/02/2025, hạn sử dụng 25/2/2027; Monosodium L - Glutamate Bột ngọt (mì chính) Han'ei Suru, quy cách đóng gói 300g, ngày sản xuất 26/02/2025, hạn sử dụng 25/2/2027; Monosodium L - Glutamate Bột ngọt (mì chính) Kimoto, quy cách đóng gói 350g, ngày sản xuất 26/02/2025, hạn sử dụng 25/2/2027.

Ảnh minh họa capecrystalbrands.
Ảnh minh họa capecrystalbrands.

Ngoài các cơ sở sản xuất thực phẩm, một số đơn vị thực hiện dịch vụ kiểm nghiệm, chứng nhận chất lượng cũng bị xử phạt. Công ty Cổ phần Dịch vụ Khoa học Công nghệ Thế Kỷ Mới và Công ty TNHH Công nghệ NHONHO đều bị phạt 75 triệu đồng do không tuân thủ quy trình, thủ tục đánh giá sự phù hợp đã được phê duyệt. Các công ty này còn phải thu hồi tổng cộng 183 phiếu kết quả kiểm nghiệm và nộp lại toàn bộ số lợi bất hợp pháp.

Trước đó, ngày 2/4/2025 Cục An toàn thực phẩm cũng đã đưa ra thông báo chính thức yêu cầu tạm dừng lưu thông 4 loại phụ gia thực phẩm nêu trên được nhập khẩu bởi Công ty TNHH Liên Sen, xuất xứ Trung Quốc. Do các sản phẩm này vi phạm quy định về ghi nhãn, bao gồm các thông tin không đầy đủ hoặc không chính xác về nguồn gốc, xuất xứ và các thông tin cần thiết khác để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

Công ty TNHH Phát Anh Minh bị thu hồi 2 mỹ phẩm vi phạm

Cục Quản lý Dược vừa đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc 2 sản phẩm mỹ phẩm của Công ty TNHH Phát Anh Minh vi phạm quy định ghi nhãn.

Cục Quản lý Dược đã ban hành Quyết định 1855/QLD-MP về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc 2 sản phẩm mỹ phẩm của Công ty TNHH Phát Anh Minh.

Cụ thể, 2 sản phẩm bị thu hồi gồm: Aquafresh Soft Mint (số tiếp nhận 264128/25/CBMP-QLD, cấp ngày 22/01/2025) và Aquafresh Clear Mint (số tiếp nhận 264127/25/CBMP-QLD, cấp ngày 22/01/2025).

Yêu cầu tạm dừng lưu thông nguyên liệu bột kem không sữa

26 bao bột kem không sữa do doanh nghiệp tự công bố bị yêu cầu tạm dừng lưu thông vì vi phạm ghi nhãn, giữa lúc thực phẩm chức năng bị siết quản lý.

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa ban hành Thông báo số 1155/TB-ATTP yêu cầu tạm dừng lưu thông nguyên liệu thực phẩm bột kem không sữa Almercrème R941 Non Dairy Creamer kể từ ngày 28/5/2025, do vi phạm nội dung bắt buộc ghi trên nhãn hàng hóa, cụ thể là thành phần sản phẩm.

Tổng số lô hàng bị tạm dừng lưu thông là 26 bao, mỗi bao nặng 25 kg, số lô 0009529937, ngày sản xuất 8/4/2025, hạn sử dụng đến 8/4/2027.

Bộ Y tế yêu cầu siết chặt quản lý kem chống nắng

Bộ Y tế yêu cầu toàn quốc siết chặt quản lý mỹ phẩm chống nắng, kiểm tra chỉ số SPF, ghi nhãn, thu hồi sản phẩm vi phạm nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống hàng giả, gian lận thương mại trong lĩnh vực dược, mỹ phẩm, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản yêu cầu các sở y tế trên toàn quốc và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng nhóm sản phẩm chống nắng.

Cụ thể, các sở y tế phải khẩn trương rà soát toàn bộ phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm có tính năng chống nắng đã được tiếp nhận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định hiện hành. Những hồ sơ không đạt yêu cầu phải bị thu hồi. Đồng thời, lực lượng chức năng cần tăng cường kiểm tra việc ghi nhãn, quảng cáo và xác minh chỉ số chống nắng (SPF) ghi trên sản phẩm.