Xa con để kiếm sống, giữ sợi dây yêu thương thế nào?

Nhiều cha mẹ chấp nhận xa con để đi làm ăn. Thế nhưng, khoảng cách địa lý cũng dễ trở thành khoảng cách tình cảm nếu không biết cách vun đắp.

Vì áp lực kinh tế, nhiều bậc cha mẹ chấp nhận rời quê hương, xa con cái để lên thành phố hoặc đi nước ngoài kiếm sống. Quyết định này mang lại thu nhập tuy nhiên để lại nhiều khoảng trống tình cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ.

h1.jpg
Ảnh minh họa/ Nguồn internet

Những điều cha mẹ cần cân nhắc trước khi rời xa con vì mưu sinh

Đánh giá thật kỹ hoàn cảnh gia đình

Trước khi quyết định đi làm xa, cha mẹ cần ngồi lại với nhau để tính toán cụ thể: Thu nhập thực tế khi đi xa có đủ bù đắp chi phí sinh hoạt, gửi tiền về và nuôi con hay không? Ai sẽ là người thay mình chăm sóc con, môi trường sống của trẻ có an toàn, lành mạnh hay không? Đôi khi, kiếm được nhiều tiền hơn chưa chắc đã bù đắp được những hệ lụy tinh thần mà con phải gánh chịu.

Sẵn sàng xây dựng cầu nối tình cảm

Khi đã xa con, cha mẹ phải ý thức rõ ràng: Khoảng cách địa lý rất dễ kéo giãn khoảng cách tinh thần. Vì vậy, dù bận rộn, cha mẹ cần duy trì thói quen gọi điện, nhắn tin, video call… để trẻ luôn cảm nhận được tình yêu thương. Những câu hỏi quan tâm hằng ngày, những lần kể chuyện trước giờ đi ngủ qua điện thoại đều rất quan trọng.

Chuẩn bị tâm lý và kỹ năng cho con

Cha mẹ nên trò chuyện trước với con, giải thích lý do đi làm xa, hứa hẹn về những lần trở về. Đối với trẻ nhỏ, sự vắng mặt của cha mẹ có thể khiến trẻ dễ bị tổn thương tâm lý, mặc cảm hoặc buồn tủi. Vì vậy, cần giúp trẻ hiểu đây chỉ là tạm thời, tình yêu cha mẹ dành cho con không hề thay đổi.

Chọn người thay thế vai trò chăm sóc đáng tin cậy

Nhiều gia đình để con cho ông bà, người thân chăm sóc. Điều quan trọng là phải trao đổi rõ ràng về cách nuôi dạy, kỷ luật, chăm sóc sức khỏe, giáo dục… để con vẫn nhận được sự quan tâm và nề nếp như khi có cha mẹ ở bên. Tránh để trẻ rơi vào tình trạng bị nuông chiều quá mức hoặc thiếu sự quản lý.

Lên kế hoạch đoàn tụ cụ thể

Xa con không nên là một quyết định vô thời hạn. Cha mẹ cần đặt mục tiêu rõ ràng bao lâu thì trở về, hoặc khi nào có thể đưa con đến nơi sinh sống mới cùng mình. Việc này giúp chính cha mẹ có thêm động lực, trẻ cũng có hy vọng để chờ đợi.

Học cách cân bằng giữa công việc và gia đình

Dù xa con vì mưu sinh, cha mẹ vẫn cần biết giữ sức khỏe, duy trì tinh thần tốt để còn làm chỗ dựa tinh thần vững chắc cho con. Đừng để cuộc mưu sinh quá tải khiến cha mẹ kiệt sức, stress và trở nên xa cách chính gia đình mình.

Không ai muốn rời xa con cái, nhưng vì cuộc sống, đôi khi cha mẹ buộc phải đưa ra lựa chọn khó khăn. Dù thế nào, hãy luôn nhớ tiền có thể kiếm lại, nhưng tình cảm gia đình nếu lỏng lẻo thì rất khó hàn gắn. Vì vậy, cân nhắc kỹ, chuẩn bị chu đáo và giữ sợi dây kết nối yêu thương là điều cha mẹ không bao giờ được phép lơ là.

Con cái thành công nhờ nền tảng gia đình

Một gia đình biết yêu thương đúng cách, định hướng mà không áp đặt, lắng nghe và tạo điều kiện phát triển sẽ là bệ phóng vững chắc giúp con bay xa.

Trong hành trình trưởng thành và phát triển của một con người, gia đình chính là cái nôi đầu tiên, nơi định hình nhân cách, thói quen và cả khát vọng sống. Thành công của một đứa trẻ không chỉ đến từ sự nỗ lực cá nhân hay môi trường xã hội bên ngoài, mà phần lớn được nuôi dưỡng từ nền tảng gia đình, nơi gieo những hạt mầm đầu tiên cho mọi giá trị sống.

4.jpg
Ảnh minh họa/ Nguồn Internet

Cãi nhau trước mặt con, hệ quả khó lường

Hãy chọn cách cư xử văn minh, kiềm chế cảm xúc và hơn hết, hãy đặt con cái vào vị trí trung tâm để cùng nhau xây dựng một mái ấm thật sự.

Trong đời sống gia đình, mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi. Bất đồng quan điểm, khác biệt tính cách hay áp lực kinh tế, công việc… là những nguyên nhân khiến vợ chồng dễ nổi nóng và tranh cãi. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là nhiều người lớn lại không ý thức được tác động của việc cãi vã trước mặt con cái. Một cuộc tranh cãi tưởng chừng chỉ là bộc phát cảm xúc nhất thời lại có thể để lại những hệ quả âm thầm nhưng sâu sắc đối với sự phát triển tâm lý, cảm xúc và nhân cách của trẻ.

1.jpg
Ảnh minh họa/ Nguồn Internet

Con cái tiêu xài hoang phí, trách nhiệm thuộc về ai?

Hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất, dạy con về giá trị lao động, từ chính thói quen chi tiêu trong gia đình... để con có khái niệm về quản lý tài chính.

Khi một đứa trẻ chưa kiếm ra tiền nhưng đã quen với việc tiêu tiền như người lớn, khi một bạn sinh viên không đi làm thêm nhưng chi tiêu hàng tháng vượt xa mức trung bình, đã đến lúc đặt câu hỏi nghiêm túc: Trách nhiệm thuộc về ai? Cha mẹ, những người đầu tiên có ảnh hưởng đến hành vi của con cái cần làm gì để điều chỉnh?

Khi tiêu xài trở thành biểu tượng sống của giới trẻ