Đặt stent graft cứu người phình động mạch chủ chậu dọa vỡ

Rất hiếm trường hợp phình động mạch chậu biểu hiện triệu chứng, hầu hết đều được chẩn đoán tình cờ khi người bệnh khám vì nguyên nhân khác.

Đau âm ỉ quanh rốn không ngờ bệnh đe dọa tính mạng

Ngày 10/7, các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí đã thực hiện kỹ thuật đặt stent graft điều trị cho người bệnh phình động mạch chủ bụng kích thước lớn, nguy cơ vỡ cao, đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau bụng âm ỉ quanh rốn khoảng 2 ngày trước nhập viện. Qua thăm khám lâm sàng và trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính động mạch chủ bụng, các bác sĩ xác định người bệnh bị phình động mạch chủ bụng dưới thận, kích thước lớn trên 5cm, phình động mạch chậu chung bên trái kích thước 2,1cm.

phinh-dong-mach-bung-2.jpg

Trước tổn thương động mạch chủ - chậu phức tạp, nguy cơ đe dọa tính mạng người bệnh, kíp bác sĩ chuyên khoa Tim mạch Can thiệp đã chỉ định và thực hiện can thiệp đặt stent graft, một phương pháp ít xâm lấn giúp loại bỏ túi phình động mạch chủ chậu một cách an toàn, ít biến chứng, hiệu quả cao mà không cần mổ mở.

Các bác sĩ đã tiến hành can thiệp qua đường động mạch đùi hai bên và đặt thành công stent graft động mạch chủ chậu, dưới sự hỗ trợ của hệ thống máy chụp mạch số hóa xóa nền (DSA). Người bệnh hoàn toàn tỉnh táo trong quá trình can thiệp, sức khỏe ổn định và đã được xuất viện.

Theo ThS.BS Nguyễn Quang Toản, Phó trưởng khoa Phẫu thuật Can thiệp tim mạch & Lồng ngực cho biết: “Kỹ thuật đặt stent graft là một bước tiến quan trọng trong điều trị các bệnh lý như: Phình động mạch chủ, lóc tách động mạch chủ, vỡ động mạch chủ do chấn thương….

Với ưu điểm ít xâm lấn, an toàn, ít biến chứng, thời gian phục hồi nhanh. Đây đã và đang là lựa chọn phù hợp với người bệnh lớn tuổi, có nhiều bệnh nền hoặc tình trạng bệnh nặng nguy kịch không thể phẫu thuật mở.

phinh-dong-mach-bung-1.jpg
Can thiệp đặt stent graft cho người bệnh - Ảnh BVCC

Nhiều nguyên nhân gây bệnh, 80% tử vong khi vỡ

TS.BS Nguyễn Anh Dũng, Trưởng khoa Ngoại Tim mạch – Lồng ngực, Trung tâm Tim mạch BVĐK Tâm Anh TP HCM cho biết, kích thước động mạch chậu bình thường khoảng 8-10 mm, to hơn là bị phình.

Có nhiều nguyên nhân gây phình động mạch chậu: Xơ vữa động mạch, nhiễm trùng, chấn thương do phẫu thuật vùng hông hoặc lưng dưới, tình trạng yếu bẩm sinh ở thành động mạch.

Bệnh lý này ít gặp với tỷ lệ thấp, khoảng 0,1% dân số. Phình động mạch chậu thường gặp nhất tại động mạch chậu chung 70%, động mạch chậu trong 10%, động mạch chậu ngoài chiếm khoảng 20%.

Điều đáng lo là rất hiếm trường hợp phình động mạch chậu biểu hiện triệu chứng, hầu hết đều được chẩn đoán tình cờ khi người bệnh khám vì nguyên nhân khác.

phinh-dong-mach-bung.jpg
Ê - kíp phẫu thuật can thiệp cho bệnh nhân - Ảnh BVCC

Đến khi khối phình to lên, chèn ép hoặc có biến chứng bóc tách hay vỡ, người bệnh mới nhập viện thì phải đối mặt với nguy cơ biến chứng và tử vong cao (80% bệnh nhân vỡ túi phình động mạch chậu có nguy cơ tử vong), cục máu đông hình thành trong túi phình có thể làm tắc động mạch ngoại biên, liệt chi thận chí cắt chân.

Chỉ một số ít người cảm nhận được triệu chứng ở giai đoạn đầu, bao gồm đau lưng, đau bụng dưới, đau bẹn… nhưng dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thần kinh, cơ xương khớp, tiêu hóa khác.

Yếu tố nguy cơ dẫn tới tình trạng phình động mạch chậu là người trên 60 tuổi, có bệnh nền tăng huyết áp hoặc rối loạn mỡ máu, hút thuốc lá. Để giảm rủi ro mắc bệnh, cần tránh xa thuốc lá, kiểm soát huyết áp và chỉ số cholesterol, duy trì lượng đường trong máu, giữ cân nặng khỏe mạnh, khám sức khỏe định kỳ.

Động tác đơn giản kiểm tra phình động mạch chủ

Một bác sĩ người Mỹ đã phát minh ra bài kiểm tra, chỉ cần động tác đơn giản là gập ngón tay cái lại... từ đó có thể biết được nguy cơ sưng, phình động mạch chủ.

Thông thường, thành động mạch chủ có tính đàn hồi cao, có thể giãn ra, co giãn và co lại theo mức huyết áp. Nhưng ở những bệnh nhân có một số vấn đề nhất định, chẳng hạn như bị huyết áp cao trong thời gian dài, có sự cứng lại của thành mạch máu xơ vữa động mạch (Atherosclerosis) sẽ làm thành động mạch yếu đi, hình thành chứng phình động mạch. Tình trạng này thường gặp ở bệnh nhân nam lớn tuổi.

Theo bác sĩ Joe Whittington, người Mỹ, chỉ cần động tác đơn giản là gập ngón tay cái lại, nó phản ánh độ co giãn của các mô liên kết, từ đó biết được nguy cơ sưng, phình động mạch chủ.

Kỳ tích cứu sống người Ba Lan lóc tách động mạch chủ ngực vỡ

Sự kết hợp giữa lóc tách và phình động mạch chủ kích thước quá lớn làm tăng vọt nguy cơ: Chảy máu không kiểm soát, suy đa tạng, tử vong ngay trên bàn mổ.

Giữa chuyến du lịch Việt Nam, một du khách Ba Lan 69 tuổi đối mặt tử thần khi động mạch chủ ngực - bụng bị lóc tách kèm khối phình khổng lồ sắp vỡ. Với bàn tay vàng của ê-kip Phẫu thuật Lồng ngực & Mạch máu - Bệnh viện Bạch Mai, sự phối hợp đa chuyên khoa nhịp nhàng và quy trình cấp cứu thần tốc, người bệnh không chỉ được cứu sống ngoạn mục mà còn hồi phục thần kỳ, viết tiếp hành trình khám phá Việt Nam.

Kỳ tích y khoa từ ca bệnh cực kỳ nguy kịch

Đặt stent graft điều trị phình động mạch chủ bụng nguy kịch

Thay vì phải mở bụng, đặt stent graft giúp rút ngắn quá trình can thiệp, giảm mất máu, nguy cơ biến chứng thấp, thời gian nằm viện chỉ vài ngày.

Đau bụng âm ỉ, suýt vỡ mạch máu

Ông N.Đ.T (82 tuổi, Tiên Yên, Quảng Ninh) có tiền sử suy tim, rung nhĩ, bệnh tim thiếu máu cục bộ đã từng đặt 2 stent mạch vành và đang điều trị nội khoa duy trì. Khoảng một tuần trước khi nhập viện, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng đau âm ỉ vùng bụng.