Nguy cơ gãy xương vì loãng xương tăng cao sau tuổi 50

Loãng xương là một bệnh lý xảy ra khi mật độ xương giảm dần theo thời gian, làm cho xương trở nên giòn và dễ gãy.

Loãng xương không chỉ là một bệnh lý về xương mà còn là một mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng sống của người cao tuổi. Khi mật độ xương giảm, xương trở nên giòn và dễ gãy ngay cả khi có va chạm nhẹ.

Loãng xương ở người cao tuổi ngày càng gia tăng

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ 3 phụ nữ trên 50 tuổi thì có 1 người mắc bệnh loãng xương, tỷ lệ này ở nam giới là 1/5. Ở Việt Nam, hơn 2 triệu người cao tuổi bị loãng xương, con số này ngày càng gia tăng do già hóa dân số. Hậu quả của loãng xương không chỉ là gãy xương mà còn ảnh hưởng đến khả năng vận động, sinh hoạt, tâm lý và tuổi thọ của người bệnh.

Th.S-BS Trần Hồng Thụy, Khoa Nội cơ xương khớp Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cho biết, loãng xương thường gặp ở phụ nữ sau mãn kinh và người cao tuổi nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến những người mắc các bệnh lý mãn tính như suy thận, bệnh lý nội tiết như cường giáp, hoặc những người có tiền sử gia đình mắc bệnh loãng xương.

Loãng xương ở người cao tuổi/ Ảnh minh hoạ-Internet
Loãng xương ở người cao tuổi/ Ảnh minh hoạ-Internet

Th.S-BS Nguyễn Châu Tuấn, Khoa Nội cơ xương khớp Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM nhấn mạnh: "Nam giới cũng không thoát khỏi nguy cơ loãng xương, sau 50 tuổi". Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tử vong sau gãy xương do loãng xương ở nam giới cao hơn so với nữ giới. Các yếu tố như hút thuốc, uống rượu bia, ít vận động và mắc các bệnh lý nội khoa khác cũng gia tăng nguy cơ loãng xương ở nam giới.

Dấu hiệu nhận biết loãng xương ở người cao tuổi

Loãng xương thường không có triệu chứng rõ rệt ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, người cao tuổi có thể gặp một số biểu hiện sau: Đau nhức xương khớp âm ỉ, đặc biệt là vùng lưng, hông; Giảm chiều cao rõ rệt (từ 2cm trở lên); Gù lưng, cong cột sống; Dễ bị gãy xương sau té ngã nhẹ hoặc va chạm không đáng kể; Mệt mỏi, giảm sức vận động, đi lại chậm chạp hơn trước.

Loãng xương có thể được ngăn ngừa và kiểm soát hiệu quả nếu người cao tuổi thực hiện lối sống lành mạnh, kiểm tra sức khỏe. mật độ xương định kỳ; Có chế độ dinh dưỡng phù hợp, đặc biệt ăn thực phẩm giàu can xi, vitamin D, magie, kẽm và vitamin K; Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khoảng 10-15 phút/ngày giúp cơ thể tổng hợp vitamin D tự nhiên; Luyện tập thể dục thường xuyên...

Nguyên nhân khiến nhiều người trẻ mắc bệnh loãng xương

Tỷ lệ loãng xương ở người trẻ đang có xu hướng gia tăng. Nếu không phát hiện và can thiệp kịp thời, loãng xương có thể dẫn đến gãy xương, thoái hóa khớp.

  • Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế) năm 2024 đã công bố nghiên cứu cảnh báo khoảng 6 - 7% người trưởng thành, trong độ tuổi 20 - 50, đã mắc loãng xương​.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính khiến tỷ lệ loãng xương ở người trẻ gia tăng trong nhiều năm gần đây là:

3 món từ rong biển giúp người lớn tuổi nhẹ bụng, chắc xương

3 món từ rong biển vừa ngon lại bổ, giúp người cao tuổi dễ tiêu, chắc xương, giảm chuột rút và cải thiện sức khỏe rõ rệt nếu ăn đều mỗi tuần.

Ở độ tuổi trung niên và cao tuổi, nhu cầu bổ sung canxi để phòng loãng xương, đau nhức khớp hay chuột rút là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, thay vì dùng viên uống bổ sung, nhiều người lựa chọn thực phẩm tự nhiên để cải thiện sức khỏe một cách an toàn và bền vững. Trong số đó, rong biển – loại thực phẩm giàu canxi, magiê và chất xơ – được ví như “vị thuốc quý từ đại dương”, dễ nấu, dễ ăn và hợp với người lớn tuổi.

Dưới đây là 3 món ăn từ rong biển đơn giản, ngon miệng, dễ chế biến tại nhà, đặc biệt phù hợp với người cao tuổi hoặc người muốn bổ sung canxi từ thực phẩm tự nhiên.

Cách điều trị biến chứng thường gặp do thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối không nguy hiểm tính mạng, nhưng bệnh nặng dần gây ảnh hưởng đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần... cần điều trị sớm.

Thoái hóa khớp gối là một trong những bệnh lý cơ xương khớp phổ biến, đặc biệt ở người cao tuổi và những người thường xuyên lao động nặng hoặc có thói quen vận động sai cách. Bệnh diễn tiến âm thầm nhưng kéo dài, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

thoai-hoa-2.jpg
TS.BS Lê Thị Bích Thủy kiểm tra tình trạng thoái hóa khớp gối của người bệnh - Ảnh BVCC