Dấu hiệu nhận biết sớm viêm cầu thận đừng bỏ qua

Bệnh có thể tiến triển âm thầm, nên đừng chủ quan khi có những biểu hiện. Phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong việc bảo tồn chức năng thận.

“Việc nhận biết sớm các dấu hiệu của viêm cầu thận là vô cùng quan trọng để điều trị kịp thời và ngăn ngừa biến chứng bệnh thận mạn tính. Bệnh có thể tiến triển âm thầm, nên đừng chủ quan khi có những biểu hiện sau đây”, ThS.BS. Cao Thị Như, Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu, Bệnh viện Bạch Mai lưu ý.

Viêm cầu thận có di truyền hay không?

ThS.BS. Cao Thị Như cho biết, viêm cầu thận là một thuật ngữ mô tả tình trạng viêm và tổn thương tại các cầu thận, là những đơn vị lọc vi thể trong thận. Tình trạng này làm suy giảm khả năng loại bỏ chất thải và dịch dư thừa trong cơ thể, có thể tiến triển thành suy thận nếu không được kiểm soát.

“Bệnh viêm cầu thận có di truyền không?” là một nỗi băn khoăn lớn ở mỗi bệnh nhân bị bệnh. Theo ThS.BS. Cao Thị Như, hầu hết không di truyền, nhưng có ngoại lệ.

Điều quan trọng cần làm rõ là hầu hết các trường hợp viêm cầu thận không phải là bệnh di truyền. Nghĩa là, bạn sẽ không mắc bệnh này chỉ vì bố mẹ bạn bị bệnh. Viêm cầu thận thường phát sinh do các nguyên nhân mắc phải”, ThS.BS. Cao Thị Như khẳng định.

viem-cau-than1.png
Viêm cầu thận - Ảnh minh họa/ Nguồn Internet

Các nguyên nhân phổ biến bao gồm:

Nhiễm trùng: Sau một đợt viêm họng do liên cầu khuẩn, một số người có thể phát triển viêm cầu thận cấp. Đây là một ví dụ điển hình về nguyên nhân nhiễm trùng.

Rối loạn tự miễn: Hệ miễn dịch của cơ thể đôi khi nhầm lẫn và tấn công chính các tế bào của mình, bao gồm cả cầu thận. Các bệnh như lupus ban đỏ hệ thống là một ví dụ.

Các yếu tố khác: Bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp không kiểm soát tốt trong thời gian dài cũng là những yếu tố nguy cơ quan trọng gây tổn thương cầu thận.

Ai có thể mắc viêm cầu thận di truyền?

Tuy hiếm gặp, một số dạng viêm cầu thận có bản chất di truyền rõ ràng.

Hội chứng Alport: Đây là rối loạn di truyền nổi bật nhất, không chỉ gây tổn thương thận tiến triển mà còn có thể ảnh hưởng đến thính lực và thị lực.

Tầm soát: Đối với các gia đình có tiền sử đã được xác định mắc Hội chứng Alport hoặc các bệnh thận di truyền khác, việc tư vấn và tầm soát sớm cho các thành viên là cực kỳ quan trọng.

bien-chung-viem-cau-than.jpg
Biến chứng viêm cầu thận - Ảnh minh họa nguồn Internet

Hiện tượng "xu hướng gia đình" - tương tác giữa gen và môi trường

Các bác sĩ đã quan sát thấy một số loại viêm cầu thận có xu hướng xuất hiện ở nhiều thành viên trong cùng gia đình. Điều này không đồng nghĩa với di truyền trực tiếp mà là kết quả của sự tương tác phức tạp.

Nền tảng di truyền chung: Các thành viên có thể cùng mang một số gen làm tăng tính nhạy cảm với bệnh, dù các gen này không trực tiếp gây bệnh.

Môi trường sống chung: Việc chia sẻ chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt và các yếu tố môi trường khác có thể đóng vai trò khởi phát bệnh.

Dấu hiệu nhận biết sớm

ThS.BS. Cao Thị Như đặc biệt lưu ý, việc nhận biết sớm các dấu hiệu của viêm cầu thận là vô cùng quan trọng để điều trị kịp thời và ngăn ngừa biến chứng bệnh thận mạn tính. Bệnh có thể tiến triển âm thầm, nên đừng chủ quan khi có những biểu hiện sau đây:

Phù: Sưng ở mặt, quanh mắt, bàn chân, mắt cá chân. Đây là dấu hiệu thường gặp do thận không thải được dịch dư thừa.

Đái máu: Nước tiểu có màu hồng, đỏ hoặc màu cola.

Tiểu bọt: Nước tiểu có nhiều bọt, đặc biệt là bọt lâu tan.

Tăng huyết áp: Huyết áp cao không rõ nguyên nhân, đặc biệt ở người trẻ.

Các triệu chứng toàn thân: Mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn và giảm số lượng nước tiểu thường xuất hiện khi chức năng thận đã suy giảm đáng kể.

"Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào kể trên, hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh thận, hãy chủ động tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.

Việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong việc bảo tồn chức năng thận và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh”, bác sĩ Cao Thị Như khuyến nghị.

Vì sao bệnh nhân viêm cầu thận nhiễm virus hay tái phát, chuyển biến nặng

Bệnh nhân mắc bệnh cầu thận thường được khuyên tránh để viêm họng hay nhiễm trùng đặc biệt là nhiễm một số virus đường hô hấp. Nhiễm bệnh dễ tái phát và biến chuyển nặng.

Lý do bệnh nhân mắc bệnh cầu thận khi nhiễm virus dễ tái phát bệnh thận do một số cơ chế sau:

Kích hoạt phản ứng miễn dịch bất thường gây nên tình trạng:

Đi tiểu ra máu, bé trai 7 tuổi mắc... viêm cầu thận cấp

Viêm cầu thận cấp là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây những tổn thương nghiêm trọng đến thận của trẻ.

Nhiều cha mẹ không khỏi lo lắng khi thấy con đột nhiên đi tiểu ra máu, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang mắc viêm cầu thận cấp. Nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành viêm cầu thận mạn tính đe dọa nghiêm trọng đến chức năng thận.

Thận trọng trước biểu hiện tiểu ra máu ở trẻ

Dấu hiệu bất thường trên cơ thể cảnh báo chức năng thận suy bị suy giảm

Khi các chức năng của thận trở nên suy yếu, nhiều bệnh lý có thể xuất hiện như sỏi thận, suy thận, viêm cầu thận, ung thư thận… khiến cuộc sống bị ảnh hưởng, thậm chí nguy hiểm tính mạng.

Thận được xem là một trong 5 cơ quan quan trọng nhất đối với sức khỏe con người, tương ứng với ngũ tạng là tâm - can - tỳ - phế - thận. Theo đó, thận đảm nhận chức năng lọc, đào thải chất cặn bã, độc tố và nước dư thừa ra ngoài cơ thể qua nước tiểu.

Bên cạnh đó, thận còn có nhiệm vụ điều tiết nồng độ chất điện giải, kiểm soát huyết áp và tham gia điều tiết sản sinh hồng cầu. Ngoài ra, thận còn giúp cơ thể tái hấp thu nước, các axit amin và sản xuất ra các hormon điều hòa cơ thể. Nếu chức năng thận kém đi sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của hệ bài tiết, gây ra hàng loạt các dấu hiệu bất thường.