Thực phẩm tốt cho sự hoạt động của tuyến giáp

Dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng, giúp tuyến giáp hoạt động khỏe mạnh, đồng thời hỗ trợ người có vấn đề tuyến giáp trong điều trị bệnh và phục hồi sức khỏe.

Thực phẩm giàu i-ốt

Nguyên nhân chính gây bệnh tuyến giáp thường là do thiếu hụt i-ốt trong chế độ ăn uống. Do đó, việc bổ sung i-ốt thông qua thực phẩm có thể giúp phòng tránh bệnh tuyến giáp một cách hiệu quả. I-ốt đóng vai trò quan trọng trong cân bằng nội tiết tố của tuyến giáp và thúc đẩy sản xuất các nội tiết tố cần thiết, giúp hạn chế việc hình thành khối u tuyến giáp.

Để phòng ngừa bệnh tuyến giáp, bạn nên tăng cường thực phẩm giàu i-ốt như rong biển, sử dụng muối i-ốt khi nấu ăn và ăn các thực phẩm từ hải sản. Tuy nên bổ sung i-ốt, nhưng bạn cũng cần kiểm soát duy trì ổn định lượng i-ốt ăn vào, vì sự thừa i-ốt có thể gây ra bệnh cường giáp.

Sữa chua

Sữa chua ít béo với hàm lượng i-ốt và vitamin D cao là một lựa chọn tốt cho sức khỏe của tuyến giáp. I-ốt đóng vai trò quan trọng trong sản xuất hormone tuyến giáp. Vitamin D tham gia vào việc điều hòa hệ thống miễn dịch, giúp ngăn ngừa bệnh Hashimoto. Do đó, sữa chua ít béo là một lựa chọn hợp lý cho người mắc bệnh tuyến giáp.

Quả hạch Brazil

Quả hạch Brazil chứa hàm lượng selen dồi dào giúp tăng cường chức năng tuyến giáp. Theo một đánh giá năm 2013 trên tạp chí Clinical Endocrinology, selen có thể giúp ngăn ngừa tổn thương tuyến giáp lâu dài ở những người có vấn đề liên quan đến tuyến giáp như bệnh Hashimoto và Graves. Tuy nhiên, nếu lạm dụng và tiêu thụ quá nhiều selen có thể gây hôi miệng, rụng tóc, móng tay đổi màu và thậm chí là suy tim.

Sữa

Sữa và các sản phẩm từ sữa là một trong những nguồn cung cấp i-ốt tốt nhất. Tuy nhiên, sữa có nguồn gốc thực vật, chẳng hạn như sữa đậu nành và hạnh nhân, lại chứa một lượng i-ốt tương đối nhỏ. Uống 1 cốc sữa bò ít béo sẽ đáp ứng được khoảng 1/3 nhu cầu i-ốt hàng ngày của bạn.

Thịt gà, thịt bò

Kẽm là một chất dinh dưỡng quan trọng đối với tuyến giáp, theo một số nghiên cứu, tiêu thụ quá ít kẽm có thể dẫn đến suy giáp. Thịt gà và thịt bò là những thực phẩm cung cấp protein, kẽm tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, kẽm cần thiết để điều chỉnh hormone tuyến giáp trong cơ thể nên người bệnh tuyến giáp có thể lựa chọn thịt gà, thịt bò bổ sung vào khẩu phần ăn.

Trứng

Trứng chứa nhiều i-ốt, selen, axit béo omega-3 và các chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho sức khỏe của tuyến giáp và hệ thống miễn dịch. Điều này giúp cải thiện sức khỏe của những người mắc bệnh tuyến giáp. Tuy trứng là nguồn cung cấp dinh dưỡng phong phú, nhưng việc tiêu thụ cần được kiểm soát để đảm bảo rằng không thừa quá mức. Người bệnh cần duy trì một chế độ ăn uống cân đối, đa dạng để tối ưu hóa việc cải thiện sức khỏe.

Táo

Một số nghiên cứu về dinh dưỡng đã chỉ ra rằng táo chứa i-ốt, giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tuyến giáp. Do đó, việc bổ sung táo vào chế độ dinh dưỡng là quan trọng cho người muốn phòng ngừa hoặc đang mắc bệnh về tuyến giáp. Ngoài việc ngăn ngừa bệnh lý liên quan đến tuyến giáp, táo cung cấp nhiều loại vitamin và chất chống oxy hóa, có lợi cho sức khỏe và củng cố hệ thống miễn dịch.

rau-mong-toi.jpg

Rau lá xanh

Chế độ ăn dành cho người mắc ung thư tuyến giáp cần bổ sung rau xanh lá vì chúng chứa nhiều magiê và khoáng chất, cung cấp dưỡng chất quan trọng để tăng cường quá trình trao đổi chất giữa tuyến giáp và cơ thể.

Có thể bổ sung các loại rau màu xanh đậm như rau mồng tơi, rau diếp cá, hoặc rau muống để cung cấp đủ magie, giúp giảm các triệu chứng đau cơ, mệt mỏi và ổn định nhịp tim.

Các loại hạt

Các loại hạt phổ biến như hạnh nhân, hạt điều và hạt bí là nguồn cung cấp magie tốt cho cơ thể, chúng cũng giàu protein thực vật, vitamin B, vitamin E, và các khoáng chất khác, tăng cường chức năng của tuyến giáp.

Hạt lanh chứa axit béo omega-3, có vai trò quan trọng đối với chức năng của tuyến giáp.

  • Một số vi chất dinh dưỡng quan trọng khác
  • Cũng giống như các cơ quan khác nhau trong cơ thể, tuyến giáp cần có đầy đủ các vi chất dinh dưỡng cần thiết khác để có thể hoạt động tốt, do đó một chế độ ăn đầy đủ các vi chất dinh dưỡng là rất cần thiết, đặc biệt là vitamin D, vitamin B12, Magie và sắt.

Nghẹn, khó thở đi khám không ngờ bướu giáp thòng trung thất

U tuyến giáp thòng trung thất dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: Chèn ép khí quản gây khó thở, khàn tiếng, khó nuốt, phù vùng ngực lan lên cổ, hai tay...

Ngày 1/7, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương cho biết đã tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho một bệnh nhân bị bướu giáp thòng trung thất. Đây là một ca bệnh được đánh giá có mức độ khó cao, thường phải chuyển tuyến trên, với triệu chứng nghẹn cổ, khó thở, đặc biệt khi nằm ngửa.

Bệnh nhân là cô Ma.Thị.T. (sinh năm 1974). Thời gian gần đây, bệnh nhân nhận thấy vùng cổ xuất hiện khối bướu ngày càng to, kèm cảm giác nghẹn và khó thở. Khi đi thăm khám tại một cơ sở y tế, phát hiện có khối bướu giáp lớn thòng xuống trung thất, được tư vấn đây là ca bệnh phức tạp, cần chuyển tuyến trên để xử trí.

Nhóm thực phẩm người tiểu đường nên tránh kẻo nguy hại thận

Người bệnh thận và tiểu đường nên hạn chế hoặc tránh thực phẩm chứa nhiều đường, natri, kali như thịt chế biến sẵn, nước ép trái cây, khoai tây.

Những thực phẩm người tiểu đường nên tránh

Thận đảm nhiệm nhiều chức năng như lọc máu, loại bỏ các chất thải, sản xuất hormone, tăng cường xương, điều chỉnh cân bằng chất lỏng và huyết áp.