Lợn nhiễm dịch tả châu Phi ra thị trường... nguy hại sao?

Khi ăn lợn bệnh có thể nhiễm một số vi khuẩn gây bệnh như vi khuẩn tả lợn, có thể sản sinh độc tố gây ngộ độc cấp tính, sốc nhiễm độc đe dọa tính mạng.

Nhiều vụ dịch tả lợn châu Phi bị bắt giữ

Liên tiếp các vụ lợn nhiễm dịch tả châu Phi bị bắt giữ trên đường vận chuyển, tuồn ra chợ, nhà hàng và quán ăn khiến người tiêu dùng vô cùng hoang mang, lo lắng.

Theo đó, 9h ngày 11/7, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Phú Thọ, tiến hành dừng kiểm tra một ô tô tải mang biển kiểm soát 37H-014.36 tại Km27+900, tuyến đường Hòa Lạc - Hòa Bình, đoạn qua địa bàn phường Kỳ Sơn, thị xã Phú Thọ. Phương tiện do ông Phạm Đình Duẩn (sinh năm 1983, trú tại xóm Nam Tiên, xã Đông Thành, tỉnh Nghệ An) điều khiển, đang lưu thông theo hướng Sơn La đi Hà Nội.

Tổ công tác phát hiện ô tô trên đang vận chuyển 190 con lợn. Tài xế không xuất trình được các giấy tờ cần thiết theo quy định, gồm Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, giấy phép vận chuyển và sổ theo dõi tiêm phòng.

Lực lượng chức năng tiến hành lấy mẫu và thực hiện xét nghiệm nhanh đối với đàn lợn trên xe. Kết quả cho thấy toàn bộ 190 con lợn đều dương tính với virus dịch tả lợn châu Phi.

a2-5817-1304.jpg
Kiểm tra lợn được bắt giữ tại Hòa Bình - Ảnh nguồn Internet

Trước đó, cơ quan điều tra Công an TP Hà Nội tạm giữ hình sự đối với nhiều đối tượng để điều tra, xử lý về hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm theo quy định pháp luật.

Theo đó, lực lượng chức năng liên ngành tại Hà Nội đã kiểm tra đột xuất một số cơ sở giết mổ và các kiot bán thịt lợn tại một số chợ tại Hà Nội, qua đó phát hiện số lượng lớn lợn còn sống có biểu hiện nhiễm bệnh, cũng như hàng tấn thịt lợn đã giết mổ đang chuẩn bị mang đi tiêu thụ.

Địa điểm tiêu thụ của số thịt lợn này là các chợ đầu mối, cũng như các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn TP Hà Nội. Các đối tượng với thủ đoạn mua lợn ốm với giá rẻ, sau khi giết mổ, sơ chế thịt lợn đã bán ra thị trường và thu lời bất chính hàng trăm triệu đồng.

Kết quả xét nghiệm cho thấy các mẫu thịt và nội tạng dương tính với virus dịch tả lợn châu Phi (ASF) - một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Theo quy định, sản phẩm từ lợn mắc bệnh không được phép sử dụng làm thực phẩm mà buộc phải tiêu hủy.

Không gây bệnh trực tiếp nhưng gián tiếp ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng

Theo ThS.BS Nguyễn Thị Ly, Bệnh viện Medlatec, dịch tả lợn châu Phi là một bệnh lây nhiễm do virus gây ra và có nguồn gốc đầu tiên từ châu Phi. Bệnh có thể bắt gặp ở bất kỳ loài lợn nào với khả năng lây lan vô cùng nhanh. Theo thống kê cho thấy, lợn nhiễm bệnh có tỷ lệ chết lên tới 100%.

Virus gây bệnh tả lợn có thể tìm thấy trong dịch bài tiết, trong máu hay các cơ quan của lợn mắc bệnh dịch tả lợn. Bệnh có khả năng lây lan kéo dài và trên phạm vi rộng bởi virus này có sức đề kháng cao. Cụ thể, chúng có thể tồn tại được từ 3 - 6 tháng ở nhiệt độ thường và có khả năng chịu được nhiệt độ thấp. Tuy nhiên, virus này sẽ chết ở nhiệt độ 56 độ C (trong 70 phút), 60 độ C (trong 20 phút) và ở nhiệt độ 70 độ C.

Con đường lây nhiễm bệnh dịch tả lợn thường là qua tiêu hóa và hô hấp. Bệnh có thể lây lan thông qua tiếp xúc (có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp) với những đồ vật có nhiễm virus như: Chuồng trại, lợn nhiễm bệnh, đồ dùng, dụng có nhiễm virus, phương tiện vận chuyển, thực phẩm chế biến từ lợn nhiễm bệnh,...

thit-heo-1303-1.jpg
Các đối tượng mua lợn bệnh giá rẻ rồi về giết mổ, bán ra thị trường. Ảnh: Công an Hà Nội

ThS.BS Nguyễn Thị Ly cho biết, virus tả lợn châu Phi (ASFV) tuy không trực tiếp lây sang người, không có mối đe dọa trực tiếp đến sức khỏe con người, nhưng lợn mắc bệnh dịch tả châu Phi có nguy cơ cao mắc các bệnh khác như tai xanh, cúm, thương hàn... Những bệnh này nguy hiểm cho con người, gây ra rối loạn tiêu hóa khi người ăn phải tiết canh hay thịt lợn bệnh chưa được nấu chín.

BSCKI Lê Văn Thiệu, khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, nguy cơ từ thịt lợn bệnh không chỉ dừng ở vi khuẩn mà còn liên quan đến độc tố, nhiệt độ cao cũng không thể phá hủy hoàn toàn.

Lợn mắc bệnh thường nhiễm nhiều loại vi khuẩn, ký sinh trùng và virus. Khi con người tiêu thụ thịt từ những con vật mắc bệnh hoặc chết vì bệnh, nguy cơ ngộ độc thực phẩm và mắc các bệnh truyền nhiễm là rất lớn.

Những vi khuẩn như Salmonella, E.coli hay Listeria có thể tồn tại trong thịt lợn bệnh, gây nên các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy cấp, nôn mửa và sốt cao. Ở những nhóm đối tượng có sức đề kháng yếu như trẻ em, người già và phụ nữ mang thai, nguy cơ biến chứng nặng càng cao.

Đặc biệt, việc tiếp xúc lâu dài với lượng nhỏ độc tố tích tụ trong cơ thể còn có thể dẫn đến các tổn thương mạn tính ở gan, thận, hệ miễn dịch. Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra mối liên hệ giữa độc tố thực phẩm với nguy cơ gây ung thư.

BS Nguyễn Thành Úc, Phó Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa trung tâm tỉnh Tiền Giang cảnh báo, thịt lợn bệnh, dù được nấu chín kỹ, vẫn có thể dẫn đến nhiễm trùng nặng do 2 nguyên nhân sau:

Vi khuẩn còn sót lại: Một số vi khuẩn gây bệnh ở heo, như vi khuẩn liên cầu lợn, có khả năng kháng nhiệt cao. Nấu chín thông thường không thể tiêu diệt hoàn toàn những vi khuẩn này, đặc biệt là khi chúng ở sâu bên trong thịt dày. Khi ăn thịt heo bị nhiễm vi khuẩn này, vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa và gây ra nhiễm trùng.

Độc tố vi khuẩn: Theo BS Nguyễn Thành Úc, một số vi khuẩn gây bệnh ở heo, như vi khuẩn tả lợn, có thể sản sinh độc tố. Độc tố này không bị tiêu hủy bởi nhiệt độ nấu nướng thông thường. Độc tố do vi khuẩn tả lợn sản sinh, có tên khoa học là Shiga-like toxin (SLT), có thể bị bất hoạt ở các mức nhiệt độ khác nhau tùy thuộc vào thời gian nấu nướng.

Việc ăn phải thịt chứa độc tố có thể gây ngộ độc cấp tính, với các biểu hiện như nôn mửa dữ dội, đau bụng, tiêu chảy, sốt cao và tụt huyết áp. Trong những trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể rơi vào tình trạng sốc nhiễm độc, nhiễm trùng máu, sốc nhiễm độc... đe dọa trực tiếp tính mạng.

Đặc biệt, thịt chứa độc tố hoặc đã bắt đầu phân hủy có thể không biểu hiện rõ ràng qua màu sắc hay mùi vị. Điều này dễ khiến người tiêu dùng chủ quan khi lựa chọn thực phẩm, vô tình đưa những mối nguy tiềm ẩn vào bữa ăn gia đình.

Biện pháp phòng tránh dịch tả lợn châu Phi

Cho đến thời điểm hiện tại, dịch tả lợn châu Phi vẫn chưa vắc xin phòng ngừa cũng như thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, một số biện pháp có thể thực hiện giúp phòng tránh dịch tả lợn châu Phi như:

- Tại các cơ sở chăn nuôi và các điểm bán buôn: thường xuyên vệ sinh, sát trùng phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi và giết mổ lợn bằng vôi hoặc hóa chất.

- Đối với những người tham gia chăn nuôi: Vệ sinh cá nhân sạch sẽ sau khi tiếp xúc với lợn.

- Lập tức cách ly lợn nghi bị bệnh hoặc lợn bị bệnh.

- Tránh để mầm bệnh phát tán ra bên ngoài bằng cách diệt các sinh vật trung gian truyền bệnh như muỗi, ruồi,...

- Không mua bán lợn chưa xác định được nguồn gốc xuất xứ.

- Đảm bảo thức ăn hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi.

- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cơ sở chăn nuôi và các dụng cụ chăn nuôi.

Phát hiện xe chuyển lợn nhiễm dịch tả lợn Châu Phi

Cơ quan Công an tỉnh Phú Thọ phát hiện, xử lý một xe tải chở lợn thịt nhiễm virus dịch tả lợn châu Phi trên tuyến đường thuộc xã Tam Dương Bắc.

Ngày 11/7, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, Công an xã Tam Dương Bắc mới phát hiện vụ vận chuyển lợn nhiễm virus dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn. Cụ thể, chiều 9/7, Tổ công tác Công an xã Tam Dương Bắc phối hợp cùng cán bộ thú y - kiểm dịch đã phát hiện và ngăn chặn một xe tải vận chuyển lợn không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật theo quy định.

capture-2410.png
Qua xét nghiệm, các mẫu được xác định dương tính với virus dịch tả lợn Châu Phi.

Dịch tả lợn Châu Phi gia tăng tại Quảng Ngãi, dân lo lắng

Dịch tả lợn Châu Phi (ASF) đang có chiều hướng gia tăng tại Quảng Ngãi, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe người dân.

Từ đầu năm đến nay, cả nước đã xuất hiện trên 660 ổ Dịch tả lợn Châu Phi ASF, tại 44 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy trên 42,4 nghìn con. Tại Quảng Ngãi, dịch ASF đã xảy ra tại 26 xã của 10 huyện, thành phố, gồm: Sơn Tịnh, Bình Sơn, Nghĩa Hành, Tư Nghĩa, Ba Tơ, Sơn Tây, Sơn Hà, Trà Bồng, thị xã Đức Phổ và thành phố Quảng Ngãi.
Dich ta lon Chau Phi gia tang tai Quang Ngai, dan lo lang
Dịch tả lợn Châu Phi hoành hành tại Quảng Ngãi.
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi - Nguyễn Quang Trung cho biết, dịch bệnh ASF đang có chiều hướng gia tăng, nguy cơ lây lan diện rộng là rất cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung thực phẩm, chỉ số giá tiêu dùng, môi trường và sức khỏe người dân.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến dịch bệnh lây lan là do việc chăn nuôi chủ yếu nhỏ lẻ, chưa đảm bảo các điều kiện an toàn sinh học. Một số địa phương chưa thực hiện nghiêm túc công tác phòng, chống dịch. Tỷ lệ tiêm phòng rất thấp vì người dân chưa thực sự quan tâm hoặc còn e ngại tính hiệu quả của vắc xin, dù đã được Bộ NN&PTNT khuyến cáo sử dụng trên phạm vi toàn quốc từ tháng 7/2023.
Cùng với giá thức ăn chăn nuôi không ngừng tăng, dịch bệnh khiến người nuôi heo thua lỗ nặng. Nhìn khu chuồng trại trống không vì đàn heo hơn 50 con vừa chết hàng loạt vì dịch ASF, bà Nguyễn Thị Hiền, ở xã Tịnh Hà (huyện Sơn Tịnh) lại rơi nước mắt. Đây là lần thứ 3, gia đình bà Hiền rơi vào cảnh khốn đốn vì dịch ASF càn quét.
Bà Hiền kể, hơn 20 ngày trước, 6 con heo nái, trong đó có 3 con vừa sinh con có biểu hiện sốt cao, nằm bẹp xuống nền. Hết neo nái đến lượt heo thịt, heo con đều có biểu hiện tương tự rồi lăn đùng ra chết hàng loạt khiến cả gia đình bà Hiền mất ăn mất ngủ. Bà nhẩm tính, tổng thiệt hại không dưới 50 triệu đồng.

Xe tải chở 14 tấn heo bị dịch tả châu Phi về Hà Nội tiêu thụ

Trên đường vận chuyển 14 tấn heo bị dịch tả châu Phi từ Sơn La về Hà Nội tiêu thụ, xe tải bị lực lực lượng chức năng phát hiện.

Đêm 11/7, tại phường Kỳ Sơn, tỉnh Phú Thọ, trong lúc tuần tra, lực lương Công an tỉnh Phú Thọ phát hiện và lập biên bản đối với chủ xe ô tô BKS 37H-014.36. đang vận chuyển 190 con heo, khoảng 14 tấn, không có giấy kiểm dịch theo quy định.

Xe tải chở 14 tấn heo bị dịch tả châu Phi từ Sơn La và Hà Nội tiêu thụ. Ảnh: TTXVN
Xe tải chở 14 tấn heo bị dịch tả châu Phi từ Sơn La và Hà Nội tiêu thụ. Ảnh: TTXVN