Ăn chậm, lợi ích dài lâu

Nhiều người bận công việc mà quên mất bữa ăn cũng cần được chăm sóc. Chỉ cần tập ăn chậm, nhai kỹ, bạn đã giúp cơ thể khỏe mạnh hơn mỗi ngày.

Cuộc sống bận rộn khiến nhiều người coi bữa ăn chỉ là thủ tục lấp đầy dạ dày. Ít ai ngờ, chỉ cần thay đổi thói quen ăn chậm, nhai kỹ, cơ thể đã tránh được nhiều bệnh tật. Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định, ăn chậm không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn hỗ trợ giảm cân, cải thiện tinh thần và nâng cao chất lượng cuộc sống.

8-3269.jpg

Ảnh minh họa/ Nguồn internet

Thói quen ăn vội là thủ phạm gây hại sức khỏe

Thời gian biểu chật kín khiến nhiều người biến bữa ăn thành cuộc chạy đua với thời gian. Họ ăn nhanh, nuốt vội, thậm chí vừa ăn vừa làm việc, xem tivi, điện thoại. Thói quen này lâu dài sẽ làm hệ tiêu hóa quá tải vì thức ăn chưa được nghiền kỹ đã xuống dạ dày, làm tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, trào ngược thực quản.

Một nghiên cứu của Đại học Kyushu (Nhật Bản) thực hiện trên hơn 1.000 người trưởng thành cho thấy: nhóm người ăn nhanh có tỷ lệ béo phì cao hơn nhóm ăn chậm đến 42%. Ngoài ra, ăn nhanh cũng làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa. Đây là một nhóm các vấn đề sức khỏe liên quan đến mỡ máu, đường huyết và huyết áp.

Ăn chậm mang lại lợi ích đơn giản nhưng bền vững

Tốt cho tiêu hóa: Khi nhai kỹ, enzyme trong nước bọt được trộn đều với thức ăn, bắt đầu quá trình tiêu hóa ngay trong khoang miệng. Điều này giúp dạ dày và ruột làm việc nhẹ nhàng hơn, giảm các bệnh tiêu hóa thường gặp như đầy bụng, khó tiêu, táo bón.

Giúp kiểm soát cân nặng: Một lý do quan trọng khiến nhiều người giảm cân thất bại là thói quen ăn nhanh. Khi ăn chậm, tín hiệu no sẽ được não bộ ghi nhận kịp thời, hạn chế ăn quá mức. Chỉ cần ăn chậm hơn 5–10 phút mỗi bữa, bạn đã cắt giảm được 50–100 kcal mà không hề cảm thấy bị thiếu.

Tận hưởng bữa ăn, giảm căng thẳng: Bữa ăn không chỉ là thời gian nạp năng lượng mà còn là dịp thư giãn tinh thần. Ăn chậm giúp bạn cảm nhận rõ hương vị, màu sắc, kết cấu món ăn. Đây là điều mà nhiều người hiện đại đang đánh mất. Khi chú ý đến việc ăn, bạn cũng tạm rời xa điện thoại, công việc, đầu óc được nghỉ ngơi.

Tốt cho người cao tuổi và trẻ nhỏ: Đối với người cao tuổi, ăn chậm, nhai kỹ giúp tránh nguy cơ nghẹn, hóc. Với trẻ nhỏ, cha mẹ nên tập cho con thói quen này để hệ tiêu hóa non nớt không bị quá tải, hạn chế nôn trớ và giúp trẻ phát triển thói quen ăn uống lành mạnh suốt đời.

Mẹo đơn giản để tập ăn chậm

Dành trọn vẹn thời gian cho bữa ăn, tránh làm việc khác khi ăn.

Gắp lượng thức ăn nhỏ, nhai ít nhất 20–30 lần trước khi nuốt.

Đặt đũa xuống bàn sau mỗi miếng ăn, tránh vừa gắp vừa nhai.

Sắp xếp bàn ăn đẹp, tạo không khí thư giãn để ăn uống chậm rãi.

Nếu ăn cùng gia đình, hãy trò chuyện nhẹ nhàng, chia sẻ thay vì vội vã.

“Ăn chậm, nhai kỹ” nghe qua tưởng chừng đơn giản nhưng lại là bí quyết vàng cho sức khỏe. Đừng biến bữa ăn thành cuộc chạy đua với đồng hồ, hãy để thời gian ngắn ấy trở thành khoảng nghỉ quý giá cho dạ dày, tinh thần và cả vóc dáng. Chỉ cần thay đổi một thói quen nhỏ, bạn đã trao cho cơ thể cơ hội được khỏe mạnh hơn mỗi ngày.

Nữ bệnh nhân tắc ruột do thói quen nhai không kỹ

Hầu hết các trường hợp người bệnh tắc ruột do bã thức ăn đều phải điều trị bằng phương pháp phẫu thuật mới lấy khối bã ra ngoài.

Vừa qua, Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nữ T.C. 67 tuổi (Tân Phương, Thanh Thủy) vào viện trong tình trạng đau bụng vừng quanh rốn, có lúc đau theo cơn, kèm theo buồn nôn nhưng không nôn, đại tiện táo.

Thực đơn dinh dưỡng cân bằng cho trẻ

Bữa ăn cân bằng giúp trẻ đủ chất, khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Cha mẹ cần biết cách kết hợp thực phẩm đúng cách.

Mùa hè thời tiết nắng nóng dễ khiến trẻ mệt mỏi, chán ăn, ra nhiều mồ hôi và mất nước, thiếu hụt vi chất. Lúc này, việc xây dựng một thực đơn dinh dưỡng cân bằng, đa dạng, dễ tiêu hóa đóng vai trò quan trọng giúp trẻ duy trì sức khỏe, tăng sức đề kháng, phát triển đều đặn cả về thể chất lẫn tinh thần.

Khẩu phần ăn cần đảm bảo đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng chính: Chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Đồng thời ưu tiên món ăn thanh mát, dễ ăn, dễ tiêu, tăng cường bổ sung nước từ thực phẩm tự nhiên.

7 tác dụng của nấm hương

Không chỉ có giá thành phù hợp, hương vị thơm ngon, nấm hương còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe.

Phòng tránh thiếu máu

Nấm hương có thể hỗ trợ cơ thể trong việc tái tạo hồng cầu và tăng cường lưu thông máu, nhờ vào hàm lượng sắt, vitamin B dồi dào. Sắt trong nấm hương giúp tạo ra hemoglobin, một thành phần quan trọng của hồng cầu, có vai trò vận chuyển oxy trong máu. Vitamin B, đặc biệt là các loại như B12 và folate, cũng rất cần thiết cho quá trình sản xuất hồng cầu.