Lạm dụng tai nghe có thể gây điếc sớm

Tai nghe cần thiết khi học ngoại ngữ, xem phim, họp … Tuy nhiên, nếu lạm dụng thiết bị nhỏ bé này có thể để lại hậu quả lớn mà đôi khi phải trả giá cả đời.

Nếu để ý, bạn sẽ thấy không khó để bắt gặp hình ảnh người trẻ đeo tai nghe khi đi đường, ngồi quán cà phê, lúc tập gym, thậm chí vừa nằm ngủ vừa nghe nhạc, podcast.

3.jpg
Ảnh minh họa/ Nguồn internet

Với nhiều người, tai nghe còn là lá chắn để họ tách khỏi tiếng ồn, hay một cách để thoát khỏi áp lực cuộc sống. Tuy nhiên, việc nhét âm thanh trực tiếp vào ống tai với cường độ lớn trong thời gian dài thực sự là ác mộng đối với các tế bào lông thính giác, bộ phận đảm nhiệm chức năng tiếp nhận và truyền tải âm thanh lên não.

Nhiều người trẻ cho rằng chỉ khi nghe nhạc to mới đủ “đã”, đủ để át đi tiếng xe cộ, tiếng ồn xung quanh. Nhưng thực tế, việc duy trì âm lượng tai nghe ở mức trên 85 decibel (dB) đã vượt quá ngưỡng an toàn mà tai có thể chịu đựng.

Điếc sớm không còn là chuyện của người già

Mất thính lực lâu nay thường được gắn với người lớn tuổi. Nhưng hiện nay, các chuyên gia y tế đã cảnh báo tỷ lệ người trẻ bị suy giảm thính lực đang gia tăng nhanh chóng.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 50% thanh thiếu niên và người trưởng thành trẻ tuổi (12–35 tuổi) ở các nước phát triển tiếp xúc với mức âm thanh không an toàn, chủ yếu do thói quen nghe nhạc quá to qua tai nghe.

Một nghiên cứu khác chỉ ra, những người thường xuyên nghe tai nghe trên 1 giờ mỗi ngày, kéo dài nhiều năm, có nguy cơ điếc sớm gấp đôi so với nhóm nghe với tần suất hợp lý. Điều đáng lo ngại là quá trình suy giảm thính lực diễn ra rất âm thầm, ban đầu chỉ là ù tai, nghe kém một số tần số, lâu dần sẽ dẫn đến điếc vĩnh viễn.

Nguy cơ tiềm ẩn khác từ việc lạm dụng tai nghe

Không chỉ gây hại cho thính giác, việc đeo tai nghe còn kéo theo hàng loạt vấn đề sức khỏe khác:

Viêm tai ngoài, nấm tai: Tai nghe, nhất là loại nhét trong, nếu không được vệ sinh thường xuyên, dễ tích tụ bụi bẩn, vi khuẩn, nấm. Khi tiếp xúc với ống tai ẩm, chúng có thể gây viêm, nhiễm trùng, thậm chí thủng màng nhĩ.

Đau đầu, chóng mặt: Âm thanh lớn kích thích dây thần kinh thính giác quá mức, gây căng thẳng cho não bộ, làm giảm khả năng tập trung, gây đau đầu, mất ngủ.

Tăng nguy cơ tai nạn giao thông: Thói quen đeo tai nghe khi đi xe máy, xe đạp khiến người dùng dễ bị phân tâm, không kịp nghe còi xe, tiếng động bất ngờ, dẫn đến nhiều vụ tai nạn thương tâm.

Bảo vệ đôi tai từ những thói quen nhỏ

Mặc dù tổn thương thính lực do lạm dụng tai nghe thường khó phục hồi, nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu biết sử dụng tai nghe đúng cách. Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo:

Giữ âm lượng dưới 60% mức tối đa của thiết bị: Đây được coi là ngưỡng an toàn cho tai. Nếu bạn không nghe rõ khi để mức âm lượng thấp, hãy đổi sang tai nghe chụp tai cách âm thay vì tăng âm lượng.

Tuân thủ quy tắc 60–60: Nên giới hạn thời gian nghe nhạc hoặc âm thanh qua tai nghe ở mức tối đa 60 phút mỗi lần và giữ âm lượng ở mức không quá 60% âm lượng tối đa của thiết bị. Sau khi nghe 60 phút, bạn nên cho tai nghỉ ngơi ít nhất 5-10 phút trước khi tiếp tục.

Hạn chế đeo tai nghe nơi công cộng, khi tham gia giao thông: Điều này không chỉ bảo vệ thính lực mà còn đảm bảo an toàn cho bạn và những người xung quanh.

Vệ sinh tai nghe định kỳ: Lau sạch đầu tai nghe bằng cồn hoặc khăn kháng khuẩn, tránh dùng chung tai nghe với người khác để ngăn vi khuẩn lây chéo.

Khám thính lực định kỳ: Nếu thường xuyên nghe tai nghe nhiều giờ mỗi ngày, hoặc làm việc trong môi trường ồn ào, hãy kiểm tra sức khỏe tai ít nhất 1–2 lần/năm.

Đừng để mất thính lực vì sự chủ quan

Đôi tai giúp bạn kết nối với thế giới âm thanh kỳ diệu, từ tiếng chim hót buổi sáng, tiếng người thân, bạn bè cho đến những giai điệu bạn yêu thích. Một khi đã mất, thính lực rất khó phục hồi hoàn toàn.

Vì vậy, đừng để sự tiện lợi trước mắt trở thành cái giá đắt phải trả cho sức khỏe lâu dài. Bắt đầu ngay hôm nay, hãy điều chỉnh thói quen sử dụng tai nghe để bảo vệ đôi tai, món quà vô giá mà bạn chỉ có một lần trong đời.

Tắm đêm nước lạnh, thanh niên điếc hoàn toàn

Thói quen sinh hoạt không khoa học như thức khuya, tắm đêm, uống rượu bia, ăn uống thất thường, sử dụng tai nghe... đều là yếu tố nguy cơ dẫn đến điếc đột ngột.

Mất thính lực hoàn toàn sau tắm khuya

Nam bệnh nhân N.H.P (35 tuổi, trú tại Hà Nội) vừa nhập viện tại Trung tâm Khám chữa bệnh theo yêu cầu - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng tê bì nửa mặt trái, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, ù tai và nghe kém. Đáng chú ý, tai trái của anh mất thính lực hoàn toàn.

Đau tai sau đi bơi, nhiều người nhầm với viêm tai giữa

Nhiều người tưởng viêm tai giữa sau khi đi bơi, nhưng thực tế có thể chỉ là nút ráy tai tích tụ, gây đau, ù tai và giảm thính lực.

Nhiều người gặp phải tình trạng đau tai, ù tai, cảm giác đầy trong tai và nghe không rõ sau khi đi bơi, nhưng lại nhầm lẫn với viêm tai giữa. Một số trường hợp, bác sĩ phát hiện nguyên nhân thực sự là nút ráy tai làm tắc nghẽn ống tai.

Theo đó, anh P. đến Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7 với các triệu chứng đau tai, ù tai và nghe không rõ sau khi đi bơi. Ban đầu, anh nghĩ mình bị viêm tai giữa. Tuy nhiên, qua khám và nội soi, bác sĩ Trương Tấn Phát phát hiện anh bị tắc nghẽn ống tai do nút ráy tai, che khuất hoàn toàn màng nhĩ.

Biến chứng nguy hiểm của viêm tai xương chũm mãn tính

Khi có các biểu hiện của bệnh viêm tai giữa như: đau tai, ù tai, nghe kém... cần phải đi khám đúng chuyên khoa để được điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Mới đây, Bệnh viện Bà Rịa (Bà Rịa – Vũng Tàu) đã tiếp nhận trường hợp người bệnh S.Đ, 48 tuổi (Phước Hưng, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).