"Cò mồi" Phòng khám Sản phụ khoa Thu Hương ăn chia thế nào?

Nhóm cò mồi chèo kéo, dẫn khách đến Phòng khám Sản phụ khoa Thu Hương được trả công 10% trên tổng số tiền mà bệnh nhân phải đóng cho phòng khám.

Theo cơ quan chức năng, khoảng tháng 3/2024, Nguyễn Thị Thu Hương (45 tuổi, ở phường Bạch Mai, Hà Nội) mở phòng khám sản, phụ khoa tại số 44 Thợ Nhuộm (phường Cửa Nam, TP Hà Nội) để khám chữa các bệnh về sản phụ khoa, siêu âm.

Để phục vụ hoạt động của phòng khám, Hương thuê bác sĩ khám, chữa bệnh và móc nối với Lê Công Ngôi (41 tuổi, phường Vĩnh Hưng, Hà Nội) và Nguyễn Văn Tâm (42 tuổi, ở xã Trần Phú, Hà Nội), 2 "cò mồi" tại khu vực cổng Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện K, để đưa khách đến phòng khám của Hương.

Đề nghị Sở Y tế thành phố Hà Nội báo cáo công tác thẩm định cấp giấy phép hoạt động đối với Phòng khám chuyên khoa phụ sản Thu Hương/Ảnh ĐS&PL

Đề nghị Sở Y tế thành phố Hà Nội báo cáo công tác thẩm định cấp giấy phép hoạt động đối với Phòng khám chuyên khoa phụ sản Thu Hương/Ảnh ĐS&PL

Tại khu vực cổng bệnh viện, Tâm đứng ở điểm xe khách, xe taxi thường đón, trả khách để đón, dắt người bệnh ra chỗ Ngôi đứng. Còn Ngôi mặc áo bảo vệ màu xanh giống áo bảo vệ, nhân viên trông xe của Bệnh viện Phụ sản Trung ương để tiếp cận, chào mời người bệnh và đưa thông tin sai lệch bệnh viện đang sửa chữa, nếu muốn khám thì Ngôi sẽ dẫn đến phòng khám tư nhân bên ngoài có "bác sĩ Hương" là bác sĩ chuyên khoa sản của Bệnh viện Phụ sản Trung ương.

Khi Ngôi và Tâm dẫn khách đến phòng khám, Hương trả cho Ngôi và Tâm 10% trên tổng số tiền mà bệnh nhân phải đóng cho phòng khám. Đến ngày 2/7, nhóm đối tượng đã lừa được tổng cộng 123 triệu đồng từ 27 người, chủ yếu là phụ nữ đến khám sản, phụ khoa. Các nạn nhân được hướng dẫn vào phòng khám có biển hiệu Phòng khám Sản phụ khoa Thu Hương nhưng thực chất không có giấy phép hoạt động hợp pháp, bác sĩ khám cũng không có chứng chỉ hành nghề.

1.jpg
Các đối tượng bị tạm giữ. Ảnh: CACC

Qua xác minh, Nguyễn Thị Thu Hương chỉ học lớp điều dưỡng Trung cấp y, không phải là bác sĩ, không có chứng chỉ hành nghề, không được đào tạo hay tập huấn liên quan đến việc khám, chữa bệnh, xét nghiệm và kê đơn thuốc. Tuy nhiên, đối tượng này vẫn trực tiếp khám, xét nghiệm, kê đơn thuốc cho người bệnh.

Hiện cả 3 đối tượng đã bị tạm giữ để điều tra về hành vi vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác.

Liên quan sự việc, ngày 12/7 lãnh đạo Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã đề nghị Sở Y tế Hà Nội báo cáo công tác thẩm định cấp giấy phép hoạt động đối với Phòng khám Sản phụ khoa Thu Hương cũng như công tác kiểm tra, giám sát đối với phòng khám trên trong quá trình hoạt động từ khi cấp giấy phép đến thời điểm xảy ra sự việc.

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh nhận định đây là sự việc nghiêm trọng, có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cần được làm rõ trách nhiệm trong quản lý Nhà nước về hành nghề y tư nhân tại địa phương.

Bộ Y tế yêu cầu đảm bảo nguồn cung của thuốc Concerta

Công ty TNHH Johnson & Johnson (Việt Nam) thông báo khả năng thiếu tạm thời thuốc Concerta (Methylphenidat hydroclorid 36mg) do nhu cầu toàn cầu tăng lên.

Theo đó, ngày 10/7, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành văn bản số 1964/QLD-KD về việc đảm bảo cung ứng thuốc chứa hoạt chất Methylphenidat HCl.

Cục Quản lý Dược cho biết, đã nhận được văn thư số VN-LTR-CQ-004-2025-IM đề ngày 09/6/2025 của Công ty TNHH Johnson & Johnson (Việt Nam) về việc thông báo khả năng thiếu tạm thời thuốc Concerta (Methylphenidat hydroclorid 36mg) tại thị trường Việt Nam.

Bộ Y tế siết tình trạng bán thuốc không theo đơn

Từ ngày 1/10/2025, tất cả các bệnh viện phải thực hiện kê đơn thuốc điện tử. Đây là bước tiến rất lớn trong kiểm soát tình trạng bán thuốc không theo đơn.

Những điểm mới trong Thông tư 26/2025/TT-BYT vừa được Bộ Y tế ban hành sẽ siết chặt công tác kê đơn thuốc ngoại trú, thúc đẩy nhanh quá trình liên thông đơn thuốc điện tử quốc gia, triển khai bệnh án điện tử trên toàn quốc từ năm 2026.

Bên cạnh đó, Thông tư này còn yêu cầu bổ sung các trường thông tin bắt buộc trong đơn thuốc như số định danh cá nhân, số căn cước công dân, số căn cước hoặc số hộ chiếu của người bệnh.... và đưa ra quy định cụ thể về liều dùng, số lần dùng thuốc trong ngày, thời gian sử dụng. Thay đổi kỹ thuật nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn với người bệnh.

Bộ Y tế khuyến cáo không sử dụng sản phẩm An vị Mộc Linh

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa đưa ra khuyến cáo, người dân không sử dụng thực phẩm chức năng An vị Mộc Linh của Công ty Dược mỹ phẩm A-M.

Ngày 27/6, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thông tin về kết quả kiểm tra đột xuất đối với Công ty TNHH Phát triển Thương mại Dược mỹ phẩm A-M. Đây là đơn vị chịu trách nhiệm công bố và phân phối thực phẩm bảo vệ sức khỏe An vị Mộc Linh.

Trước đó, ngày 22/4/2025, Đoàn kiểm tra đột xuất của Cục An toàn thực phẩm đã tiến hành kiểm tra Công ty TNHH Phát triển Thương mại Dược mỹ phẩm A-M (địa chỉ trụ sở tại số 54A ngõ 192 Lê Trọng Tấn, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội). Công ty TNHH Phát triển Thương mại Dược mỹ phẩm A-M là thương nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe An vị Mộc Linh tại Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm số 6160/2021/ĐKSP ngày 06/07/2021). Sản phẩm được sản xuất tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Bảo Nguyên (Khu công nghiệp Đồng Văn I, phường Đồng Văn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam).