Nghẹn, khó thở đi khám không ngờ bướu giáp thòng trung thất

U tuyến giáp thòng trung thất dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: Chèn ép khí quản gây khó thở, khàn tiếng, khó nuốt, phù vùng ngực lan lên cổ, hai tay...

Ngày 1/7, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương cho biết đã tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho một bệnh nhân bị bướu giáp thòng trung thất. Đây là một ca bệnh được đánh giá có mức độ khó cao, thường phải chuyển tuyến trên, với triệu chứng nghẹn cổ, khó thở, đặc biệt khi nằm ngửa.

Bệnh nhân là cô Ma.Thị.T. (sinh năm 1974). Thời gian gần đây, bệnh nhân nhận thấy vùng cổ xuất hiện khối bướu ngày càng to, kèm cảm giác nghẹn và khó thở. Khi đi thăm khám tại một cơ sở y tế, phát hiện có khối bướu giáp lớn thòng xuống trung thất, được tư vấn đây là ca bệnh phức tạp, cần chuyển tuyến trên để xử trí.

Sau đó, bệnh nhân được gia đình đưa xuống Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương điều trị.

Qua thăm khám và thực hiện các cận lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh CT cho thấy: Khối u tuyến giáp kích thước lớn, thòng xuống trung thất trước, gây chèn ép đẩy lệch khí quản.

u-trong-trung-that-1.jpg
Hình ảnh u tuyến giáp thòng xuống trung thất, chèn ép khí quản - Ảnh BVCC

Tại khoa Ung Bướu, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp, kết hợp bóc tách phần u thòng trung thất qua đường cổ – thay vì tiếp cận qua xương ức như trong một số trường hợp tương tự. Ca phẫu thuật kéo dài hơn 3 giờ đồng hồ với sự phối hợp giữa các ê-kíp phẫu thuật, gây mê và hồi sức.

Khối bướu lớn, thòng sâu vào trung thất được bóc tách thành công mà không gây tổn thương khí quản, dây thần kinh thanh quản hay mạch máu lớn. Sau mổ, tình trạng bệnh nhân ổn định, phục hồi tốt, ăn uống bình thường và được xuất viện sau 5 ngày điều trị.

Theo bác sĩ Nghiêm Xuân Việt, Phó trưởng khoa Ung Bướu và chăm sóc giảm nhẹ, người trực tiếp thực hiện ca phẫu thuật – cho biết, u tuyến giáp thòng trung thất là tình trạng không hiếm gặp, nếu không được can thiệp đúng lúc có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: chèn ép khí quản gây khó thở, khàn tiếng do ảnh hưởng dây thần kinh thanh quản, khó nuốt do chèn ép thực quản, hoặc gây hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên gây hội chứng phù áo khoác, phù vùng ngực lan lên cổ, hai tay.

Đa số trường hợp có thể xử trí hiệu quả bằng phẫu thuật đường cổ nếu được chẩn đoán đúng và can thiệp kịp thời.

u-trong-trung-that-3.jpg
Ca phẫu thuật lấy u trung thất cho bệnh nhân - Ảnh BVCC

Do vậy, bác sĩ khuyến cáo người dân nên chủ động khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt khi nhận thấy bất thường ở vùng cổ như bướu lớn, khó thở, nuốt nghẹn, khàn tiếng kéo dài...

Khi phát hiện bướu giáp, cần được theo dõi và điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm. Việc phẫu thuật trong giai đoạn phù hợp sẽ giúp giảm nguy cơ và nâng cao hiệu quả điều trị.

Có thể ung thư và nhiều biến chứng đe dọa tính mạng

BS Bùi Quang Khánh, Bệnh viện Đa khoa Bãi Cháy cho biết đa số trường hợp u, bướu giáp thòng là lành tính, chỉ có 3-6 % là ác tính. Có hai nguyên nhân gây u, bướu giáp thòng: Nguyên nhân thứ phát do sự lớn dần và di chuyển xuống trung thất của bướu giáp.

Nguyên nhân nguyên phát – bướu giáp lạc chỗ, nằm hoàn toàn trong lồng ngực và không liên quan với cấu trúc tuyến giáp vùng cổ, còn gọi là bướu giáp chìm thật sự trong trung thất.

Bướu giáp thòng trung thất chiếm tỷ lệ nhỏ (3 – 20%) trong các trường hợp bướu giáp. Không chỉ xâm lấn hai thùy giáp, thực quản và khí quản, loại bướu này còn thòng xuống lồng ngực, chèn ép các mạch máu quan trọng gây triệu chứng tức ngực, khó thở, khàn giọng, nuốt nghẹn, thậm chí là hội chứng tĩnh mạch chủ trên.

Bệnh lý u tuyến giáp rất thường gặp, hơn 90% các u tuyến giáp được phát hiện là tổn thương lành tính như u dạng tuyến của tuyến giáp, viêm tuyến giáp, bướu giáp đa nhân và u nang tuyến giáp; chỉ 4,0% đến 6,5% là ung thư.

u-trong-trung-that-2.jpg
Phát hiện phẫu thuật sớm để tránh biến chứng nguy hiểm - Ảnh BVCC

U tuyến giáp biểu hiện triệu chứng khi nó đã phát triển lớn chèn ép và gây khó khăn cho các hoạt động thở và nuốt. U tuyến giáp kích thước lớn nếu không được phẫu thuật điều trị kịp thời có thể gây nên các triệu chứng khó nuốt, đau họng hoặc khó thở…, các biến chứng về xương khớp, tim mạch (nhịp tim nhanh, loạn nhịp và tăng huyết áp, tăng nguy cơ đột quỵ…)…

Các khối u, ung thư tuyến giáp có thể phát hiện sớm qua siêu âm vùng cổ, chẩn đoán tế bào học, chụp CT scan hoặc chụp MRI vùng cổ, ngực.

Với các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại này, bác sĩ có thể xác định và đánh giá chính xác vị trí, số lượng, kích thước, tính chất, sự xâm lấn của u giáp và hạch cổ với cơ quan xung quanh như khí quản, thực quản, phần mềm vùng cổ, đưa ra phương pháp điều trị tối ưu cho người bệnh.

Để phòng ngừa bệnh lý u, ung thư tuyến giáp, người dân nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần, tầm soát ung thư định kỳ, trong đó có siêu âm tuyến giáp.

Trường hợp thấy xuất hiện các triệu chứng như khó chịu trong cổ, nuốt khó, khàn giọng, ho dai dẳng, khối u ở cổ thì cần phải tới ngay các cơ sở y tế chuyên khoa nội tiết thăm khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cần thiết để tầm soát và phát hiện sớm.

Phát hiện u tuyến giáp từ một dấu hiệu nhiều người Việt chủ quan bỏ qua

Ung thư tuyến giáp thường không có triệu chứng rõ ràng và chỉ được phát hiện tình cờ qua siêu âm. Một số dấu hiệu có thể gặp bao gồm sờ thấy khối u ở cổ, khó nuốt, khó thở, đau khi nuốt, khàn giọng, sụt cân...

Tưởng hạch viêm lành tính không ngờ ung thư

Chị Hiền phát hiện khối u ở cổ khoảng một tháng trước. Ban đầu, chị nghĩ đây chỉ là hạch viêm lành tính và sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, sau hai tuần, khối u lớn dần, gây đau khi ấn vào, nên chị quyết định đến bệnh viện kiểm tra.

Đắp thuốc nam chữa u tuyến giáp, cụ bà 70 tuổi bị nhiễm trùng cổ nặng

Người bệnh u tuyến giáp không nên điều trị bệnh theo kiểu dân gian như đắp lá, đắp thuốc. Bởi các phương pháp này dễ gây ra các biến chứng nhiễm trùng, khiến bệnh trầm trọng hơn và việc điều trị khó khăn hơn.

Mới đây, khoa Ngoại Tổng Hợp - Chuyên khoa, Trung tâm Y tế huyện Yên Lập (Phú Thọ) đã tiếp nhận một trường bị nhiễm trùng ở vùng cổ do đắp thuốc nam chữa u tuyến giáp.

Qua khai thác bệnh sử, bệnh nhân P.T.T 71 tuổi, (Ngọc Lập, Yên Lập, Phú Thọ) trong một lần đi khám sức khoẻ định kì đã phát hiện có U tuyến giáp thay vì phải phẫu thuật mà bệnh nhân lựa chọn về đắp thuốc nam với hi vọng khỏi bệnh nhưng đến nay khối U to dần lên, nuốt nghẹn, căng tức nhiều vùng cổ và có dấu hiệu nhiễm trùng.

Cụ già 85 tuổi bị u tuyến giáp thòng trung thất, cách phát hiện sớm

Bướu giáp thòng trung thất chiếm tỷ lệ nhỏ (3 – 20%) trong các trường hợp bướu giáp. Không chỉ xâm lấn hai thùy giáp, thực quản và khí quản, loại bướu này còn thòng xuống lồng ngực, chèn ép các mạch máu quan trọng...

Tức ngực, khó thở... không ngờ u tuyến giáp “khổng lồ”

Ngày 25/2, Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) cho biết đã phẫu thuật thành công u tuyến giáp thòng trung thất hiếm gặp cho một cụ già.