Những thực phẩm, thức uống giúp giảm mỡ máu

Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, axit béo omega-3, tránh chất béo chuyển hóa, hạn chế đồ ăn vặt và các thức uống từ trà... góp phần giảm mỡ trong máu.

Cholesterol là một loại chất béo cần thiết cho cơ thể để tạo ra tế bào và hormone. Tuy nhiên, khi mức cholesterol xấu (LDL) tăng cao, nó có thể dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm như mỡ máu, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh là một trong những cách đơn giản để kiểm soát chỉ số. Dưới đây là các mẹo chọn thực phẩm, thức uống lành mạnh:

Nước chanh ấm kết hợp hạt lanh

Chanh chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa, giúp giảm viêm và căng thẳng oxy hóa. Pectin trong chanh là chất xơ hòa tan có khả năng hạ LDL. Hạt lanh cũng rất giàu axit béo omega 3 và lignan, giúp cải thiện mỡ máu đáng kể.

Ảnh minh hoạ/Internet

Trà xanh pha với bạc hà và gừng

Trà xanh nổi bật với hợp chất catechin có tác dụng giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt. Bạc hà giúp làm dịu dạ dày, trong khi gừng hỗ trợ lưu thông máu và giảm viêm, tạo nên một tổ hợp tốt cho tim mạch.

Nước ép củ cải đường và cà rốt

Củ cải đường giàu nitrat tự nhiên, giúp hạ huyết áp và cải thiện lưu thông máu. Cà rốt cung cấp beta carotene cùng chất xơ, hỗ trợ quá trình loại bỏ cholesterol ra khỏi cơ thể.

Nước ép dưa chuột kèm lá bạc hà

Dưa chuột giúp thanh lọc, cấp nước và hỗ trợ kiểm soát cân nặng. Khi kết hợp với bạc hà, đây là thức uống mát lành giúp thúc đẩy trao đổi chất và hỗ trợ quá trình giải độc tự nhiên.

Trà hoa dâm bụt

Trà từ cánh hoa dâm bụt khô có hàm lượng cao anthocyanin và chất chống oxy hóa. Các nghiên cứu cho thấy thức uống này giúp giảm cholesterol LDL rõ rệt nếu dùng đều đặn.

Sữa yến mạch

Không chỉ là lựa chọn thay thế sữa bò lành mạnh, sữa yến mạch còn chứa nhiều beta glucan – loại chất xơ hòa tan có tác dụng “cuốn trôi” cholesterol xấu khỏi đường ruột. Bạn có thể dùng sữa yến mạch cùng ngũ cốc, sinh tố hoặc pha cà phê để tăng hiệu quả bảo vệ tim mạch.

Ưu tiên thực phẩm có chỉ đường huyết thấp

Chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp giúp kiểm soát cả cholesterol và lượng đường trong máu. Các món ăn này khiến đường, cholesterol được giải phóng vào máu chậm hơn, ngăn ngừa tình trạng tăng đột ngột. Một số loại điển hình bao gồm các loại đậu (đậu xanh, đậu lăng), các loại hạt (hạnh nhân, óc chó) và ngũ cốc nguyên hạt (lúa mạch, yến mạch, gạo lứt).

Tăng cường axit béo omega-3

Axit béo omega-3 được biết với đặc tính chống viêm, góp phần kiểm soát cholesterol lành mạnh. Dù cá béo như cá hồi, cá trích, cá mòi cung cấp omega-3 dồi dào nhưng một số thực phẩm có nguồn gốc thực vật như quả óc chó, hạt lanh và hạt chia cũng giàu dưỡng chất này. Để có bữa ăn ngon và tốt cho sức khỏe tim mạch, bạn có thể thêm hạt chia hoặc hạt lanh vào món sinh tố, rắc lên món salad hoặc đồ ngọt.

Ăn các món giàu chất xơ trước

Bắt đầu mỗi bữa ăn với các món giàu chất xơ trước khi chuyển sang các món ăn đậm đà hơn hữu ích cho người mỡ máu cao. Chất xơ hỗ trợ tiêu hóa, ngăn chặn hấp thụ cholesterol. Dưỡng chất này có nhiều trong rau xanh (bông cải xanh, bina, cải xoăn), trái cây (táo, ổi, dâu tây), củ (khoai tây, khoai lang, củ dền). Thưởng thức một bát súp từ rau củ quả giàu chất xơ hoặc món salad tươi để tăng cảm giác no, ít bị cám dỗ bởi các món ăn có hàm lượng cholesterol cao.

Ảnh minh họa/Internet

Tránh ăn vặt

Sau bữa sáng hoặc bữa trưa thịnh soạn, hãy nghỉ ngơi vài giờ để tránh ăn vặt. Kiểu nhịn ăn gián đoạn này thúc đẩy cơ thể đốt cháy chất béo dự trữ, nhờ đó giảm mức cholesterol xấu. Nó còn giúp ổn định hệ tiêu hóa, nhất là sau khi dung nạp quá nhiều thực phẩm chứa hàm lượng calo cao.

Bổ sung thực phẩm giàu probiotic

Probiotic (lợi khuẩn) đóng vai trò thiết yếu trong việc cân bằng mức cholesterol. Ăn thực phẩm chứa lợi khuẩn như sữa chua, dưa muối, kim chi góp phần giảm hấp thụ cholesterol trong ruột.

Tránh chất béo chuyển hóa

Chất béo chuyển hóa là loại đã trải qua quá trình hydro hóa - quá trình biến đổi được sử dụng để đông đặc, bảo quản hoặc tinh chế. Những chất béo này được cơ thể chuyển hóa khác với chất béo thông thường và không theo hướng tích cực. Chúng làm giảm loại cholesterol tốt và tăng loại xấu. Chất béo này có nhiều trong bỏng ngô, đồ chiên và đồ ăn nhanh.

Loại thức uống giúp giảm mỡ nội tạng

Một nghiên cứu năm 2025 trên 45.000 người cho thấy, những người uống cà phê (trung bình 1,7 cốc mỗi ngày) có lượng mỡ nội tạng thấp hơn đáng kể so với người không uống.

Mỡ nội tạng là loại mỡ tập trung ở khoang bụng, bao quanh các cơ quan như dạ dày, gan, ruột, mang đến nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe và được xem là rất "cứng đầu", khó giảm.

Uống cà phê được xem là lựa chọn hiệu quả để giảm mỡ nội tạng. Và đây cũng là thói quen phổ biến hàng ngày của rất nhiều người.

Một nghiên cứu công bố từ Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ cho thấy, những phụ nữ uống 2-3 tách cà phê mỗi ngày có lượng mỡ trong cơ thể thấp hơn khoảng 3% so với những phụ nữ không uống cà phê. Những người đàn ông uống cà phê thường xuyên cũng có ít mỡ nội tạng và mỡ bụng hơn.

Tiến sĩ Lee Smith, Đại học Anglia Ruskin (Anh) cho biết, nghiên cứu trên cho thấy, các hợp chất hoạt tính sinh học trong cà phê có thể giúp điều chỉnh cân nặng, giảm mỡ, chống béo phì.

Loai thuc uong giup giam mo noi tang
 Ảnh minh hoạ/Internet

Theo các chuyên gia, khả năng tăng cường trao đổi chất của caffeine là lý do chính khiến cà phê có thể thúc đẩy giảm cân, giảm mỡ. Cà phê nhận được nhiều lời khen ngợi của các chuyên gia dinh dưỡng vì hàm lượng chất chống oxy hóa cao. Axit chlorogenic và cafestol có trong cà phê là hai chất chống oxy hóa có thể giúp điều chỉnh cân nặng cơ thể cũng như lượng mỡ nội tạng.

Một lợi ích tiềm năng khác của caffeine trong cà phê là có thể kích thích hệ thần kinh và có khả năng làm bớt cảm giác thèm ăn. Theo cách này, cà phê có thể góp phần làm giảm lượng calo nạp vào, gián tiếp làm giảm mỡ bụng theo thời gian. Tuy nhiên cần lưu ý, bản thân cà phê không phải là một bữa ăn, không thay thế cho bữa ăn. Điều quan trọng là phải tiêu thụ đủ chất dinh dưỡng và các bữa ăn cân bằng trong suốt cả ngày để có dinh dưỡng và sức khỏe tốt.

Để cà phê phát huy hiệu quả tốt trong việc giảm mỡ nội tạng thì nên hạn chế thêm đường và chất béo. Giải pháp tốt hơn để thưởng thức cà phê đó là thêm một chút sữa tươi hoặc các loại sữa thay thế như yến mạch hoặc hạnh nhân để đồ uống này trở nên dịu hơn, không quá đắng gắt mà không cần thêm nhiều đường.

Ngoài cà phê, để giảm mỡ nội tạng cần thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục (có thể lưu ý những bài tập chuyên để giảm mỡ) và duy trì các thói quen lành mạnh khác trong sinh hoạt đời thường.

Dấu hiệu cảnh báo mỡ máu cao vào buổi sáng

Một trong những dấu hiệu nổi bật khi bị mỡ máu cao là đau hoặc khó chịu ở ngực, đặc biệt sau khi thức dậy.

Mỡ máu cao thường không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu, nhưng nếu để lâu không điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như xơ vữa động mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim... Vì vậy, việc nhận biết sớm các dấu hiệu của mỡ máu cao là rất quan trọng để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến mà bạn cần chú ý, theo The Health Site.

Loại đồ uống giúp tăng cường lưu thông máu

Bên cạnh chế độ tập luyện, ăn uống lành mạnh, khoa học thì việc bổ sung một số đồ uống giúp tăng cường lưu thông máu, bảo vệ trái tim...

Máu lưu thông kém có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe như tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ và các vấn đề về tuần hoàn máu huyết khối tĩnh mạch sâu. Có nhiều thức uống tự nhiên có thể thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày để giúp cải thiện lưu thông máu huyết. Dưới đây là 5 loại đồ uống hỗ trợ lưu thông mạch máu và tránh tình trạng tắc nghẽn mạch máu.

Nước hạt sen
Hạt sen tác dụng thanh nhiệt, hạ lipid máu và bảo vệ sức khỏe mạch máu. Uống nước hạt sen đúng cách có thể hiệu quả trong việc giải nhiệt mùa hè, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giảm nóng gan, tim.
Các chất trong lõi hạt sen có thể hạ lipid máu và huyết áp, có thể loại bỏ mỡ thừa trong mạch máu, ngăn ngừa tắc nghẽn mạch máu.
Loai do uong giup tang cuong luu thong mau

Nước ép lựu và nước hạt sen giúp hỗ trợ lưu thông máu rất tốt.

Nước chanh ấm
Bắt đầu buổi sáng bằng một cốc nước ấm pha chanh có thể mang lại lợi ích rất lớn cho quá trình lưu thông máu của cơ thể. Chanh chứa nhiều vitamin C, giúp tăng cường sức khỏe mạch máu và cải thiện lưu lượng máu. Độ ấm của nước giúp mở rộng mạch máu, thúc đẩy quá trình lưu thông máu tốt hơn.
Thêm vào đó, thức uống này hỗ trợ giải độc cơ thể, khiến nó trở thành lựa chọn tuyệt vời cho những buổi sáng mùa đông lạnh giá. Tuy nhiên, nên uống bằng ống hút để chanh không tấn công men răng, những người bị trào ngược hay có bệnh dạ dày nên tránh uống lúc bụng đói.
Nước lá dâu tằm
Tác dụng của nước lá dâu tằm là làm sạch phổi, dưỡng ẩm cho phổi. Nó cũng có tác dụng kháng khuẩn, lợi tiểu và chống viêm. Uống nước lá dâu tằm cũng có thể điều chỉnh độ nhớt của máu trong cơ thể con người và giúp máu lưu thông.
Lá dâu tằm chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất, axit amin, carbohydrate và chất xơ thực vật. Loại nước này có tác dụng hạ huyết áp, lipid máu, chống lão hóa, tăng sức bền, hạ cholesterol, ức chế tích tụ mỡ, ức chế huyết khối, ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn có hại trong đường ruột. Tác dụng nổi bật nhất là ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
Nước ép lựu
Nước ép lựu chứa nhiều chất chống oxy hóa, là thức uống tuyệt vời giúp tăng cường lưu thông máu. Các chất chống oxy hóa có trong lựu có thể giúp giảm viêm và tăng lưu lượng máu. Thưởng thức một ly nước ép lựu có thể vừa giúp sảng khoái cơ thể, vừa bổ dưỡng, cung cấp nước trong mùa đông, đồng thời hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
Trà gừng tươi
Trà gừng là một lựa chọn tuyệt vời khác để giúp máu lưu thông. Gừng có tác dụng chống viêm và được biết đến là có tác dụng tăng cường lưu thông máu. Nhâm nhi trà gừng thường xuyên có thể làm ấm cơ thể vào những đêm đông lạnh giá, khiến đây trở thành thức uống hoàn hảo cho mùa này.
Chỉ cần ngâm vài lát gừng tươi trong nước sôi, thêm một chút mật ong để tạo vị ngọt và thưởng thức, tốt cho sức khỏe tim mạch.
Nước ép củ dền đỏ
Nước ép củ dền đỏ cũng là một lựa chọn tốt để tăng cường lưu thông máu. Củ dền đỏ có hàm lượng nitrat cao, chuyển hóa thành oxit nitric trong cơ thể, giúp thư giãn và mở rộng mạch máu. Điều này không chỉ cải thiện lưu lượng máu mà còn làm giảm huyết áp, khiến loại nước ép này trở thành một chất hỗ trợ tuyệt vời cho sức khỏe tim mạch. Bạn có thể trộn nước ép củ dền đỏ với táo hoặc cà rốt để tăng thêm hương vị và chất dinh dưỡng.
Trà xanh
Trà xanh được đánh giá cao vì nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm hỗ trợ lưu thông máu. Với nồng độ chất chống oxy hóa cao, trà xanh thúc đẩy chức năng mạch máu tốt hơn và cải thiện lưu lượng máu.
Uống trà xanh thường xuyên cũng có thể giúp điều chỉnh mức cholesterol, mang lại lợi ích cho trái tim. Vì vậy, hãy thưởng thức một tách trà xanh ấm vào buổi sáng hoặc buổi chiều để tận hưởng những lợi ích của nó.
Nước dừa
Nước dừa là một loại đồ uống giải khát hỗ trợ tuần hoàn rất tốt. Nước dừa chứa nhiều chất điện giải và giúp giữ nước, rất quan trọng cho lưu thông máu tốt.
Nước dừa cũng có thể hỗ trợ điều hòa huyết áp và thúc đẩy sức khỏe tim mạch nói chung. Hãy nhâm nhi nước dừa sau khi tập luyện hoặc thưởng thức trong suốt cả ngày để giữ nước.
Sữa nghệ
Một ly latte nghệ, thường được gọi là sữa vàng (sữa nghệ), là một thức uống tuyệt vời giúp thúc đẩy tuần hoàn và sức khỏe tim mạch. Nghệ có chứa curcumin, được biết đến với đặc tính chống viêm có thể tăng cường lưu lượng máu.
Để pha một ly latte nghệ, hãy trộn bột nghệ với sữa ấm, thêm một chút hạt tiêu đen để tăng khả năng hấp thụ curcumin và làm ngọt bằng mật ong hoặc xi-rô cây phong. Thức uống ấm này lý tưởng cho những buổi tối mùa đông lạnh giá.
Có nhiều cách để tăng cường lưu thông máu trong cơ thể, trong đó bổ sung đồ uống giàu dinh dưỡng vào thói quen hàng ngày rất quan trọng. Các loại nước ép trên chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng và vitamin thiết yếu. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào đối với chế độ ăn uống của mình, đặc biệt đối với những người có bệnh mạn tính hoặc đang dùng thuốc.