Mới U30 đã thường xuyên quên tắt nước nóng, đóng nắp thùng gạo

Chỉ mới 20-30 tuổi, không ít người trẻ giật mình khi biết mình bị mắc bệnh suy giảm nhận thức vốn chỉ thường gặp ở người cao tuổi.

N.M.T, đang là sinh viên năm 3 của một trường đại học trên địa bàn thành phố. Thời gian gần đây, M.T không thể tập trung vào bài học vì vừa nghe giảng hoặc đọc sách xong, cậu đã không nhớ gì cả. Nhất là vào giai đoạn thi cuối kỳ, M.T càng căng thẳng hơn vì càng cố gắng học, cậu càng nhanh quên.

Không chỉ không nhớ được bài vở, nhiều công việc đơn giản hàng ngày như tắt nước nóng, đóng nắp thùng gạo… cậu cũng không nhớ.

Lo ngại trước tình trạng quên liên tục diễn ra và kéo dài, M.T đã đến bệnh viện để kiểm tra. ThS.BS Hoàng Tiến Trọng Nghĩa, Chủ nhiệm khoa Nội thần kinh (Bệnh viện Quân y 175) cho biết, ca bệnh trên đã đến khám tại đơn vị Sa sút trí tuệ khoảng 1 tháng trước.

Kiểm tra mức độ suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ của người bệnh tại Bệnh viện Quân y 175. Ảnh: T.Chính

Sau khi làm bài kiểm tra thần kinh nhận thức cũng như khai thác kỹ tiền sử, các bác sĩ nhận định nam sinh bị hội chứng suy giảm nhận thức chủ quan do căng thẳng, stress, mất ngủ.

Bệnh nhân được hướng dẫn điều chỉnh giấc ngủ, điều trị bằng các phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc. Sau 3 tuần điều trị, khi tái khám, khả năng tập trung chú ý và trí nhớ của bệnh nhân cải thiện đáng kể.

Moi U30 da thuong xuyen quen tat nuoc nong, dong nap thung gao
Kiểm tra mức độ suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ của người bệnh tại Bệnh viện Quân y 175. Ảnh: T.Chính 

Một trường hợp khác là chị N.M, 28 tuổi, nhân viên văn phòng của một công ty đầu tư. Công việc của chị liên quan đến rất nhiều loại giấy tờ, hợp đồng, hoá đơn nên chị rất có ý thức rèn luyện trí nhớ. Tuy nhiên, khoảng nửa năm nay, khi tình hình tài chính khó khăn, công ty cắt giảm nhân sự, trong khi công việc  phải nhận nhiều hơn, lại ít có thời gian nghỉ ngơi... nên trong công việc chị liên tục mắc lỗi.

Bị nhắc nhở, chị càng căng thẳng nhiều hơn, dẫn đến không ăn, không ngủ được, tình trạng “nhớ nhớ quên quên” càng nặng khiến chị buộc phải xin nghỉ phép để đi điều trị.

Ngày càng nhiều người trẻ mắc bệnh “quên”

Chia sẻ tại hội thảo “Chẩn đoán và điều trị suy giảm nhận thức” diễn ra ngày 29/6 tại Bệnh viện Quân y 175, bác sĩ Hoàng Tiến Trọng Nghĩa cho biết, suy giảm nhận thức thường gặp ở người lớn tuổi, nhóm người mắc sa sút trí tuệ hay bệnh alzheimer. Tuy nhiên, hiện nay người trẻ đến bệnh viện khám với các triệu chứng hay quên ngày càng tăng.

Người bệnh đến khám tại khoa trong độ tuổi từ 20-50 chiếm đến 50%, đa phần trong tình trạng trí nhớ giảm sút. Tuy nhiên, khi thực hiện các bài kiểm tra, hầu hết các trường hợp này không thuộc dạng sa sút trí tuệ mà chủ yếu là suy giảm nhận thức.

Theo bác sĩ Nghĩa, suy giảm nhận thức ở người trẻ là căn bệnh có thể điều chỉnh được. Nguyên nhân có thể do stress, căng thẳng, rối loạn lo âu, mất ngủ… ảnh hưởng đến trí nhớ và tình trạng nhận thức của người trẻ.

Tại khoa còn có nhiều bệnh nhân suy giảm nhận thức chủ quan do lạm dụng rượu bia, sử dụng bóng cười, các chất kích thích... phải điều trị nội trú dài ngày.

Bác sĩ Nghĩa cho biết, sa sút trí tuệ và suy giảm nhận thức ngày càng phổ biến hơn trong cộng đồng. Việc chẩn đoán, điều trị vẫn gặp khó khăn do người dân chưa nhận thức về bệnh đầy đủ và đúng mức.

Nhiều người có triệu chứng nhẹ như lơ đãng, mất tập trung nhưng chủ quan không đi thăm khám. Bên cạnh đó, việc chẩn đoán, điều trị chuyên sâu còn hạn chế... 

Theo TS.BS Trần Công Thắng, Chủ tịch Hội bệnh alzheimer và rối loạn tâm lý nhận thức Việt Nam, sa sút trí tuệ là bệnh có thể phòng ngừa. Việc phát hiện và điều trị sớm có thể làm chậm tiến triển của bệnh, thậm chí đảo ngược tình hình.

Thống kê từ Liên đoàn bệnh alzheimer và sa sút trí tuệ thế giới cho hay, cứ 3 giây lại có một người suy giảm nhận thức tiến triển thành sa sút trí tuệ. Tại Việt Nam, năm 2022, ước tính có khoảng 500.000 người bệnh sa sút trí tuệ nhưng 75% không được chẩn đoán kịp thời.

Người khổng lồ từng tồn tại trên Trái đất, chuyên gia lý giải sao?

Bên cạnh những giai thoại về người khổng lồ, các chuyên gia đã ghi nhận một số người với chiều cao khủng. Điển hình là Robert Wadlow có chiều cao 2,72m. Chuyên gia đã lý giải chiều cao bất thường của họ.

Nguoi khong lo tung ton tai tren Trai dat, chuyen gia ly giai sao?
Nhiều nền văn minh cổ xưa có những giai thoại, truyền thuyết về người khổng lồ. Trong Kinh Thánh, người khổng lồ Goliath được mô tả sống ở thành phố Gath và có chiều cao khủng. Chiến binh này được cho là cao tới 2,38m. Từ đây, nhiều người tò mò người khổng lồ có thật hay không. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, trong suốt chiều dài lịch sử, một số người gây chú ý với chiều cao trên 2m. 

Nhà phố 3 tầng vừa có vườn vừa có nơi đỗ ô tô

Tại Thái Lan, có một gia chủ đã làm căn nhà 3 tầng hiện đại giữa thành phố, song vẫn có khu vườn nhỏ ở tầng 2 và chỗ đỗ xe ngay tại tầng 1.

Nha pho 3 tang vua co vuon vua co noi do o to
 Vấn đề khó khăn nhất với các gia đình sống giữa thành phố là thiếu không gian do đất chật, người đông. Tại Thái Lan, có một gia chủ đã làm căn nhà 3 tầng hiện đại theo thiết kế của công ty Inchan Atelier. Mặc dù căn nhà tọa lạc ở giữa thành phố, song vẫn có khu vườn nhỏ ở tầng 2 và chỗ đỗ xe ngay tại tầng 1 rất tiện lợi thay vì phải thuê chỗ đỗ xe bên ngoài. 
Nha pho 3 tang vua co vuon vua co noi do o to-Hinh-2
 Mặt tiền của căn nhà được xây dựng thoáng với các ô cửa, lùi vào phía sau để có không gian phía trước tầng 2 làm khu vườn và đặt chậu cây xanh. Căn nhà nằm trên khu đất 220m2 với 3 tầng. Trong đó khoảng phía trước tầng 1 được gia chủ tận dụng làm nơi đỗ xe.

Không phải ngộ độc chì, nhà soạn nhạc thiên tài Beethoven chết vì đâu?

Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia ở Trường y Harvard (Mỹ), nhà soạn nhạc thiên tài Beethoven không phải chết vì nhiễm độc chì. Mặc dù có nồng độ chì cao nhưng không đủ trở thành nguyên nhân gây tử vong.

Khong phai ngo doc chi, nha soan nhac thien tai Beethoven chet vi dau?
 Nhà soạn nhạc thiên tài người Đức Ludwig van Beethoven (1770 - 1827) là một trong những nhân vật có sức ảnh hưởng lớn nhất trong giới âm nhạc. Dù ông đã qua đời gần 200 năm nhưng những nhạc phẩm của ông vẫn vô cùng phổ biến, được các nghệ sĩ chơi trong nhiều buổi hòa nhạc tại các nhà hát lớn trên thế giới.