Thói quen "cắm rễ" trong toilet gây hại sức khỏe

Nhiều người có thói quen mang điện thoại vào toilet và “cắm rễ” hàng chục phút mỗi ngày mà không biết thói quen này đang âm thầm hủy hoại sức khỏe.

Khi nhà vệ sinh trở thành “phòng đa năng”

“Vào nhà vệ sinh mà không cầm điện thoại là thấy thiếu thiếu, như đang bỏ dở việc gì đó”, anh Hữu Tài 32 tuổi, (Hà Nội) chia sẻ. Mỗi lần “giải quyết nỗi buồn”, anh dành từ 15 - 30 phút chỉ để lướt mạng, chơi vài ván game. Điều đáng nói là, thời gian sử dụng nhà vệ sinh kéo dài hơn gấp ba lần mức cần thiết.

Tình trạng này phổ biến ở nhiều người trẻ tuổi, dân văn phòng, đặc biệt là những người có thói quen “sống ảo” hoặc lệ thuộc vào smartphone. Thậm chí, một số người còn xem nhà vệ sinh là nơi hiếm hoi để “được yên tĩnh”, tạm tránh xa công việc, gia đình, con cái.

43c77ef9cad87c8625c9.jpg
Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia y tế, việc ngồi quá lâu trong tư thế cố định trong nhà vệ sinh đặc biệt là trên bồn cầu, có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe như trĩ, đau cột sống, rối loạn tiêu hóa và nhiễm trùng đường tiểu. Tư thế ngồi lâu làm tăng áp lực lên vùng trực tràng, cản trở tuần hoàn máu.

Không chỉ vậy, nhà vệ sinh là môi trường có độ ẩm cao, nhiều vi khuẩn việc sử dụng điện thoại ở đây khiến thiết bị trở thành ổ chứa vi trùng di động, dễ gây mụn, viêm da hoặc nhiễm trùng chéo khi tiếp xúc với tay, mặt.

Vấn đề tâm lý và sự “nghiện ngập” công nghệ

Việc “cắm rễ” trong nhà vệ sinh còn phản ánh xu hướng lệ thuộc vào thiết bị điện tử. “Nhiều người không thể tách rời điện thoại, kể cả trong những lúc nên tập trung vào nhu cầu cơ bản như ăn uống hay đi vệ sinh. Đây là biểu hiện nhẹ của hội chứng FOMO (nỗi sợ bị bỏ lỡ)”, chuyên gia tâm lý Trần Khánh Linh nhận định.

Ngoài ra, thói quen này cũng cho thấy tình trạng mất cân bằng trong nhịp sống, khi người ta cần đến nhà vệ sinh như một cách để "trốn chạy" khỏi áp lực hoặc nạp lại năng lượng – điều lẽ ra nên làm thông qua nghỉ ngơi đúng nghĩa.

9ab1ce844ca5fafba3b4.jpg
Ảnh minh họa

Không mang điện thoại vào nhà vệ sinh có thể là bước đầu để giúp bản thân tập trung hơn vào sinh hoạt cá nhân và bảo vệ sức khỏe. Nhiều người sau khi thử “cai” thiết bị trong phòng tắm đã nhận ra họ tiết kiệm được 20–30 phút mỗi ngày, giảm đau lưng, cải thiện hệ tiêu hóa và ngủ ngon hơn.

“Giải pháp đơn giản là đặt một giới hạn: không dùng điện thoại ở khu vực nhà vệ sinh. Thay vào đó, có thể nghe nhạc thư giãn, hít thở sâu hoặc đơn giản là… tập trung vào việc mình đang làm,” chị Thanh Hà (TP HCM), người từng có thói quen ngồi trong toilet gần 40 phút, chia sẻ kinh nghiệm “cai nghiện” thành công.

Ngồi lâu có nguy cơ mắc bệnh gì

Ngày càng nhiều người dành 8-10 tiếng mỗi ngày để ngồi trước bàn làm việc mà không biết rằng thói quen này âm thầm tàn phá sức khỏe.

Trong xã hội hiện đại, hình ảnh những người ngồi lì bên bàn làm việc suốt 8-10 tiếng đã trở thành “chuyện thường ngày ở văn phòng”. Ít ai ngờ rằng, thói quen ngồi lâu không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, căng thẳng mà còn âm thầm kéo theo hàng loạt nguy cơ bệnh tật nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tuổi thọ.

a.jpg
Ảnh minh họa/ Nguồn internet

Thói quen ăn sáng tốt của người Nhật đáng học hỏi

Không chỉ đơn giản là ăn để no, bữa sáng với người Nhật là sự kết hợp giữa dinh dưỡng, văn hóa và tinh thần chánh niệm.

Người Nhật nổi tiếng với tuổi thọ cao, sức khỏe tốt và lối sống khoa học, trong đó chế độ ăn uống, đặc biệt là bữa sáng đóng vai trò không nhỏ. Trái ngược với xu hướng bỏ bữa hoặc ăn qua loa của nhiều người hiện đại, người Nhật xem bữa sáng là nền tảng quan trọng để bắt đầu một ngày mới một cách trọn vẹn.

Những thói quen ăn sáng của họ không chỉ thể hiện sự tinh tế trong văn hóa ẩm thực mà còn là bài học quý giá về sức khỏe đáng để chúng ta học hỏi và áp dụng.

Thói quen đơn giản giúp chân thon, dài

Có những thói quen đơn giản nhưng rất hiệu quả giúp các chị em có được một đôi chân thon thả, cân đối.

Không vắt chéo chân hay gác chân khi ngồi

Muốn giảm mỡ ở bắp chân, bắp đùi nhất định phải từ bỏ thói quen xấu này. Gác chân trong thời gian dài dễ dẫn đến lệch xương chậu, thậm chí là các vấn đề về khung xương của đôi chân. Khi một chân phải chịu trọng lượng nhiều hơn sẽ ảnh hưởng đến lưu thông máu, khiến chân bên to bên bé, không đều.