Học sinh TP HCM có tỷ lệ béo phì ở mức báo động

So với các dữ liệu được chuyên gia UNICEF Việt Nam đưa ra, tỷ lệ thừa cân, béo phì của học sinh TP HCM hiện nay ở mức báo động.

Tỷ lệ thừa cân, béo phì của học sinh ở TP HCM hiện nay lên tới 37%, ở mức báo động, cao hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình cả nước ghi nhận hồi năm 2020 (26,8%). Đây là thông tin vừa được Sở Y tế TPHCM công bố chiều 9/7 tại hội nghị "Sơ kết hoạt động chăm sóc sức khỏe người dân 6 tháng đầu năm 2025".

Theo đó, tính từ tháng 10/2024 tới nay, Sở Y tế TPHCM đã nhập dữ liệu thành công hơn 1,21 triệu học sinh các cấp, từ mầm non tới THPT, chiếm khoảng 72% so với tổng số học sinh trên địa bàn.

Dữ liệu cho thấy, có hơn 37% học sinh thừa cân, béo phì (hơn 20,69% thừa cân; 17% béo phì).

111.jpg
Nguyên nhân do chế độ dinh dưỡng không hợp lý và lối sống ít vận động/Ảnh minh họa-Danviet

Nhờ việc chuyển đổi số dữ liệu khám sức khỏe học sinh từ năm 2024, ngành y tế đã nhận diện được mô hình bệnh tật học, làm cơ sở quan trọng để triển khai các can thiệp y tế học đường. Dữ liệu này còn giúp theo dõi liên tục tình trạng sức khỏe của mỗi học sinh từ cấp mầm non đến cấp trung học phổ thông, tích hợp liên thông vào hồ sơ sức khỏe ngay khi ngành y tế triển khai.

Kết quả ban đầu cho thấy tình trạng thừa cân béo phì đang có xu hướng tăng ở mọi lứa tuổi. Các thống kê trước đó ghi nhận tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi của TP HCM năm 2017 là 11,1%, tăng lên 13,6% năm 2022 và hiện ở mức 19,02%, cao hơn trung bình toàn quốc. Ở lứa tuổi học đường, tỷ lệ trẻ béo phì của TP HCM cũng tăng nhanh.

Theo chuyên gia, tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em Việt Nam gia tăng. Cụ thể, ở nhóm trẻ từ 5 tới 19 tuổi, tỷ lệ thừa cân, béo phì đã tăng từ 8,5% hồi năm 2010 lên tới 19% vào năm 2020.

Riêng khu vực thành thị ở Việt Nam, tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì được ghi nhận 26,8% vào năm 2020. Trong khi đó, tỷ lệ này ở nông thôn là 18,3%, khu vực miền núi là 6,9%.

Chuyên gia UNICEF Việt Nam còn so sánh Việt Nam với các nước trong khu vực Đông Nam Á, ghi nhận vào năm 2020, tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì trung bình vào khoảng 17,3%.

Nếu so sánh riêng với các nước trong khu vực nhưng có mức thu nhập thấp và trung bình thì tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì của Việt Nam cao hơn rất nhiều.

Cụ thể, tỷ lệ này là 13,4% tại Campuchia; 16,6% tại Lào; 14,1% tại Myanmar; 14,5% tại Philippines; 18,0% tại Indonesia. Dữ liệu này được ghi nhận vào năm 2020.

Để phòng tránh thừa cân, béo phì trẻ nhỏ cần bổ sung dinh dưỡng hợp lý.

Chuyên gia cảnh báo, nếu không can thiệp hiệu quả, kịp thời, ước tính đến năm 2030, Việt Nam sẽ có gần 2 triệu trẻ em từ 5 tới 19 tuổi bị thừa cân, béo phì.

So với các dữ liệu được chuyên gia UNICEF Việt Nam đưa ra, tỷ lệ thừa cân, béo phì của học sinh ở TPHCM hiện nay (37%) ở mức báo động, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ trung bình cả nước ghi nhận hồi năm 2020 (26,8%).

Còn nếu so sánh với tỷ lệ thừa cân béo phì trung bình của trẻ ở các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, ghi nhận hồi năm 2020 là 17,3%, thì tình trạng thừa cân, béo phì của học sinh ở TPHCM ở mức "báo động đỏ".

TP HCM đặt mục tiêu kiểm soát tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi đạt mức nhỏ hơn 14%, trẻ 5-18 tuổi ở mức dưới 40% và người trưởng thành ở mức dưới 35% vào năm 2030.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), béo phì là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm, bao gồm các biến chứng về cơ xương, tiểu đường type 2, tăng nguy cơ các bệnh tim mạch và có mối liên quan đến 13 loại ung thư. Chi phí xã hội sẽ cao hơn do tình trạng sức khỏe liên quan đến thừa cân. Thế giới dự kiến phải chi trả 4 nghìn tỷ USD hàng năm kể từ 2035 để giải quyết các hệ lụy gây ra từ béo phì, tương đương 3% GDP toàn cầu.

Những tác hại khi cơ thể dư thừa đường

Việc tiêu thụ đường quá nhiều làm dư thừa năng lượng. Cho dù đường nhân tạo hay tự nhiên vẫn tăng đường máu, gây thừa cân, béo phì.

Khi cơ thể dung nạp quá ít đường hoặc quá thừa đường sẽ có những tác hại sau:

Gây ra tình trạng glucozo trong máu, làm cơ thể suy nhược, mệt mỏi

Lượng đường trong máu không ổn định sẽ dẫn tới mệt mỏi, đau đầu và thèm ăn đường nhiều hơn. Sự thèm thuồng đó chuẩn bị cho một chu kỳ nghiện đường mà mỗi khi bạn nạp thêm đường vào cơ thể bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn một cách tạm thời. Nhưng chỉ một vài giờ sau, bạn lại cảm thấy thèm đường và đói.

Làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, tiểu đường và bệnh tim

Những công trình nghiên cứu trên quy mô lớn đã chỉ ra rằng, càng ăn nhiều các loại thức ăn có hàm lượng glycemic cao (tác động nhanh chóng đến lượng đường trong máu) trong đó bao gồm các loại thức ăn có chứa đường thì nguy cơ trở nên béo phì, phát triển bệnh tiểu đường, bệnh tim ngày càng cao, có thể liên quan đến nhiều loại ung thư.

Đường có thể gây thương tổn cho tim và động mạch, tăng mức insulin, tăng nhịp tim, huyết áp và kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm. Người thường xuyên ăn nhiều đường có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ, động mạch vành cao hơn so với những người có chế độ ăn uống cân bằng.

Nhung tac hai khi co the du thua duong
Ảnh minh hoạ/Internet 

Cản trở chức năng miễn dịch của cơ thể

Những nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng đường ảnh hưởng không tốt đến sức đề kháng của cơ thể. Ăn nhiều đường sẽ làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu cơ thể. Dư thừa đường dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng, cảm cúm, cảm lạnh... do suy giảm hệ thống miễn dịch.

Gây thiếu chất crôm

Nếu bạn ăn quá nhiều đường và các loại thực phẩm giàu hydratcacbon đã qua tinh chế, rất có thể cơ thể bạn sẽ có dấu hiệu thiếu chất khoáng crôm mà một trong những chức năng chính của nó là giúp điều hòa lượng đường trong máu.

Crôm có nhiều trong các loại thịt, hải sản và thức ăn thực vật. Các loại tinh bột đã qua tinh chế và các loại thực phẩm nhiều hydratcacbon khác đã "cướp" mất nguồn cung cấp crôm trong các loại thực phẩm này.

Đẩy nhanh quá trình lão hoá

Một phần lượng đường bạn hấp thụ, sau khi vào trong máu cũng trở thành protein. Những phân tử mới này góp phần làm mất đi tính đàn hồi của các mô đang bị lão hoá, từ da cho đến các bộ phận và động mạch. Càng nhiều lượng đường lưu thông trong máu thì càng đẩy nhanh quá trình lão hoá.

Ngăn cản sự hấp thu các chất dinh dưỡng quan trọng

Những người ăn nhiều đường thì khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu rất thấp, đặc biệt là vitamin A, vitamin C, vitamin B12, canxi, phốtpho, magiê và sắt. Thật trớ trêu là những người hấp thụ nhiều đường nhất lại là trẻ em và thanh thiếu niên, những cá thể cần đến nhiều chất dinh dưỡng nhất.

Gây lo âu, trầm cảm

Lượng đường trong máu tăng cao có thể dẫn đến việc kích thích các hormone gây ra tình trạng cáu kỉnh, bực bội. Não cần một lượng nhất định glucose và insulin để hoạt động bình thường, tuy nhiên nếu bạn thừa đường trong cơ thể thì sẽ khiến não bị quá tải glucose và insulin, dẫn đến tình trạng lo lắng, bồn chồn, nguyên nhân gây bệnh trầm cảm.

Để bảo vệ cơ thể không mắc tiểu đường, béo phì, suy giảm miễn dịch.... hãy giảm lượng đường bằng cách: Hạn chế các loại bánh kẹo ngọt, socola, nước giải khát…; Bổ sung hoa quả tươi thay vì nước ép trái cây đóng hộp... Bên cạnh đó, việc thay đổi lối sống lành mạnh như tập thể dục thường xuyên, uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ, ngủ đủ giấc, kiểm soát khẩu phần ăn.... là những cách giúp bạn cải thiện sức khỏe, giảm lượng đường trong máu hiệu quả.

Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Đinh Trần Ngọc Mai (Khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Đại học y dược TPHCM), khi một người ăn đồ ngọt, hay các thức ăn có nhiều đường sẽ giúp tăng nồng độ serotonin trong não (hoóc môn tạo cảm giác tốt), làm cho người ăn cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ, đỡ căng thẳng hơn. Dần dần, chúng ta tạo ra thói quen tiêu thụ đồ ngọt và rất khó từ bỏ.
Trung bình có đến 90% người khi có trạng thái không tốt đã chọn ăn đồ ngọt để cải thiện tâm trạng. Ngoài hoóc môn serotonin, có rất nhiều hoóc môn giúp chúng ta cảm thấy thoải mái qua các hoạt động như tập luyện thể thao, đi chơi, làm việc mình mong muốn…
Tuy nhiên, việc ăn uống dễ thực hiện, cũng như một cách chiều chuộng bản thân, nên nhiều người ưu tiên ăn đồ ngọt hơn khi buồn bã, mệt mỏi, stress. Học sinh, người trẻ hay dùng nước ngọt có gas, trà sữa… thay nước, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Theo khuyến cáo, trong số năng lượng nạp mỗi ngày, chỉ nên có khoảng 5 - 10% từ đường. Nhưng hiện nay, đường rất dễ bị lạm dụng trong đồ ăn, thức uống. Cần hiểu rằng, đường chỉ cung cấp năng lượng, không có dinh dưỡng cần thiết như: vitamin, đạm, khoáng chất… Nếu ăn quá nhiều đường thì trở thành các chất gây hại, làm tích tụ mỡ.
Bác sĩ Đinh Trần Ngọc Mai phân tích: “Lúc này, nếu người ăn không kiểm soát được lượng đường dung nạp sẽ tăng nguy cơ đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, gây bệnh lý xơ vữa động mạch, thừa cân béo phì. Đó là chưa kể đến các biến chứng như: ngưng thở khi ngủ, gan nhiễm mỡ, hay bệnh lý xương khớp. Có bệnh nhân trẻ đến khám đã thừa nhận 1 ngày uống đến 2, 3 chai nước ngọt. Bệnh nhân không chỉ bị béo phì, đái tháo đường mà còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản khi đã thụ tinh nhân tạo nhiều lần mà không có kết quả”.

Giúp con giảm cân đúng cách

Nhiều cha mẹ lo lắng khi con thừa cân nhưng lại lúng túng không biết giảm cân sao cho an toàn. Nếu không đúng cách, việc ép cân có thể gây hại sức khỏe của trẻ.

Tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em đang là vấn đề báo động tại nhiều gia đình. Béo phì không chỉ ảnh hưởng ngoại hình mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, gan nhiễm mỡ, rối loạn chuyển hóa từ khi còn rất sớm. Tuy nhiên, giúp con giảm cân an toàn, hiệu quả lại không hề dễ nếu cha mẹ không hiểu đúng cách.

8-3907.jpg
Ảnh minh họa/ Nguồn internet

Phát hiện trẻ 19 tháng tuổi mang đột biến gene Thalassemia

Mới đây, Phòng khám Di truyền Medlatec ghi nhận một trường hợp trẻ nhỏ phát hiện mang đột biến gene Thalassemia từ biểu hiện thiếu máu.

Thalassemia, hay còn gọi là bệnh tan máu bẩm sinh, là bệnh lý di truyền thường gặp với tỷ lệ người lành mang gen bệnh cao, đặc biệt là dân số Đông Nam Á nói riêng và dân số Việt Nam nói chung. Bệnh Thalassemia không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống mà còn gây những hậu quả nghiêm trọng đến giống nòi.

Mới đây, trẻ nhi T.D.H.S (19 tháng tuổi, Bắc Ninh) được gia đình đưa đến thăm khám tại Phòng khám Di truyền Medlatec do mẹ từng phát hiện mang gene bệnh Thalassemia trong thai kỳ nhưng chưa làm xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán xác định.