
Trong "Tây du ký" của nhà văn Ngô Thừa Ân, hành trình đi Tây Trúc thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Ngộ tĩnh còn có sự đồng hành của Bạch Long Mã.

Bạch Long Mã vốn là Quảng Tấn - Tam Thái tử của Tây Hải Long Cung (em của Đông Hải Long Vương). Vợ của Bạch Long Mã là Vạn Thánh công chúa ngoại tình với Cửu Đầu Trùng. Sự việc này bị Tam Thái tử phát hiện.

Trong lúc giận dữ, Tam Thái tử không may phá hỏng viên dạ minh châu do Ngọc Hoàng tặng và bị cha bẩm báo lên Thiên Đình. Vậy nên, Tam Thái tử bị treo lên cửa Trời chờ định tội.

Nhờ được Bồ Tát xin cho, Tam Thái tử gia nhập đoàn thỉnh kinh của 4 thầy trò Đường Tăng để chuộc tội và xuất hiện trong hình dáng một con ngựa trắng, được gọi là Bạch Long Mã.

Trên đường phò tá Đường Tăng đi thỉnh kinh, Tôn Ngộ Không từng đến gặp Đông Hải Long Vương để xin mưa dù Tam Thái tử của Tây Hải Long Cung đi cùng.

Theo các nhà nghiên cứu, sở dĩ Tam Thái tử của Tây Hải Long Cung không thể giúp các sư huynh hô mưa gọi gió là vì một số lý do. Trong đó, sau khi biến thành ngựa cưỡi cho Đường Tăng, Bạch Long Mã không còn là rồng.

Tam Thái tử đã lấy hai hạt châu trên đỉnh đầu và một chiếc xương ngang giao cho Quan Âm Bồ Tát trong ngày gia nhập nhóm thỉnh kinh. Chỉ sau khi vào hồ Hóa Long, Bạch Long Mã mới có thể khôi phục lại hình dáng thành rồng. Do đó, trước khi lấy được chân kinh, Tam Thái tử không sở hữu năng lực của một con rồng.

Thêm nữa, dù là rồng nhưng Tam Thái tử cũng không thể tự ý tạo ra mưa. Nguyên do là bởi Long Vương Kính Hà cai quản việc làm mưa xuống trần gian cũng phải nghe theo mệnh lệnh của Ngọc Hoàng trên thiên đình.

Trong một lần tự ý thay đổi thời gian và lượng mưa lệch với chiếu chỉ từ thiên đình ban xuống, Long Vương Kính Hà bị xử tội khi quân và nhận bản án xử tử.

Do đó, Bạch Long Mã không dám ban mưa xuống trần khi đang cùng thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh. Ảnh trong bài mang tính minh họa.
Mời độc giả xem video: Hé lộ nền văn minh đã mất tích qua tàn tích khảo cổ.