Liên tục bị ngã khi đi bộ, đi khám phát hiện ung thư

Bác sĩ kiểm tra kỹ hơn xác nhận rằng ông Vương bị ung thư đại trực tràng giai đoạn cuối. Hóa ra, việc ông thường bị ngã khi đi bộ là do tê chân áp lực khối u.

Nếu chân bạn yếu khi đi lại và bị ngã liên tục thì hãy cẩn thận, có thể vấn đề bạn gặp phải không phải về cơ xương khớp đơn giản mà liên quan đến căn bệnh ung thư. Một người đàn ông 50 tuổi họ Vương được gia đình đưa đi cấp cứu vì bị ngã đột ngột khi đang đi bộ.
Khi bác sĩ mở hồ sơ bệnh án thì phát hiện ông Vương cũng vào viện vì bị ngã cách đây 5 ngày, chân không thể tự nhấc lên được. Bác sĩ Kha Thế Hữu - bác sĩ khoa cấp cứu suy đoán rằng có thể ông Vương bị tổn thương cột sống thắt lưng nên quyết định chụp X-quang kiểm tra.
Lien tuc bi nga khi di bo, di kham phat hien ung thu
 Bác sĩ Kha Thế Hữu chia sẻ về trường hợp bệnh.
Thế nhưng, sau khi xem phim chụp, bác sĩ rất ngạc nhiên khi thấy điều kỳ lạ. Kiểm tra sâu hơn xác nhận rằng ông Vương bị ung thư đại trực tràng giai đoạn cuối. Hoá ra, việc ông Vương thường bị ngã khi đi bộ là do tê chân áp lực khối u.
Trước khi phát hiện ra bệnh tình khoảng 3 tháng, ông Vương đã bước đi hơi lệch, dạo gần đây lại ngã liên tục, trong đó có hai lần ngã nặng, phải cấp cứu.
Lúc này, ông Vương được yêu cầu đứng dậy và đi lại, dù chân không đau nhưng ông chỉ có thể đi được vài bước với sự trợ giúp của xe lăn. Qua một loạt các xét nghiệm, kiểm tra, cho thấy đốt sống thắt lưng thứ 5 của ông Vương có khối u, khối u chèn ép dây thần kinh nên dù chân của bệnh nhân có thể nhấc lên một chút nhưng không thể đi lại bình thường. Chụp cộng hưởng từ xác nhận di căn của khối u phần nào đã ở giai đoạn cuối, có một số nốt nhỏ ở gan.
Qua trường hợp này, bác sĩ Kha Thế Hữu cảnh báo mọi người, nếu đi lại hay ngã, khó nhấc chân cao, đặc biệt triệu chứng ở cả hai chân thì không phải vấn đề đơn giản về cơ xương, hãy đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Đưa gần 70 triệu cho cô đồng "đúng nhận, sai cãi" để chữa ung thư?

Loại rau thơm mọc tốt như cỏ dại không ngờ toàn thân là kho báu

Không chỉ là loại gia vị được yêu thích, rau mùi còn có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người, không phải ai cũng biết.

Loai rau thom moc tot nhu co dai khong ngo toan than la kho bau

Rau mùi được ví như "kho dinh dưỡng"

Rau mùi vốn là loài thực vật có nguồn gốc từ vùng Tây Á, kéo dài đến châu Phi. Sau này chúng dần trở nên phổ biến và du nhập đến nhiều quốc gia vùng nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Loại rau thơm này thuộc dạng cây thân thảo, có chiều cao trung bình chỉ từ 30-50cm. Cây phân nhánh nhiều, các lá con có hình răng cưa mọc ra từ nhánh và tỏa mùi thơm nhẹ nhàng, dễ chịu. Cây có khả năng ra hoa, hoa của chúng có màu trắng hồng, nở ở đầu ngọn, mọc thành từng cụm với nhau. Sau khi hoa tàn sẽ tạo thành quả, quả có hình cầu, đường kính từ 2-4mm, được thu hoạch làm dược liệu hoặc bào chế thành các loại gia vị cho món ăn.

Từ lâu, y học cổ truyền đã sử dụng các bộ phận của cây rau mùi (bao gồm cả lá rau mùi) để chữa đau, tiêu viêm, các vấn đề về đường tiêu hóa và bệnh tiểu đường...

Trong một đánh giá công bố trên tạp chí Molecules, ngoài giá trị vitamin, rau mùi còn cung cấp các hợp chất quan trọng được gọi là chất chống oxy hóa. Polyphenol trong mùi làm giảm viêm và ngăn ngừa tổn thương tế bào – tổn thương có thể góp phần gây ra lão hóa sớm và tăng nguy cơ bệnh tật, theo báo VOV.

Không chỉ có mùi thơm đặc biệt, ít ai biết loại rau này còn là kho dinh dưỡng. Nó chứa các vitamin như A, C, nhóm B, K cùng lượng lớn canxi, sắt, phốt pho, magie cùng kali…

Một nghiên cứu đã chỉ ra, trong loại rau này rất giàu vitamin C. Cứ 100g rau mùi sẽ bổ sung 140 mg vitamin C, con số này gấp 5 lần so với chanh. Bên cạnh đó, trong loại rau này cũng có lượng beta-carotene cũng cao gấp 9 lần cà chua.

Chính nhờ hàm lượng dưỡng chất dồi dào mà ăn nhiều loại rau này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như: Cải thiện các vấn đề về tiêu hóa, giảm cholesterol, cung cấp các chất chống oxy hóa tự nhiên loại bỏ gốc tự do, giảm nguy cơ viêm nhiễm.

Đặc biệt, loại rau này còn có khả năng hạ huyết áp, lợi tiểu, kích thích bài tiết insulin nhờ đó ổn định đường huyết. Có thể nói toàn thân cây rau mùi đều là báu vật, không biết ăn nó thì quá đáng tiếc.

Có nhiều cách sử dụng rau mùi khác nhau, ngoài dùng làm rau gia vị bạn còn có thể muối chua ăn cũng rất ngon. Những cọng rau mùi giòn giòn, đậm vị, ăn món nào cũng hợp.

Loai rau thom moc tot nhu co dai khong ngo toan than la kho bau-Hinh-2

Không chỉ rau mùi hạt rau mùi cũng có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường và tăng huyết áp bằng cách giảm mức cholesterol. Ảnh minh họa.

Gợi ý một số cách sử dụng rau mùi tốt cho sức khỏe

Rửa sạch ăn rau mùi sống

Bạn có thể ăn rau mùi sống cùng với các loại rau ăn kèm khác hoặc có thể trộn thành salad rau ăn hàng ngày. Miễn sao trong quá trình sơ chế, bạn loại bỏ hết rễ và rửa sạch rau với nước muối loãng để diệt vi khuẩn.

Nước ép rau mùi

Theo Sức khỏe & Đời sống, ngoài việc ăn sống loại rau này, bạn còn có thể ép nước rau mùi để uống hàng ngày. Việc sử dụng nước ép hàng ngày sẽ mang lại cho bạn những lợi ích như sau:

- Giúp hỗ trợ giảm cân, giảm nguy cơ hình thành mỡ thừa trong cơ thể.

- Chữa rong kinh ở phụ nữ.

- Giúp làm giảm Cholesterol có hại trong máu.

- Giúp lợi tiểu.

- Giúp chống viêm, kháng khuẩn và làm đẹp da.

Những tác hại nếu lạm dụng rau mùi thường xuyên

Mặc dù có nhiều công dụng đối với sức khỏe, tuy nhiên nếu như bạn lạm dụng loại rau này quá mức sẽ phản tác dụng và gây nên những ảnh hưởng đối với sức khỏe.

Có thể gây tổn thương gan

Nếu ăn rau mùi chứa các hoạt chất chống oxy hóa mạnh có thể giúp bảo vệ gan. Thế nhưng nếu hấp thụ một lượng lớn các chất này sẽ khiến gan bị tổn thương, làm tăng tiết dịch mật và rối loạn chức năng gan.

Làm tụt huyết áp

Nếu ăn quá nhiều loại rau này có thể khiến bạn bị tụt giảm nghiêm trọng nitrat. Từ đó khiến huyết áp bị tụt nghiêm trọng, có thể gây ra bất tỉnh.

Ăn nhiều không tốt cho hệ tiêu hóa

Khi bạn ăn quá nhiều rau mùi, nó sẽ khiến bạn bị rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, tiêu chảy, nôn mửa do sự tăng tiết axit trong dạ dày gây ra.

Gây khô cổ họng, khó thở

Nếu như bạn mắc bệnh về hen suyễn hoặc hô hấp nói chung, tốt nhất không nên ăn rau mùi hoặc sử dụng một cách cực kỳ hạn chế. Bởi sử dụng quá nhiều loại rau này sẽ gây ra tình trạng khô cổ họng, khó thở,...

Ảnh hưởng đến nội tiết tố và các hormone của phụ nữ

Rau mùi được cho là có thể gây ảnh hưởng đến nội tiết tố và các hormone của phụ nữ khi mang thai nếu ăn quá nhiều loại rau này. Từ đó sẽ gây ra những ảnh hưởng trong quá trình phát triển của thai nhi, tăng nguy cơ mắc các dị tật nguy hiểm.

Một số lưu ý khi sử dụng rau mùi

Kông nên sử dụng quá 200ml nước ép mỗi tuần. Nếu uống quá nhiều có thể khiến làm tăng cảm giác buồn nôn, kích ứng dạ dày, đau dạ dày cấp,...

Không nên sử dụng nếu như bạn bị mẫn cảm hoặc dị ứng với rau trong quá trình ăn, uống nước ép. Bởi nó có thể khiến bạn bị nổi mẩn ngứa, viêm da dị ứng,...

Bạn đang gặp phải vấn đề về gan hoặc đang uống các loại thuốc chữa bệnh gan thì tuyệt đối không sử dụng rau mùi để ăn hàng ngày. Bởi loại rau này làm gia tăng nồng độ dịch mật trong gan.

Để bảo vệ sức khỏe, sau khi mua rau mùi về, hãy nhặt sạch, bỏ rễ rồi rửa với nước sạch. Sau đó đợi cho ráo nước thì bạn hãy cất rau vào túi nilon kín hoặc túi zip rồi để trong ngăn mát tủ lạnh.

Trầm cảm sau sinh, nữ bác sĩ không ngờ hại con chết thảm

Khi cảnh sát đến hiện trường, họ phát hiện trong phòng đang phát một loại nhạc tà quái, bé trai nằm trên giường đã tử vong hơn một ngày, trên người có 505 vết kim đâm, có những vết lõm trên ngực và lưng.

Loại thực phẩm dạ dày “căm ghét” hơn cả rượu, thuốc lá

Tác nhân gây ung thư quan trọng nhất không phải là thuốc lá và rượu mà là do chế độ ăn uống không lành mạnh. Nguy cơ ung thư dạ dày do đồ ngâm chua, hun khói thậm chí gấp 10 lần thuốc lá và rượu.

Ông Lưu, 52 tuổi, người Vân Nam, Trung Quốc, bị đau bụng trên liên tục trong suốt 3 tháng, đồng thời chán ăn và sụt cân, sau khi đến bệnh viện kiểm tra, bác sĩ nói với ông Lưu rằng ông đã bị ung thư dạ dày.