7 tác dụng của nấm hương

Không chỉ có giá thành phù hợp, hương vị thơm ngon, nấm hương còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe.

Phòng tránh thiếu máu

Nấm hương có thể hỗ trợ cơ thể trong việc tái tạo hồng cầu và tăng cường lưu thông máu, nhờ vào hàm lượng sắt, vitamin B dồi dào. Sắt trong nấm hương giúp tạo ra hemoglobin, một thành phần quan trọng của hồng cầu, có vai trò vận chuyển oxy trong máu. Vitamin B, đặc biệt là các loại như B12 và folate, cũng rất cần thiết cho quá trình sản xuất hồng cầu.

Tốt cho gan

Nấm hương có tác giúp giúp trung hòa các chất như carbon tetrachloride, prednisone trong gan giảm xuống mức thấp nhất, từ đó giúp bảo vệ chức năng gan hoạt động ổn định hơn.

Ngoài ra, nấm hương còn hỗ trợ gia tăng lượng glycogen trong gan và hạ thấp men gan, giúp cải thiện chức năng gan. Chưa kể, loại nấm này còn có thể hỗ trợ trong việc giải độc gan, giảm lượng cholesterol trong máu nhờ chất fruitamin hiệu quả.

Tăng cường miễn dịch

Nấm hương có tác dụng chống oxy hóa, đào thải tạp chất ra khỏi cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch nhờ hàm lượng vitamin C. Ngoài ra, chúng còn chứa nhiều axit amin và enzyme, giúp hỗ trợ quá trình hấp thụ dưỡng chất, tăng cường chức năng miễn dịch và khả năng kháng bệnh.

Phòng chống ung thư

Chất hóa học AHCC có trong nấm hương có thể thúc đẩy lượng tế nào sản sinh nhanh chóng, có khả năng chống nhiễm trùng, ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Đồng thời, chất lentinan còn thúc đẩy các tế bào khỏe mạnh tấn công trực tiếp các tế bào bị ung thư, kìm hãm tối đa sự lây lan của các tế bào ung thư trong cơ thể.

Ảnh minh họa/ Nguồn internet

Tốt cho tim mạch

Nấm hương chứa các hoạt chất như Eritadenine, Beta-glucan và Sterol, có khả năng giúp tế bào không bám dính vào thành mạch máu, từ đó hỗ trợ lưu thông máu tốt hơn, điều hòa huyết áp và tăng cường tuần hoàn. Ngoài ra, những hoạt chất này còn có tác dụng giảm cholesterol trong máu, giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Giúp xương chắc khỏe

Chất ergosterol trong nấm hương khi được tác động từ ánh nắng mặt trời sẽ chuyển hóa thành vitamin D2, góp phần cải thiện xương khớp, chống lại bệnh còi xương.

Tăng sức khỏe cho làn da

Theo một số nghiên cứu cho thấy, trong 100g nấm hương sẽ cung cấp 5,7 miligam selen, tức là 8% lượng selen cần hấp thụ hàng ngày. Do đó, việc hấp thụ nấm hương là giải pháp giúp trị mụn trứng cá một cách tự nhiên, hiệu quả.

Lợi ích tuyệt vời của lá ổi đối với sức khoẻ

Lá ổi, một phần tưởng chừng như bỏ đi lại ẩn chứa vô vàn lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc.  

Lá ổi được nhiều người sử dụng nấu nước uống nhằm mục đích giảm cân. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng các thành phần trong loại lá này làm giảm quá trình nạp tinh bột và chuyển hóa đường vào cơ thể. Những người muốn giảm cân có thể sử dụng lá ổi nấu thành dạng nước trà uống giúp cải thiện vóc dáng. Ép nước lá ổi hoặc xay đều có tác dụng.

Hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả

Rễ cây diếp cá tưởng bỏ đi lại là vị thuốc đại bổ

Phần lá và thân cây rau diếp cá thường được dùng làm rau sống hoặc nước ép giải nhiệt, ít ai biết rằng, phần rễ cây cũng mang đến những công dụng vượt trội.

Theo Đông y, rễ cây diếp cá có vị cay, hơi đắng, tính hơi lạnh, đi vào kinh phế, can và tỳ, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thấp, lợi tiểu, hoạt huyết tiêu thũng, hành khí hóa ứ, thường được dùng trong điều trị các chứng nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng đường tiết niệu, các bệnh tiêu hóa, bệnh phụ khoa và các trường hợp mụn nhọt, viêm da.

Thanh nhiệt, giải độc vượt trội

5 tác dụng của quả sấu

Theo Đông y, quả sấu lúc xanh có vị chua hơi chát, khi chín vị chua, ngọt, tính mát. Trái sấu có tác dụng giải khát, trị ho, tiêu đờm.

Trong các bài thuốc Đông y, trái sấu thường được sử dụng trị nhiều bệnh như nhiệt miệng, ngứa cổ, đau họng, nôn do thai nghén, sưng, viêm da do tiếp xúc, lở ngứa.

Trị nhiệt miệng, háo khát