Đau tai sau đi bơi, nhiều người nhầm với viêm tai giữa

Nhiều người tưởng viêm tai giữa sau khi đi bơi, nhưng thực tế có thể chỉ là nút ráy tai tích tụ, gây đau, ù tai và giảm thính lực.

Nhiều người gặp phải tình trạng đau tai, ù tai, cảm giác đầy trong tai và nghe không rõ sau khi đi bơi, nhưng lại nhầm lẫn với viêm tai giữa. Một số trường hợp, bác sĩ phát hiện nguyên nhân thực sự là nút ráy tai làm tắc nghẽn ống tai.

Theo đó, anh P. đến Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7 với các triệu chứng đau tai, ù tai và nghe không rõ sau khi đi bơi. Ban đầu, anh nghĩ mình bị viêm tai giữa. Tuy nhiên, qua khám và nội soi, bác sĩ Trương Tấn Phát phát hiện anh bị tắc nghẽn ống tai do nút ráy tai, che khuất hoàn toàn màng nhĩ.

a378c7e1cf7b7a25236a.jpg
Bác sĩ Phát đang nội soi tai cho một người bệnh. Ảnh BVCC

Tương tự trường hợp chị L. cũng gặp tình trạng đau tai trái, cảm giác đầy và lùng bùng trong tai, đau đầu nhẹ sau khi đi bơi. Bác sĩ Phát ghi nhận ráy tai ẩm ướt, sưng nề và nghi do nước bể bơi khiến ráy tai trương lên, gây áp lực lên ống tai ngoài và màng nhĩ.

Theo BS Phát, trong tháng qua, Đơn vị Tai Mũi Họng đã tiếp nhận nhiều trường hợp người bệnh tưởng bị viêm tai giữa sau khi đi bơi. Tuy nhiên, sau khi khám và nội soi, các bác sĩ phát hiện nguyên nhân thực sự là nút ráy tai. Đây là tình trạng ráy tai tích tụ và làm tắc nghẽn ống tai, gây khó chịu, ngứa tai, ù tai, giảm thính lực, hoặc nghe tiếng rung chuông trong tai.

Nút ráy tai không chỉ là vấn đề ở trẻ em, mà người lớn cũng có nguy cơ cao nếu vệ sinh tai không đúng cách. Bác sĩ Phát đã thực hiện thủ thuật lấy ráy tai qua nội soi cho anh P. và chị L. mà không gây đau đớn, chỉ sau 5 phút, triệu chứng của họ đã được cải thiện rõ rệt.

Bác sĩ Phát khuyến cáo, ráy tai thường tự rơi ra khỏi tai khi chúng ta nói chuyện, di chuyển hay cử động đầu. Vì vậy, không nên lấy ráy tai hàng ngày, vì điều này có thể đẩy ráy tai vào sâu trong tai và tạo thành nút. Nếu ráy tai tiết nhiều hoặc quá khô, dễ gây tắc nghẽn, người bệnh có thể nội soi tai định kỳ mỗi 6 tháng hoặc 1 năm.

Nếu cảm thấy ngứa, mọi người có thể nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào ống tai, lắc nhẹ để làm ẩm tai, sau đó dùng tăm bông lau nhẹ. Nếu tình trạng ngứa kéo dài hoặc cảm giác nặng nề hơn, người bệnh nên đi khám để được bác sĩ kiểm tra.

Khi tắm gội hoặc khi nước vào tai, bạn chỉ cần nghiêng đầu để nước thoát ra ngoài hoặc dùng tăm bông thấm nước ở cửa tai. Tuyệt đối tránh dùng vật sắc nhọn để lấy ráy tai, vì có thể gây tổn thương ống tai hoặc thủng màng nhĩ.

Nếu có triệu chứng như ù tai, giảm thính lực, cảm giác đầy trong tai, hoặc nghe như có nước trong tai, hãy đi khám và nội soi tai để xử lý kịp thời.

Nhiều trường hợp viêm tai giữa bị biến chứng viêm màng não

Bệnh nhân ở Hà Giang nhập viện trong tình trạng ý thức suy giảm nghiêm trọng. Các bác sĩ cho biết, bệnh nhân từng bị viêm tai giữa kéo dài nhiều năm mà không điều trị triệt để.

Theo VOV, do không trị dứt điểm viêm tai giữa, bà N.T.H, 59 tuổi, ở Hà Giang hôn mê sâu vì viêm màng não.

Trước khi nhập viện, bà N.T.H. bắt đầu có các triệu chứng như sốt cao 39°C, đau đầu dữ dội, buồn nôn và nôn ói. Đặc biệt, bà có dấu hiệu giảm ý thức, lơ mơ và không còn nhận thức được xung quanh. Bệnh diễn biến nhanh chóng, bà được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng ý thức suy giảm nghiêm trọng.

Ngay khi nhập viện, bệnh nhân được đặt ống thở máy để hỗ trợ hô hấp. Qua các xét nghiệm chẩn đoán chuyên sâu bao gồm: Cấy máu và xét nghiệm dịch não tủy, xác nhận bệnh nhân bị viêm màng não do vi khuẩn phế cầu. Đây là loại vi khuẩn thường trú trong đường hô hấp của con người nhưng có thể gây bệnh khi xâm nhập vào máu hoặc các cơ quan khác qua các tổn thương.

Nhieu truong hop viem tai giua bi bien chung viem mang nao
 Bác sĩ điều trị cho bệnh nhân N.T.H. (Ảnh VOV)

Viêm tai giữa ở trẻ em, cẩn thận biến chứng nguy hiểm

Viêm tai giữa là một trong những bệnh lý tai mũi họng phổ biến ở trẻ nhỏ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển của trẻ.

Viêm tai giữa là một trong những bệnh lý tai mũi họng phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là ở trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi. Do cấu trúc tai chưa hoàn thiện cùng với hệ miễn dịch còn non yếu, trẻ em dễ bị vi khuẩn hoặc virus tấn công vào tai giữa – khoang không khí nằm phía sau màng nhĩ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm tai giữa có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Hình minh hoạ/ Nguồn: internet

Hình minh hoạ/ Nguồn: internet

Viêm màng não do viêm tai giữa kéo dài nhiều năm

Bệnh nhân nữ ở Hà Giang nhập viện trong tình trạng ý thức suy giảm nghiêm trọng. Các bác sĩ cho biết, bệnh nhân từng bị viêm tai giữa kéo dài nhiều năm mà không điều trị triệt để.

Theo VOV, do không trị dứt điểm viêm tai giữa, bà N.T.H, 59 tuổi, ở Hà Giang hôn mê sâu vì viêm màng não.

Trước khi nhập viện, bà N.T.H. bắt đầu có các triệu chứng như sốt cao 39°C, đau đầu dữ dội, buồn nôn và nôn ói. Đặc biệt, bà có dấu hiệu giảm ý thức, lơ mơ và không còn nhận thức được xung quanh. Bệnh diễn biến nhanh chóng, bà được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng ý thức suy giảm nghiêm trọng.

Ngay khi nhập viện, bệnh nhân được đặt ống thở máy để hỗ trợ hô hấp. Qua các xét nghiệm chẩn đoán chuyên sâu bao gồm: Cấy máu và xét nghiệm dịch não tủy, xác nhận bệnh nhân bị viêm màng não do vi khuẩn phế cầu. Đây là loại vi khuẩn thường trú trong đường hô hấp của con người nhưng có thể gây bệnh khi xâm nhập vào máu hoặc các cơ quan khác qua các tổn thương.

Nhieu truong hop vem tai giua bi bien chung viem mang nao
Bác sĩ điều trị cho bệnh nhân N.T.H. (Ảnh VOV)