Nữ bệnh nhân tắc ruột do thói quen nhai không kỹ

Hầu hết các trường hợp người bệnh tắc ruột do bã thức ăn đều phải điều trị bằng phương pháp phẫu thuật mới lấy khối bã ra ngoài.

Vừa qua, Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nữ T.C. 67 tuổi (Tân Phương, Thanh Thủy) vào viện trong tình trạng đau bụng vừng quanh rốn, có lúc đau theo cơn, kèm theo buồn nôn nhưng không nôn, đại tiện táo.
Theo chia sẻ của gia đình, răng bệnh nhân yếu nên việc nhai thức ăn kém. Cách 2 ngày vào viện, bệnh nhân xuất hiện đau bụng âm ỉ vùng quanh rốn, có lúc đau trội thành cơn, kèm theo buồn nôn, đại tiện táo. Thấy vậy gia đình đã đưa bệnh nhân tới thăm khám tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy.
Nu benh nhan tac ruot do thoi quen nhai khong ky
 Thói quen ăn uống sai lầm khiến người phụ nữ nhập viện vì tắc ruột nghiêm trọng. Ảnh TTYT huyện Thanh Thủy
Ngay khi tiếp nhận trường hợp của bệnh nhân, các bác sĩ khoa Ngoại tổng hợp – LCK đã thăm khám, chỉ định các cận lâm sàng cần thiết để kiểm tra. Kết quả siêu âm, chụp cắt lớp vi tính cho thấy bệnh nhân có hình ảnh khối bã thức ăn trong DIII tá tràng và được chẩn đoán: Tắc ruột do bã thức ăn.
Bệnh nhân được chỉ phẫu thuật mổ mở ruột non lấy bã thức ăn. Sau phẫu thuật bã thức ăn đã được lấy ra, bệnh nhân tiếp tục được theo dõi và điều trị tại khoa Ngoại Tổng hợp – LCK.
Sau 5 ngày phẫu thuật, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định và sẽ được ra viện trong vài ngày tới.
Theo bác sĩ TTYT huyện Thanh Thủy, nguyên nhân bà C. phải vào viện cấp cứu là bệnh nhân răng kém, nên khi ăn có thói quen nhai không kỹ. Nếu thức ăn không được nhai kỹ, thức ăn có thể vẫn không được tiêu hóa khi đi qua dạ dày đến ruột, điều này có thể dẫn đến sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong ruột, từ đó dẫn đến đầy hơi và, táo bón, đau bụng...
Tắc ruột do bã thức ăn là một trong những cấp cứu ngoại khoa thường gặp. Đây là hiện tượng người bệnh bị một khối bã thức ăn (bã thức ăn thực vật, bã thức ăn động vật, khối lông tóc hoặc khối hỗn hợp nhiều loại) hình thành ở dạ dày rồi di chuyển xuống ruột non, gây ứ đọng và bị nén chặt cứng dẫn tới tắc ruột non. Hầu hết các trường hợp người bệnh tắc ruột do bã thức ăn đều phải điều trị bằng phương pháp phẫu thuật mới lấy khối bã ra ngoài được.
Nếu không điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ thiếu máu ruột, vỡ ruột, nhiễm trùng ổ bụng, rối loạn điện giải, nhiễm trùng máu, thậm chí tử vong.
Người bệnh nếu có triệu chứng đau, chướng bụng bất thường, không được chủ quan tự ý mua thuốc về uống cần phải đến cơ sở y tế thăm khám, điều trị kịp thời.

Để phòng ngừa nguy cơ mắc tắc ruột do bã thức ăn, bác sĩ khuyến cáo người lớn tuổi và người có răng yếu nên chú ý nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt. Việc nhai kỹ giúp thức ăn được nghiền nát, giảm bớt khả năng tạo khối trong đường tiêu hóa, qua đó giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng và tránh tích tụ thức ăn. Đặc biệt, đối với những thực phẩm có tính xơ như rau củ, hoa quả hoặc thịt dai, cần phải được nhai kỹ để tránh hình thành khối bã trong ruột non.


Bác sĩ làm điều này, bé 36 ngày tuổi chết thảm vì tắc ruột

Dù cháu bé sốt cao, có nhiều triệu chứng nguy hiểm, bác sĩ vẫn không tuân thủ các biện pháp điều trị tắc ruột cho trẻ sơ sinh.

Sự việc đau lòng xảy ra ở Thạch Gia Trang, Hà Bắc, Trung Quốc. Vào ngày xảy ra sự việc, hai vợ chồng cô Lưu đưa con trai mới 36 ngày tuổi của mình vào bệnh viện sản Hà Bắc để điều trị do bé bị ọc sữa, kém ăn.

Cứu bệnh nhân ngừng tuần hoàn bằng kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy

Nhờ áp dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy, Bệnh viện đa khoa Vĩnh Phúc đã cứu sống người bệnh 2 lần ngừng tuần hoàn tránh biến chứng cho người bệnh.

Hai lần ngừng tuần hoàn trong một thời gian ngắn

Nam bệnh nhân 30 tuổi bị tắc ruột do u đại tràng

Tắc ruột do u đại tràng thường gặp trong cấp cứu ngoại khoa, có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời, đúng cách.

Ngày 05/03, các bác sĩ Bệnh viện Bãi Cháy đã phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhân nam giới 30 tuổi bị tắc ruột do u đại tràng góc gan.