Nhà máy bia bên bờ sông Nile: Người Ai Cập “vượt thời gian“?

Tại thành phố cổ Abydos gần sông Nile, các nhà khảo cổ Mỹ và Ai Cập vừa khai quật được tàn tích 5.000 tuổi của một...

Công trình gây sốc cho thấy vào thời điểm mà phần lớn xã hội loài người hãy còn chập chững trong các làng mạc thời đại đồ đá, người Ai Cập đã tổ chức cuộc sống của họ theo cách hiện đại đến không tưởng.

Theo Ancient Origins, cho dù bằng chứng về bia cổ đã được tìm thấy ở nhiều nền văn minh với niên đại 5.000-13.000 năm, nhưng đây là một trong những bằng chứng về hoạt động sản xuất bia "chuẩn" công nghiệp sớm nhất từng được tìm thấy.

Nha may bia ben bo song Nile: Nguoi Ai Cap “vuot thoi gian“?

Các thùng gốm lớn với nhiều công dụng khác nhau trong quy trình nấu bia được sắp xếp thành các dây chuyền khổng lồ, hoạt động nhịp nhàng với công suất "khủng" không thua các nhà máy bia hiện đại - Ảnh: Hội đồng Cổ vật tối cao Ai Cập

Theo ông Mostafa Waziri, tổng thư ký Hội đồng Cổ vật tối cao Ai Cập, các bằng chứng cho thấy nhà máy bia cổ này hoạt động vào thời pharaoh Narmer, người đã thống nhất Ai Cập vào đầu Thời kỳ Vương triều thứ nhất (năm 3150 đến 2613 trước Công Nguyên).

Nhà máy bia bao gồm 8 dây chuyền sản xuất khổng lồ, dài từ 20-35 mét, rộng 2,5 mét, chứa tối đa 80 thùng gốm được sử dụng cho các công đoạn nghiền nguyên liệu, đun hỗn hợp ngũ cốc và nước...

Nếu tất cả các cấu trúc vận hành đồng loạt, nhà máy bia này sẽ cho ra tới 50.000 lít bia thành phẩm cho mỗi mẻ nấu. Số bia này được cung ứng cho nhiều thành phố lớn thuộc đế chế.

Nha may bia ben bo song Nile: Nguoi Ai Cap “vuot thoi gian“?-Hinh-2

Di tích nhà máy bia ở Ai Cập - Ảnh: Hội đồng Cổ vật tối cao Ai Cập

"Điều này thể hiện một quy mô sản xuất công nghiệp thực sự, thậm chí theo các tiêu chuẩn hiện đại" - Abydos Archaeology trích dẫn lời các nhà nghiên cứu.

Văn minh Ai Cập từ lâu đã có ma lực với giới khảo cổ vì dường như người Ai Cập đã xây dựng được một thế giới riêng với trình độ công nghệ và mức độ tổ chức xã hội vượt thời gian so với phần còn lại của thế giới. Các nhà khảo cổ nghi ngờ rằng người Ai Cập đã "công nghiệp hóa" hoạt động sản xuất ở nhiều lĩnh vực khác nữa, với nhiều di tích gây bất ngờ còn ẩn mình trong sa mạc.

Sự thật bất ngờ về pharaoh Ai Cập đứng sau kim tự tháp “khủng"

Kim tự tháp bậc thang Djoser ở Saqqara là công trình cổ đại nổi tiếng thế giới. Pharaoh Ai Cập Djoser đứng sau tuyệt tác kiến trúc này với nhiều bí mật.

Su that bat ngo ve pharaoh Ai Cap dung sau kim tu thap “khung
Pharaoh Ai Cập Djoser là vị vua nổi tiếng lịch sử cổ đại. Ông là con trai của pharaoh Khasekhemwy và Nữ hoàng Nimaethap. Là pharaoh của vương triều thứ 3 kể từ năm 2670 trước Công nguyên sau khi vua cha băng hà, Djoser nổi tiếng với nhiều thành tựu cai trị đất nước.  

Người Ai Cập cổ đại mặc trang phục thế nào?

(Kiến Thức) - Trang phục của người Ai Cập cổ đại có nhiều thể loại và được làm từ những loại vải khác nhau. Tuy nhiên, mỗi tầng lớp trong xã hội Ai Cập có sự khác biệt thông qua việc sử dụng trang sức, phụ kiện đi kèm trang phục. 

Nguoi Ai Cap co dai mac trang phuc the nao?
Giống như nhiều nền văn minh trên thế giới, khí hậu và địa hình đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những bộ trang phục phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người Ai Cập cổ đại.  

Trung úy cảnh sát cứu nhóm thanh niên đuối nước tại Bà Rịa – Vũng Tàu

Trung úy Thái Ngô Hiếu cứu sống được nhóm thanh niên bị đuối nước tại bãi biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Cục Cảnh sát PCCC&CNCH (Bộ Công an) cho biết, Trung úy Thái Ngô Hiếu, cán bộ Đội CC&CNCH KV Trảng Bom – Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an tỉnh Đồng Nai trong lúc tắm biển cùng gia đình dịp nghỉ lễ đã cứu được một nhóm người bị đuối nước.

9h ngày 10/4, tại bãi tắm thuộc khu Resort Zenna (xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), anh Hiếu nghe thấy có tiếng người kêu cứu nên lập tức băng đến khu vực có người bị nạn.