
1. Được xây dựng vào năm 122 SCN dưới thời Hoàng đế Hadrian. Hadrian cho xây bức tường nhằm củng cố biên giới phía bắc Britannia, đánh dấu ranh giới rõ rệt giữa đế chế La Mã và các bộ tộc không bị chinh phục. Ảnh: Pinterest.

2. Dài khoảng 117 km, từ biển Irish đến biển Bắc. Bức tường trải dài từ Wallsend ở phía đông đến Bowness-on-Solway ở phía tây, cắt ngang đảo Anh như một ranh giới quân sự và hành chính. Ảnh: Pinterest.

3. Có hàng chục đồn lính và cổng kiểm soát dọc theo chiều dài. Khoảng 80 pháo đài nhỏ (milecastles) và 16 đồn lớn được xây dọc tường, cùng các tháp canh và cổng giúp kiểm soát sự đi lại. Ảnh: Pinterest.

4. Không chỉ là tường, mà còn bao gồm hệ thống hào và đường. Bức tường đi kèm với con hào lớn ở phía bắc và một con đường mang tên “Military Way” phía nam để vận chuyển quân và tiếp tế. Ảnh: Pinterest.

5. Không nhằm ngăn chặn tuyệt đối, mà để kiểm soát. Tường Hadrian không đủ cao để chặn hoàn toàn người xâm nhập mà chủ yếu để giám sát, đánh thuế và làm chậm bước tiến của kẻ thù. Ảnh: Pinterest.

6. Được xây bằng đá ở phía Đông và bằng đất ở phía Tây. Tùy theo điều kiện địa chất, phần lớn tường phía Đông được xây bằng đá vững chắc, trong khi phía Tây tận dụng đất nện và gỗ. Ảnh: Pinterest.

7. Là Di sản Thế giới UNESCO từ năm 1987. Bức tường Hadrian được công nhận là một trong những kỳ quan khảo cổ lớn nhất châu Âu, minh chứng cho sự hiện diện và tổ chức quân sự của đế chế La Mã. Ảnh: Pinterest.

8. Trở thành cảm hứng cho văn hóa đại chúng hiện đại. Tường Hadrian là nguồn cảm hứng cho “The Wall” trong loạt phim Game of Thrones, và là điểm đến hấp dẫn của du khách yêu lịch sử. Ảnh: Pinterest.
Mời quý độc giả xem video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm | VTV24.