
Vạn Lịch Đế (1563 - 1620) là hoàng đế thứ 14 của nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc. Ông trị vì trong 48 năm và là vị vua có thời gian tại vị lâu nhất trong số các hoàng đế nhà Minh.

Trong giai đoạn đầu trị vì, Vạn Lịch Đế siêng năng, cần mẫn trong giải quyết chuyện triều chính. Ông hoàng này được văn võ bá quan cũng như dân chúng hết lời ca ngợi.

Thế nhưng, Vạn Lịch Đế ngừng thiết triều trong suốt 28 năm và xuất hiện các lời đồn rằng ông không còn để tâm đến chính sự. Do nhiều năm không thiết triều nên ông còn được gọi là "hoàng đế lười".

Lúc sinh thời, một số quan lại từng hỏi lý do Vạn Lịch Đế ngừng thiết triều, ông hoàng này trả lời rằng, bản thân bị bệnh, không được khỏe.

Phải tới gần 400 năm sau khi hoàng đế Vạn Lịch băng hà, các chuyên gia đã khai quật lăng mộ của ông hoàng này và tìm ra lý do khiến ông không thiết triều gần 3 thập kỷ.

Cụ thể, nhóm nghiên cứu mở nắp quan tài và kiểm tra thi hài bên trong. Kết quả nghiên cứu cho thấy 2 chân có độ dài không đồng đều. Chân phải của Vạn Lịch Đế dài hơn chân trái một chút.

Điều này khiến Vạn Lịch Đế đi lại gặp rất nhiều khó khăn. Theo các nhà nghiên cứu, vị hoàng đế nhà Minh này mắc chứng teo cơ nghiêm trọng nên không thể ngồi lâu trên ngai vàng để thiết triều.

Do mắc bệnh này ảnh hưởng đến uy nghiêm của một nhà vua cũng như không muốn dân chúng lo lắng nên Vạn Lịch Đế giấu kín chuyện này không ai dám để lộ.

Dù không thiết triều nhưng Vạn Lịch Đế vẫn xử lý tấu chương của các quan lại gửi lên. Nhờ đó, nhà Minh tiếp tục phát triển, đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực, quốc thái dân an. Ảnh trong bài mang tính minh họa.
Mời độc giả xem video: Mối tình kỳ lạ của Hoàng đế Trung Quốc với cung nữ hơn 17 tuổi.