Mẹo hay trong bếp giúp bạn nấu ăn ngon như bếp trưởng

Đôi khi chỉ cần biết một vài mẹo hay trong bếp là bạn đã có thể "vỗ ngực xưng tên" như bếp trưởng rồi đấy!

1. Nêm muối
Đối với các món ăn có các loại củ bạn cho muối vào sớm hơn để muối ngấm đều vào củ còn đối với món rau luộc bạn chỉ nên nêm muối trước khi bắc nồi xuống tránh cho việc các chất dinh dưỡng trong rau mất đi.
Meo hay trong bep giup ban nau an ngon nhu bep truong
Ảnh minh họa.
2. Nêm xì dầu
Nếu nêm sớm món xào sẽ có vị chua vì lượng đường trong xì dầu bị phân giải khi gặp nhiệt độ cao, nên mẹo hay trong bếp nêm xì dầu trước khi nhắc xuống.
3. Nêm bột ngọt
Sau khi đã múc đồ ăn ra tô hoặc đĩa (còn nóng) thì mới nêm bột ngọt, nêm sớm sẽ gây ra chất độc hại cho sức khoẻ. Không nên cho trực tiếp bột ngọt vào thức ăn mà nên hòa tan vào một ít nước xào hoặc nước canh rồi mới trộn chung vào.
4. Thứ tự nêm gia vị
Theo nguyên tắc loại nào lâu thấm thì nêm trước. Ví dụ như phải nêm muối và đường thì đường nêm trước rồi mới tới muối, sau đó là giấm, xì dầu, nước mắm, cuối cùng là bột ngọt. Các gia vị có mùi hương đặc trưng như xì dầu, nước mắm thời gian nấu càng ngắn càng tốt.
5. Chiên thịt không bị bắn mỡ
Muốn chiên thịt không bị mỡ bắn ra ngoài thì nên rắc một ít bột mì vào chảo trước khi chiên.
6. Cách giữ rau luộc luôn có màu xanh tươi
Muốn giữ được màu xanh tươi của rau khi luộc nên mở nắp và khi rau chín vớt rau ngâm với nước đun sôi để nguội chừng 3 - 5 phút sẽ giúp rau tươi ngon hơn.
7. Nấu cháo
Khi nấu cháo nên cho thêm 1 chút dầu ăn vào thì cháo khi sôi sẽ không bị trào ra và làm cho cháo ngon hơn.
8. Nấu cơm
Nấu cơm nên nấu bằng nước đun sôi để nguội vì trong nước máy có rất nhiều chất làm hao tổn vitamin B1 có trong gạo, làm gạo mất đi vị ngon.
9. Cách sử dụng dầu ăn và mỡ động vật
Nên sử dụng dầu ăn khi chiên cá hoặc thực phẩm có mùi tanh vì trong dầu ăn có chất khử mùi tanh rất tốt. Sử dụng mỡ heo để xào các loại rau sẽ giúp rau có màu đẹp, thơm ngon hơn.
10. Luộc mì sợi
Không nên để nước sôi sùng sục mới cho mì vào vì như vậy mì chín không đều. Nên cho mì vào lúc nước bắt đầu nổi bọt lăn tăn, đảo qua vài lần, đậy vung cho tới khi sôi rồi đổ thêm ít nước lạnh, sau khi nước sôi lại thì nhắc xuống.
11. Cách chưng, hấp cá
Ðập một quả trứng và thoa đều lên cá, cá sẽ hấp thụ các chất trong trứng và thức ăn trở nên ngon, bổ hơn.
12. Mẹo muối cà
Muối cà nên cho nước cốt riềng và tỏi sẽ làm cà trắng, giòn hơn.
13. Dùng thêm nước khi làm món chiên xào
Khi xào rau món ăn của chúng ta thường bị khô đồng thời hàm lượng nước dinh dưỡng có trong rau hay bị bay hơi mất vì thế để giữ lại độ dinh dưỡng cho rau, khi chảo nóng bạn nên cho thêm 2 - 3 thìa canh nước để hơi nước nóng có thể làm rau chín tới mà không tiêu hao quá nhiều lượng nước ngọt có trong thành phần của rau, củ.
14. Luộc lòng heo
Để luộc lòng heo trắng, giòn thì sau khi luộc chín, chị em vớt lòng ra ngâm vào một bát nước sôi để nguội đã vắt thêm vài giọt chanh.
>>> Mời quý độc giả xem video 7 thực phẩm càng ăn nhiều càng tốt (nguồn Youtube):

Những 'sát thủ' trong nhà bếp âm thầm đưa cả nhà ra nghĩa địa

Trong gian bếp nhà bạn có những "sát thủ ngầm" gây hại cho cả nhà. Bạn nên loại bỏ chúng ngay đừng tiếc nhé.

Xoong, nồi, bát đĩa, các hóa chất tẩy rửa… là những dụng cụ không thể thiếu trong bất kì căn bếp nào. Tuy nhiên, sai lầm trong cách sử dụng lại có thể biến những vật dụng quen thuộc này thành sát thủ ngầm trong gian bếp nhà bạn.

Nguyên tắc cho bé ăn dặm không gây áp lực cho mẹ

(Kiến Thức) - Chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho bé là một cuộc chiến. Chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra các nguyên tắc ăn dặm đúng cách để bé khỏe mạnh mẹ không áp lực.

Nguyen tac cho be an dam khong gay ap luc cho me

Ăn dặm đúng cách là cho bé ăn dặm đúng thời điểm, không nên cho bé ăn dặm quá sớm. Đối với các bé sinh đủ tháng, thời điểm bắt đầu ăn dặm tốt nhất là từ 5,5 – 6 tháng tuổi để giảm các triệu chứng tiêu hóa, biếng ăn sau đó. Đối với các bé sinh non, thời điểm ăn dặm không bắt đầu sớm hơn 6 tháng tuổi và không nên trễ hơn 7.5 tháng