Dân số thế giới ở mức cao lịch sử, vượt 8,2 tỷ người

Dân số toàn cầu vượt quá 8,2 tỷ người vào năm 2025, tác động của sự gia tăng dân số đối với tài nguyên, môi trường và sự ổn định kinh tế xã hội... rõ rệt.

Vượt 8,2 tỷ người

Hưởng ứng ngày dân số thế giới (11/7), ông Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Cục Dân số Bộ Y tế cho biết, dân số toàn cầu đang ở mức cao lịch sử, vượt qua 8,2 tỷ người vào năm 2025. Con số này phản ánh mức tăng hàng năm khoảng 71 triệu người, đánh dấu tốc độ tăng trưởng 0,89% so với năm trước.

Mặc dù tốc độ tăng trưởng này chậm hơn so với những thập kỷ trước, thế giới vẫn phải đối mặt với những thách thức liên quan đến đô thị hóa, tiêu thụ tài nguyên, tác động môi trường và bất bình đẳng kinh tế.

Liên hợp quốc (LHQ) dự đoán rằng dân số toàn cầu sẽ tiếp tục tăng, mặc dù với tốc độ chậm hơn, trước khi đạt đỉnh vào khoảng những năm 2080. Sự mở rộng nhanh chóng của các nền kinh tế đang phát triển, đặc biệt là ở châu Phi và Nam Á, đặt ra những thách thức và cơ hội, ảnh hưởng đến thị trường toàn cầu, lực lượng lao động và tính bền vững sinh thái.

Tăng trưởng dân số không chỉ là về số lượng mà còn là về quyền con người, bình đẳng giới, tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khả năng phục hồi khí hậu và sử dụng có trách nhiệm các nguồn tài nguyên toàn cầu. Chính phủ, nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu và cộng đồng phải cùng nhau tìm ra các giải pháp sáng tạo cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế với bảo tồn môi trường và phúc lợi của con người.

Hơn nữa, trao quyền cho phụ nữ và quyền sinh sản đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định xu hướng dân số. Những tiến bộ công nghệ và quy hoạch đô thị thông minh cũng rất cần thiết để quản lý dân số mật độ cao.

Ngày Dân số Thế giới, được tổ chức hàng năm vào ngày 11/7, đóng vai trò là lời nhắc nhở quan trọng về những thách thức này, thúc giục các nhà hoạch định chính sách, chính phủ và cá nhân hướng tới phát triển bền vững, bình đẳng giới và tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu.

Ngày dân số thế giới năm nay với chủ đề “Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi” nhằm nhấn mạnh quyền cơ bản của mỗi cá nhân, đặc biệt là phụ nữ và thanh niên, được tiếp cận thông tin, dịch vụ y tế để chủ động, tự do và có trách nhiệm trong quyết định về sinh sản.

chung-1.jpg
Ông Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế) phát biểu kỷ niệm ngày Dân số thế giới.

Khuyến khích kết hôn, sinh con đúng độ tuổi

Theo ông Lê Thanh Dũng, trong những năm qua, Đảng - Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác dân số và có sự điều chỉnh chính sách để phù hợp với bối cảnh và tình hình thực tế.

Với nguyên tắc lấy con người là trung tâm, là mục tiêu của sự phát triển bền vững của đất nước, tại Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 về công tác dân số trong tình hình mới đã xác định với mục tiêu: Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hoá dân số; phân bố dân số hợp lý; nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững”.

Từ mục tiêu đó, các cấp các ngành đã cụ thể hóa bằng kế hoạch, đề án, chương trình hành động để triển khai phù hợp với đặc thù của từng địa phương.

Hiện nay, trước các vấn đề dân số thực tiễn nảy sinh như: Mức sinh thay thế trên phạm vi toàn quốc chưa thật sự bền vững, xuất hiện xu thế mức sinh xuống thấp; tỷ số giới tính khi sinh tuy đã giảm nhưng chưa về mức cân bằng tự nhiên; già hóa dân số nhanh, phân bố dân số, quản lý di dân chưa được chú trọng đúng mức... đòi hỏi phải có những đổi mới để giải quyết toàn diện, đồng bộ và căn bản hơn các vấn đề dân số.

Ông Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong những năm qua, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội luôn chú trọng tới công tác dân số và phát triển.

Do vậy, Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công tác dân số: Mức sinh thay thế được duy trì; Tỷ lệ phụ nữ mang thai được sàng lọc trước sinh 4 bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất (đạt 85%); Tỷ lệ trẻ sơ sinh được sàng lọc 5 bệnh bẩm sinh phổ biến nhất (đạt 90%).

Cùng với đó, tỷ lệ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước kết hôn nhân đạt 82%; tỷ lệ tuổi thọ trung bình 76,5; tỷ số giới tính khi sinh đang từng bước được kiểm soát. Thành phố đã triển khai đồng bộ nhiều mô hình như: Tư vấn tiền hôn nhân, chăm sóc sức khỏe vị thành niên, thanh niên và người cao tuổi, đồng thời, đưa nội dung dân số vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội các cấp.

Để đảm bảo công tác dân số và phát triển trên địa bàn thành phố Hà Nội thực hiện có hiệu quả, tạo ra sự chuyển biến rõ nét và sự ổn định, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Văn Chung đề nghị, thời gian tới, cần tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của các cấp chính quyền, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong triển khai các chính sách dân số trong tình hình mới.

Ông Lê Thanh Dũng nhấn mạnh, để thực hiện có hiệu quả, tạo ra sự chuyển biến rõ nét và sự ổn định trong công tác dân số và phát triển, trong thời gian tới, cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của các cấp chính quyền, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong triển khai các chính sách dân số trong tình hình mới.

Cùng với đó, đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng về bình đẳng giới, tăng cường đầu tư dịch vụ y tế, mở rộng dịch vụ dân số đến tận cơ sở, bảo đảm quyền tiếp cận cho mọi người dân, bảo vệ quyền sinh sản của mỗi người, khuyến khích kết hôn và sinh con đúng độ tuổi…

29.6% dân số stress, kẻ thù vô hình trong cuộc sống hiện đại

Khi stress kéo dài trên 2 tuần kèm triệu chứng như hoảng loạn, mất ngủ hoặc suy nghĩ tự hại, đó không còn là căng thẳng thông thường mà cần can thiệp y tế ngay.

Stress không đơn thuần là cảm giác mệt mỏi. Đó là phản ứng sinh tồn của cơ thể trước áp lực, có thể "ăn mòn" sức khỏe thể chất lẫn tinh thần nếu không được nhận diện kịp thời.

Với tỷ lệ 29.6% dân số gặp stress trong đại dịch Covid-19 (theo nghiên cứu trên 9.074 người), hiểu rõ bản chất stress là bước đầu tiên để kiểm soát nó.

Đề xuất phạt 100 triệu nếu chọn giới tính thai nhi

Trong dự án Luật Dân số đang lấy ý kiến nhân dân, Bộ Y tế đề xuất nâng mức phạt hành chính lên đến 100 triệu đối với hành vi lựa chọn giới tính thai nhi.

Nhằm giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, tại dự thảo Luật Dân số, Bộ Y tế đề xuất tăng mức xử phạt vi phạm hành chính về dân số lên mức 100 triệu đồng (sẽ phải sửa đổi, bổ sung Luật xử lý vi phạm hành chính).

Theo Bộ Y tế, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực dân số quy định trong Luật xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm về dân số hiện hành là 30 triệu đồng chưa đủ tính răn đe.

Điểm mới trong hoạt động của hệ thống Toà án

Tòa án nhân dân khu vực là một cấp Tòa án mới được thành lập có quy mô, thẩm quyền, số lượng và chất lượng Thẩm phán lớn hơn so với Tòa án cấp huyện trước đây.

Sáng 25/6, với 446/448 (đạt 93,31%) đại biểu tán thành, Quốc hội chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật phá sản và Luật hòa giải, đối thoại tại tòa án. Luật trên có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.

anh-chup-man-hinh-2025-06-25-luc-094309.png