Mắt đỏ cộm, người phụ nữ 67 tuổi không ngờ ký sinh trùng trong mắt

Giun đũa chó, mèo thường sống ký sinh trên vật chủ, có thể lây sang cho con người qua đường ăn uống, tiếp xúc với đất, vật nuôi nhiễm ấu trùng giun.

Ngày 24/7, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí cho biết, đơn vị đã tiếp nhận và điều trị cho một trường hợp viêm thượng củng mạc mắt do ký sinh trùng (giun đũa chó, mèo) chui vào tổ chức dưới kết mạc.

Người bệnh nữ 67 tuổi trú tại Phường Đông Triều – Quảng Ninh, đến khám tại bệnh viện do mắt phải đỏ và cộm khó chịu khoảng 20 ngày nay.

Qua thăm khám, các bác sĩ nhận định người bệnh bị viêm thượng củng mạc mắt phải, đồng thời có một dải màu trắng mảnh dưới kết mạc, không di động nghi ngờ là ký sinh trùng, nằm ngay tại tổ chức viêm.

Người bệnh được chỉ định làm thủ thuật lấy dị vật dưới kết mạc. Quá trình can thiệp ghi nhận có một con giun dài khoảng 4cm, đã chết, nằm dưới lớp kết mạc nhãn cầu tại vị trí viêm thượng củng mạc.

giun-trong-mat1.jpg
Lấy giun trong mắt bệnh nhân - Ảnh BVCC

Người bệnh sau đó được nhập viện điều trị, để tầm soát nhiễm ký sinh trùng các cơ quan khác. Rất may chưa phát hiện thêm ổ nhiễm khuẩn khác. Sau can thiệp, người bệnh được dùng kháng sinh, chống viêm và thuốc diệt ký sinh trùng, tình trạng mắt cải thiện rõ rệt, không ghi nhận tổn thương sâu.

Mẫu giun được gửi xét nghiệm định danh, đồng thời xét nghiệm máu xác định được ký sinh trùng lấy ra khỏi mắt người bệnh là giun đũa chó, mèo.

Được biết giun đũa chó, mèo thường sống ký sinh trên vật chủ là chó, mèo và có thể lây sang cho con người qua đường ăn uống, tiếp xúc với đất, vật nuôi nhiễm ấu trùng giun.

Các bác sĩ cảnh báo, ký sinh trùng trong mắt là tình trạng ít gặp nhưng rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời. Khi chui vào tổ chức nhãn cầu hoặc kết mạc, ký sinh trùng có thể gây viêm, giảm thị lực hoặc dẫn tới biến chứng nặng nề hơn như viêm màng bồ đào, bong võng mạc...

Đặc biệt ấu trùng giun sán có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, theo máu di chuyển đến nhiều cơ quan như gan, phổi, não và mắt, sau đó gây ra những ổ viêm ở các cơ quan đó, thậm chí gây tắc mạch, nguy hiểm đến tính mạng

Để phòng tránh bệnh, người dân cần:

• Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với đất, vật nuôi.

• Tẩy giun định kỳ cho trẻ nhỏ và thú cưng trong nhà.

• Không ăn rau sống chưa rửa kỹ hoặc thịt chưa nấu chín.

• Khi có các dấu hiệu bất thường ở mắt như đỏ, đau, cảm giác cộm xốn kéo dài... nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được kiểm tra và xử lý kịp thời.

Gần 900 trẻ Nghệ An nhiễm giun, sán chó mèo

Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Sản nhi Nghệ An đã phát hiện gần 900 trẻ dương tính với ký sinh trùng chó mèo. Đây là con số đáng báo động.

Từ đầu năm đến nay, Khoa Huyết học – Vi sinh, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã ghi nhận gần 900 trường hợp trẻ em dương tính với giun, sán chó mèo. Đây là con số đáng báo động, cho thấy bệnh ký sinh trùng từ thú nuôi vẫn đang âm thầm ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ nhỏ.

Một trong các ca điển hình là bé N.Q.T. (9 tuổi, xã Tam Hợp) được đưa đi khám vì nổi mẩn ngứa ở tay, bụng, mông kéo dài. Dù đã bôi thuốc da liễu hơn hai tuần, triệu chứng không thuyên giảm, bé còn kèm đau bụng âm ỉ.

Thói quen ăn uống “mở đường” cho sán vào người, ít ai để ý

Những thói quen ăn uống tưởng chừng vô hại lại là con đường ngắn nhất để ký sinh trùng, đặc biệt là sán, xâm nhập vào cơ thể mà ít ai ngờ tới.

Không ít người duy trì những thói quen ăn uống hàng ngày tưởng như vô hại, nhưng lại vô tình tạo điều kiện cho sán và các loại ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể. Điều đáng nói là quá trình nhiễm sán diễn ra âm thầm, khó phát hiện, chỉ đến khi cơ thể phát tín hiệu bất thường mới giật mình nhận ra mình đang mang “khách không mời”.

Thói quen ăn uống “mở đường” cho sán vào người, ít ai để ý.

Thói quen ăn uống “mở đường” cho sán vào người, ít ai để ý.

Món ăn dân dã tiềm ẩn nguy cơ nhiễm ký sinh trùng gây hại gan

Nhiều món ăn dân dã như gỏi cá, mắm cá tiềm ẩn nguy cơ nhiễm sán lá gan nhỏ – ký sinh trùng có thể gây viêm gan, xơ gan và ung thư đường mật.

Ẩm thực truyền thống và hiểm họa tiềm ẩn

Gỏi cá, mắm cá hay cá nướng trui là những món ăn gắn liền với đời sống ẩm thực dân dã tại nhiều địa phương trên cả nước, đặc biệt là ở các tỉnh ven sông như miền Trung, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long. Những món ăn này thường được ưa chuộng bởi độ tươi, hương vị đậm đà và cảm giác “nguyên bản” của thực phẩm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng nếu cá được đánh bắt từ sông hồ bị ô nhiễm, chúng có thể mang theo ấu trùng của sán lá gan nhỏ.