Gần 900 trẻ Nghệ An nhiễm giun, sán chó mèo

Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Sản nhi Nghệ An đã phát hiện gần 900 trẻ dương tính với ký sinh trùng chó mèo. Đây là con số đáng báo động.

Từ đầu năm đến nay, Khoa Huyết học – Vi sinh, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã ghi nhận gần 900 trường hợp trẻ em dương tính với giun, sán chó mèo. Đây là con số đáng báo động, cho thấy bệnh ký sinh trùng từ thú nuôi vẫn đang âm thầm ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ nhỏ.

Một trong các ca điển hình là bé N.Q.T. (9 tuổi, xã Tam Hợp) được đưa đi khám vì nổi mẩn ngứa ở tay, bụng, mông kéo dài. Dù đã bôi thuốc da liễu hơn hai tuần, triệu chứng không thuyên giảm, bé còn kèm đau bụng âm ỉ.

Chủ động đưa trẻ khám, xét nghiệm khi nghi ngờ - Ảnh VTV

Trường hợp khác, bé N.Đ.A. (43 tháng tuổi, Hà Tĩnh) bị ngứa da, nổi mề đay, mất ngủ, đau bụng kéo dài. Xét nghiệm máu cho thấy cả hai bé đều nhiễm giun đũa chó mèo (Toxocara spp) và sán dây chó (Echinococcus granulosus), chỉ số bạch cầu ái toan tăng cao.

Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Sản nhi Nghệ An đã phát hiện gần 900 trẻ em bị dương tính với xét nghiệm nhiễm giun, sán chó mèo - Ảnh VOH.
Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Sản nhi Nghệ An đã phát hiện gần 900 trẻ em bị dương tính với xét nghiệm nhiễm giun, sán chó mèo - Ảnh VOH.

Theo BSCKII Vương Thị Minh Nguyệt – Trưởng khoa Khám bệnh, hầu như ngày nào Khoa cũng tiếp nhận trẻ đến khám với triệu chứng ngứa, mẩn đỏ, biếng ăn, đau bụng. Nhiều phụ huynh chủ quan, tự mua thuốc bôi, chậm đưa trẻ đi khám chuyên sâu, dẫn đến chẩn đoán muộn.

Thống kê cho thấy, tỷ lệ mẫu dương tính với sán dây chó gần 35%. Tỷ lệ dương tính với giun đũa chó mèo gần 45%

Giun, sán có thể ký sinh không chỉ trong ruột mà cả máu, gan, phổi, mắt, thậm chí hệ thần kinh, gây tổn thương đa cơ quan nếu không phát hiện kịp thời.

Bác sĩ khuyến cáo, để phòng ngừa bệnh ký sinh trùng cho trẻ, cần tẩy giun định kỳ cho trẻ và thú nuôi; Hạn chế cho trẻ chơi ở nơi có nguy cơ nhiễm bẩn (đất, cát không đảm bảo vệ sinh); Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi chơi; không để thú nuôi liếm tay, mặt trẻ; Đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt khi có triệu chứng nghi ngờ.

Phụ huynh cần lưu ý đưa trẻ đến cơ sở y tế để xét nghiệm giun sán khi trẻ có các biểu hiện như: Ngứa da, nổi mẩn kéo dài, biếng ăn, chậm tăng cân, đau bụng âm ỉ hoặc từng cơn, rối loạn giấc ngủ, quấy khóc, thay đổi hành vi (lo âu, mệt mỏi, thờ ơ).

Thụt tháo đại tràng, sán dài hơn 3m chui ra ngoài

Sán dây xâm nhập vào cơ thể người qua đường tiêu hóa, thông qua việc ăn phải ấu trùng hoặc trứng sán trong thực phẩm nhiễm bẩn.

Phát hiện phân có sán mới đi khám

Ngày 1/7, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận 1 ca bệnh rất hy hữu: Thụt tháo nội soi đại tràng phát hiện sán dây dài hơn 3m.

Nhiễm nấm da do nuôi chó, mèo

(khoahocdoisong.vn) - Thời gian gần đây, Bệnh viện Da liễu TPHCM tiếp nhận nhiều trường hợp người dân đến khám khi da xuất hiện các mảng hồng ban, tróc vảy kèm ngứa ở nhiều vị trí trên cơ thể. Qua khai thác thông tin kèm xét nghiệm, kết quả cho thấy bệnh nhân bị nhiễm nấm da do tiếp xúc với chó, mèo.

Chị Nguyễn Hoài A. (ngụ tại quận Bình Thạnh, TPHCM) đưa 4 thành viên trong gia đình đến Bệnh viện Da liễu TPHCM khám khi trên da xuất hiện các triệu chứng giống nhau: Các vết sẩn hình tròn, tróc vảy, ngứa sau đó lan ra nhiều vị trí khác trên cơ thể. 

Các bệnh nhân đến khám và điều trị khi xuất hiện các biểu hiện ở da như: xuất hiện các mảng hồng ban hình tròn, bầu dục hoặc đa cung, bề mặt tróc vảy nhẹ hoặc có viền vảy, giới hạn rõ, đường kính khoảng 4 - 5mm có khi đến hơn 10mm.

Các bệnh nhân đến khám và điều trị khi xuất hiện các biểu hiện ở da như: xuất hiện các mảng hồng ban hình tròn, bầu dục hoặc đa cung, bề mặt tróc vảy nhẹ hoặc có viền vảy, giới hạn rõ, đường kính khoảng 4 - 5mm có khi đến hơn 10mm.

Các loại rau quen thuộc có thể là “ổ chứa” giun sán

Các loại rau thủy sinh như rau cần, cải xoong, rau muống… giàu dinh dưỡng nhưng cũng chứa ấu trùng sán nếu phát triển trong nguồn nước ô nhiễm.

Cac loai rau quen thuoc co the la “o chua” giun san