Bé 13 tuổi suy hô hấp, tràn dịch đa màng vì dùng thuốc nam trị thận hư

Tự ý bỏ thuốc điều trị hội chứng thận hư và dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc, bé trai 13 tuổi rơi vào nguy kịch.

Phải chạy thận nhân tạo, lọc máu cấp cứu tiên lượng vẫn khó khăn

Vừa qua, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận một trường hợp bệnh nhi mắc hội chứng thận hư nhập viện trong tình trạng nguy kịch, phải lọc máu cấp cứu do gia đình tự ý bỏ điều trị theo phác đồ của bệnh viện và sử dụng thuốc nam không rõ nguồn gốc, chưa được kiểm chứng về thành phần và hiệu quả.

than-hu-thuoc-nam-3385.jpg
Nhiều loại thuốc nam, thuốc bắc không rõ nguồn gốc, chưa được kiểm chứng về thành phần và hiệu quả - Ảnh minh họa BVCC

Bé trai M.H (13 tuổi, ở Thanh Hóa) nhập viện trong tình trạng suy hô hấp, phù nề toàn thân và tràn dịch đa màng. Theo lời kể của gia đình, từ khi 5 tuổi, trẻ đã được các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương chẩn đoán mắc hội chứng thận hư. Thời gian đầu, trẻ vẫn tái khám dù không đều đặn. Khoảng 5 tháng gần đây, trẻ không tái khám mà chỉ sử dụng thuốc theo đơn cũ tại nhà.

Khi trẻ tái phát bệnh, gia đình đã tự ý điều trị bằng thuốc nam tại nhà thầy lang. Tuy nhiên, bệnh tình của trẻ ngày càng nặng hơn, trẻ mệt mỏi, các biểu hiện phù nề tăng lên rõ rệt, kèm theo ho, sốt và khó thở. Đến khi trẻ có dấu hiệu suy hô hấp, gia đình mới vội vàng đưa trẻ đến bệnh viện tỉnh cấp cứu. Sau đó, trẻ được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp tục điều trị.

Tại đây, các bác sĩ đã thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết, trẻ được chẩn đoán mắc hội chứng thận hư có biến chứng nặng. Đặc biệt, chức năng thận của trẻ suy giảm nghiêm trọng, mức lọc cầu thận giảm sâu. Ngay lập tức, trẻ được chỉ định lọc máu cấp cứu tại Khoa Thận và Lọc máu.

dsc8953.jpg
Bệnh nhi được chạy thận nhân tạo và lọc máu cấp cứu ngay khi vào viện - Ảnh BVCC

Thông tin về ca bệnh, ThS.BS Nguyễn Ngọc Huy – Khoa Thận và Lọc máu, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: Ngay từ khi chẩn đoán trẻ mắc hội chứng thận hư, các bác sĩ đã rất sát sao hướng dẫn gia đình các biện pháp phòng tránh bệnh tái phát, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ thuốc và tái khám.

Rất đáng tiếc, gia đình vẫn tự ý bỏ điều trị và sử dụng thuốc nam với thành phần không rõ ràng và hoàn toàn chưa có cơ sở khoa học chứng minh hiệu quả, dẫn đến tình trạng nguy kịch của trẻ.

Bệnh nhi đã được chạy thận nhân tạo và lọc máu ngày thứ ba. Ngoài lọc máu, các bác sĩ tiếp tục điều trị hội chứng thận hư, đồng thời kiểm soát huyết áp, bổ sung vi chất như sắt, canxi và kết hợp các biện pháp điều trị hỗ trợ khác.

Hiện tại, tiên lượng bệnh của trẻ vẫn còn nhiều khó khăn, cần theo dõi sát để đánh giá chức năng thận có thể hồi phục hay không, từ đó, bác sĩ sẽ điều chỉnh hướng điều trị phù hợp.

dsc8937.jpg
ThS.BS Nguyễn Ngọc Huy thăm khám cho bệnh nhi M.H - Ảnh BVCC

Tuân thủ hướng dẫn điều trị từ bác sĩ – cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe

Chứng kiến con rơi vào tình trạng nguy kịch, mẹ bệnh nhi M.H nghẹn ngào chia sẻ: “Tôi thực sự rất hối hận vì đã không cho con tái khám và uống thuốc theo hướng dẫn của các bác sĩ. Do thiếu hiểu biết nên khi thấy cháu đỡ bệnh, tôi đã không cho đi khám và uống thuốc nữa.

Sau đó, nghe nhiều người mách bảo nên tôi đã cho con dùng thuốc nam, không ngờ lại khiến bệnh con nặng hơn, suýt mất cả tính mạng. Đây là bài học lớn cho tôi và các bậc làm cha mẹ”.

be-trai-13-tuoi-dung-thuoc-nam-dan-toi-suy-than-2.jpg
Mẹ bệnh nhi xúc động gửi lời cảm ơn các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương đã cứu con qua cơn nguy kịch - Ảnh BVCC

Theo các bác sĩ, có khoảng 80% trẻ mắc hội chứng thận hư có khả năng hồi phục hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ. Hiệu quả điều trị đạt được khi trẻ dùng thuốc đúng liều, đúng thời gian, kết hợp tái khám định kỳ trong suốt quá trình theo dõi, điều trị bệnh (thường từ 3 đến 6 tháng).

Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo cha mẹ cần tuyệt đối tuân thủ đơn thuốc và lịch hẹn tái khám định kỳ. Nếu vì lý do khách quan không thể tái khám đúng hẹn tại Bệnh viện Nhi Trung ương, gia đình cần chủ động hỏi ý kiến bác sĩ để mua thuốc dự phòng và đưa trẻ đến tái khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất.

Đặc biệt, phụ huynh không nên sử dụng sản phẩm thuốc nam, thuốc bắc không rõ nguồn gốc, không được kiểm định về thành phần, chất lượng và độ an toàn, rất có thể sẽ khiến bệnh tình của con nặng thêm.

Khi trẻ có dấu hiệu bất thường, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm để được thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

Việc tuân thủ điều trị không chỉ giúp trẻ phục hồi sức khỏe mà còn phòng tránh được những biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng.

Thận thư tái phát vì tự ý bỏ thuốc, biến chứng đe dọa tính mạng

Hội chứng thận hư không chỉ gây phù, mệt mỏi mà còn âm thầm dẫn đến suy thận, tắc mạch phổi, nhiễm trùng huyết nếu điều trị sai cách.

"Tự ý ngừng thuốc khi hết phù là sai lầm chết người", ThS.BSNT Đào Thị Thu, Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu, Bệnh viện Bạch Mai cảnh báo.

Nhầm tưởng hết phù là khỏi bệnh

Mất con vì suy thận, người phụ nữ hồi sinh nhờ quả thận của bố

Chỉ vì không điều trị đầy đủ hội chứng thận hư, người phụ nữ đã mất con khi mang thai và hồi sinh nhờ quả thận của bố. Hội chứng thận hư điều trị sớm và kiểm soát tốt hoàn toàn có thể chữa được, không cần phải lọc máu.

Xót xa trước nỗi đau của con gái, bố quyết định tặng thận cứu con

Gần 1 năm rong ruổi từ Tây Ninh lên TP HCM để điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối nhưng sức khỏe của chị N.T.H.G vẫn không cải thiện, thậm chí vì căn bệnh này mà chị đã không thể giữ lại thai nhi ở tuần thai 24. Xót xa trước nỗi đau của con gái, ông N.V.C (bố đẻ chị G.) đã quyết định tặng 1 quả thận để cứu con.

Bác sĩ mách cách giữ cho thận khỏe mạnh

Thận chủ cốt sinh tủy, thận hư dẫn tới xương mềm, cơ thể suy yếu. Giữ cho thận khỏe mạnh sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và trường thọ.

Bổ sung đủ nước

Nước giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng quan trọng đến thận và các chất thải đến bàng quang dưới dạng nước tiểu. Nếu không bổ sung đủ nước, các cầu thận (một cấu trúc lọc nhỏ bên trong thận) có thể ngừng hoạt động, dẫn đến sỏi thận và nhiễm trùng.