Làm gì để tránh ngộ độc khi đi du lịch mùa hè?

Nguy cơ ngộ độc thực phẩm thường tăng cao trong mùa hè khi thời tiết nóng ẩm, thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển, xâm nhập đồ ăn, thức uống.

Mùa hè là thời gian lý tưởng để đi du lịch, khám phá ẩm thực vùng miền. Tuy nhiên, nhiệt độ cao kết hợp việc ăn uống thất thường dễ làm tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy hoặc ngộ độc thực phẩm.

Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình trong chuyến đi, bạn cần lưu ý một số nguyên tắc an toàn thực phẩm sau:

Chuẩn bị thực phẩm mang theo

Mang theo đồ ăn nhẹ dễ bảo quản như bánh quy, trái cây khô, hạt, lương khô, sữa hộp tiệt trùng… khi di chuyển đường dài. Tránh mang thực phẩm dễ hỏng như sữa tươi, thức ăn đã nấu chín không có dụng cụ giữ lạnh. Sử dụng hộp giữ nhiệt hoặc túi giữ lạnh, nếu cần mang theo thức ăn đã chế biến. Trong thời gian du lịch, chọn nơi ăn uống an toàn. Ưu tiên quán ăn sạch sẽ, đông khách, có niêm yết giá và đảm bảo vệ sinh. Tránh ăn tại hàng rong không che chắn, khu vực gần rác, cống rãnh, ruồi nhặng nhiều. Quan sát cách chế biến, bảo quản thực phẩm tại chỗ, không ăn đồ có dấu hiệu ôi thiu, nguội lạnh, chưa chín kỹ.

Tuyệt đối không ăn thức ăn chưa nấu chín như tiết canh, nem chua, nem chạo, gỏi, các loại rau sống ăn kèm... Khi đi du lịch, hãy cố gắng tránh các loại thực phẩm như thịt cá, rau củ chưa nấu chín càng nhiều càng tốt. Đối với các loại hoa quả khi ăn phải chú ý rửa sạch, gọt vỏ để tránh bị nhiễm thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản.

Cẩn trọng với nước uống và đá lạnh

Uống nước đóng chai có nhãn mác, còn nguyên nắp. Không uống nước lã hoặc nước từ nguồn không rõ ràng. Hạn chế dùng đá viên không đảm bảo vệ sinh (nên dùng đá viên có nguồn gốc từ cơ sở được cấp phép).

Ăn uống hợp lý

Tránh thử quá nhiều món lạ, không ăn quá no, quá nhiều món lạ một lúc, đặc biệt là món tái, sống, lạ bụng dễ gây rối loạn tiêu hóa. Nên mang theo thuốc tiêu hóa, men vi sinh, oresol, đề phòng trường hợp đầy bụng, tiêu chảy do ăn uống không phù hợp.

Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay sạch bằng xà phòng hoặc dùng nước rửa tay khô trước khi ăn. Luôn mang theo khăn giấy, khăn ướt, nước rửa tay khô, khẩu trang để sử dụng khi cần thiết.

Lưu ý đặc biệt khi đi du lịch cùng trẻ nhỏ hoặc người lớn tuổi

Chỉ cho trẻ ăn thức ăn quen thuộc, tránh thức ăn lạ, cay, dầu mỡ. Luôn chuẩn bị nước uống sạch, đồ ăn nhẹ dự phòng và sẵn sàng xử lý nếu có dấu hiệu tiêu chảy hay ngộ độc thực phẩm.

Một chuyến đi an toàn không chỉ là di chuyển thuận lợi mà còn là sự chủ động trong việc ăn uống lành mạnh, vệ sinh. Hãy chuẩn bị kỹ càng và lựa chọn thông minh để có một kỳ nghỉ trọn vẹn, không bị gián đoạn vì các vấn đề về thực phẩm.

Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), nguy cơ ngộ độc thực phẩm thường tăng cao trong mùa hè khi thời tiết nóng ẩm, thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển, xâm nhập đồ ăn, thức uống. Đặc biệt, khi du khách ăn, uống thực phẩm được giới thiệu là đặc sản địa phương của những người bán dạo ngoài trời tại các điểm du lịch thì rất dễ bị ngộ độc do bị nhiễm bẩn từ bụi, côn trùng, vệ sinh không đầy đủ hoặc do vi khuẩn phát triển dễ dàng hơn khi thực phẩm không được bảo quản trong vùng nhiệt độ an toàn.

Thêm vào đó, thói quen sử dụng, chế biến, bảo quản thực phẩm không đúng cách cũng là nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc. Những vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm thường gặp là vi khuẩn tả, vi khuẩn E.coli, Campylobacter... Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm có thể bắt đầu trong vòng vài giờ sau khi ăn thực phẩm bị ô nhiễm, thường bao gồm: Buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Tùy từng loại ngộ độc có thể gây sốt hoặc có triệu chứng rối loạn về thần kinh. Mức độ biểu hiện của các triệu chứng phụ thuộc vào chủng vi khuẩn gây ngộ độc.

Ăn đám cưới, nhiều người ở Bắc Giang nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm

Sau khi đi ăn cỗ tại một đám cưới, gần 60 người tại Bắc Giang xuất hiện các biểu hiện đau bụng, nôn, chóng mặt, tiêu chảy, phải nhập viện điều trị nghi do ngộ độc thực phẩm.

Tối 9/4, ông Hoàng Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND xã An Bá (huyện Sơn Động, Bắc Giang) cho biết, nhiều người tại địa phương nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cỗ đám cưới tại gia đình bà P.T.T (sinh năm 1976, tại thôn An Bá, xã An Bá, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang).
Trước đó, ngày 5/4, gia đình bà T tổ chức đám cưới con gái. Lễ cưới diễn ra tại khu Lán Than, thôn Vá với khoảng 680 khách mời. Thực đơn mâm cỗ bao gồm: Cơm, xôi đỗ, miến xào, khau nhục, thịt trâu xào, sốt vang, thịt gà luộc, nộm rau, canh măng, canh ngao, tôm, cháo ngô, rượu, dưa hấu... Gia đình bà T thuê ông Trần Văn Thành (sinh năm 1976) ở thôn Vá nấu cỗ trọn gói.

Loại thực phẩm đóng hộp nào dễ nhiễm botulinum?

Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), một số loại thực phẩm đóng hộp nếu không được sản xuất, bảo quản đúng cách có thể tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn Clostridium botulinum, gây ngộ độc.

Vi khuẩn Botulinum (Clostridium botulinum, viết tắt C.botulinum) là một loại vi khuẩn gram dương hình que, kỵ khí nên chỉ có thể phát triển trong môi trường thiếu oxy.
Năm 1895, lần đầu tiên vi khuẩn C.botulinum được công nhận và phân lập bởi Emile Van Ermengem khi phát hiện nhóm bệnh ngộ độc sau ăn giăm bông.

Ăn cơm nắm, 12 học sinh tiểu học ở Nghệ An nhập viện cấp cứu

12 học sinh của Trường Tiểu học thị trấn Đô Lương (Nghệ An) phải nhập viện cấp cứu nghi ngộ độc thực phẩm do ăn cơm nắm trước cổng trường.

Theo bà Đặng Thị Nhuận, Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Đô Lương, vào buổi sáng cùng ngày, một số học sinh có biểu hiện đau bụng và buồn nôn. Nhà trường nhanh chóng phối hợp với phụ huynh đưa 12 em đến Trạm Y tế thị trấn Đô Lương để kiểm tra và điều trị.

Thông tin ban đầu từ một số học sinh, vào sáng cùng ngày, các em đã ăn cơm nắm mua từ một quán ăn gần trường trước giờ vào lớp. Khoảng 1 tiếng sau thì xuất hiện các triệu chứng đau bụng, nôn... Các em đã được trạm y tế thăm khám, truyền dịch vì nghi ngộ độc thực phẩm.

Nghe An: An com nam, 12 hoc sinh tieu hoc nhap vien cap cuu
Trường Tiểu học thị trấn Đô Lương, huyện Đô Lương, Nghệ An nơi có 12 học sinh vừa phải đến trạm y tế xã điều trị vì nghi ngộ độc thực phẩm. Ảnh: PV/Danviet.vn

Tối 8/4, bà Đặng Thị Nhuận - Hiệu trưởng Trường tiểu học thị trấn Đô Lương, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An cho biết, hiện sức khỏe 12 học sinh đã ổn định và trở về nhà.

Lãnh đạo thị trấn Đô Lương cho biết, ngay sau khi vụ việc xảy ra, chính quyền đã phối hợp với lực lượng chức năng kiểm tra, chấn chỉnh các hàng quán vỉa hè xung quanh trường nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, tránh ảnh hưởng đến học sinh trong thời gian tới.

Phụ huynh cũng được khuyến cáo cần quan tâm hơn đến bữa ăn sáng của con em, hạn chế việc mua thực phẩm từ các hàng quán nhỏ lẻ không đảm bảo vệ sinh. Đồng thời nên hạn chế việc cho học sinh tự mua đồ ăn sáng, vì có thể thiếu cẩn trọng trong lựa chọn thực phẩm, dẫn đến mua phải đồ ăn không rõ nguồn gốc, tiềm ẩn nhiều nguy cơ.