Mỹ ghi nhận số ca mắc sởi cao nhất trong vòng 33 năm qua

Dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins, Mỹ ghi nhận số ca mắc sởi cao nhất trong vòng 33 năm qua.

Theo dữ liệu từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), ít nhất 1.277 ca sởi đã được ghi nhận trong năm nay, vượt qua con số kỷ lục 1.274 ca của năm 2019. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng con số thực tế có thể cao hơn nhiều do nhiều ca không được báo cáo.

Đã có ba ca tử vong vì sởi trong năm nay tại Mỹ, bao gồm hai trẻ em ở Texas và một người lớn ở New Mexico – tất cả đều chưa được tiêm vắc xin. Đây là số ca tử vong cao nhất do sởi tại Mỹ trong 25 năm qua.

Bệnh viện Seminole ở Seminole (Texas) - khu vực có nhiều ca mắc bệnh sởi (Ảnh: Washington Post)

Phần lớn các ca bệnh tập trung ở Texas với hơn 750 ca liên quan đến đợt bùng phát bắt đầu vào cuối tháng 1. Riêng tại Gaines đã ghi nhận hơn 400 ca, nơi gần 1/4 trẻ mẫu giáo không được tiêm vắc xin sởi.

Mexico đã ban hành cảnh báo đi lại đến Mỹ và Canada vào tháng 4, còn CDC Mỹ cũng khuyến cáo tất cả khách quốc tế nên tiêm đủ hai liều vắc xin sởi trước khi di chuyển.

Triệu chứng bệnh sởi. Ảnh: Baylor.

Theo CDC, Khoảng 92% số ca mắc sởi trong năm 2025 là ở những người chưa tiêm vắc xin hoặc không rõ tình trạng tiêm chủng. chỉ khoảng 8% người nhiễm đã từng tiêm một hoặc hai liều vắc xin sởi.

Ca tử vong do sởi ở trẻ sơ sinh gần đây nhất tại Mỹ xảy ra năm 2003, ba năm sau (năm 2020) khi Mỹ tuyên bố đã loại trừ hoàn toàn bệnh này nhờ chương trình tiêm chủng. Trong khi đó, đợt bùng phát lớn gần đây nhất được ghi nhận vào năm 2019 trong cộng đồng Do Thái Chính thống giáo ở New York và New Jersey, với 1.274 ca mắc nhưng không có ca tử vong.

Sự sụt giảm tỷ lệ tiêm vắc xin đã góp phần khiến số ca mắc sởi tại Mỹ trong năm 2025 đạt kỷ lục kể từ khi bệnh này được tuyên bố "bị xóa sổ" vào năm 2000.

Bệnh sởi từng được tuyên bố chính thức bị loại trừ khỏi nước Mỹ vào năm 2000 nhờ tỷ lệ tiêm chủng cao và khả năng ứng phó dịch nhanh chóng. Dù vậy, các ca bệnh lẻ tẻ vẫn xuất hiện định kỳ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các đợt bùng phát lớn - với 50 ca trở lên - ngày càng phổ biến hơn, đặc biệt tại các cộng đồng khép kín có tỷ lệ tiêm vắc xin thấp.

Sởi biến chứng nặng, hai người đàn ông phải hồi sức tích cực

Sởi giai đoạn đầu có thể chỉ là sốt, ho, phát ban, nhưng biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não, viêm cơ tim, suy đa tạng... có thể xảy ra rất nhanh.

Sởi biến chứng suy hô hấp, suy đa tạng....

Hai người đàn ông trong độ tuổi lao động, không có tiền sử bệnh nền nặng, hiện đang chiến đấu giành lại sự sống từng giờ tại đơn vị Hồi sức tích cực - Viện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai vì mắc sởi.

Tắm lá chữa sởi thanh niên 17 tuổi nổi phỏng nước toàn thân

Việc tự ý điều trị tại nhà không đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa và đặc biệt là bội nhiễm da.

Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí vừa tiếp nhận trường hợp nam thanh niên 17 tuổi (Hoàng Quế - Đông Triều) nhập viện trong tình trạng viêm da tiếp xúc bội nhiễm nghiêm trọng sau khi tự điều trị bệnh tại nhà.

Theo gia đình cho biết, trước đó khoảng 10 ngày, người bệnh xuất hiện các triệu chứng sốt, nổi ban đỏ toàn thân nghi là mắc bệnh sởi. Tuy nhiên thay vì đến cơ sở y tế thăm khám để nhận được tư vấn điều trị từ bác sĩ, người nhà lại tự mua các loại thuốc nam về uống, lá thảo dược để tắm và bôi thuốc xanh methylen.

Cả nước thêm 2 ca tử vong do mắc sởi trong tuần qua

Tối 19/4, Bộ Y tế cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh sởi trên cả nước. Trong tuần qua, cả nước đã ghi nhận 4.122 trường hợp nghi mắc sởi, thêm 2 ca tử vong.

Theo Bộ Y tế, trong tuần 16 (từ ngày 12-17/4), cả nước ghi nhận 4.122 trường hợp nghi mắc sởi, giảm 8,8% so với tuần trước (4.519 trường hợp) và ghi nhận thêm 2 trường hợp tử vong liên quan đến sởi, trong đó một trường hợp đang điều trị ung thư, có nhiều bệnh nền và một trường hợp trẻ nhập viện muộn sau 3 ngày.
Tính từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận rải rác 76.312 trường hợp nghi sởi tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 8.614 trường hợp dương tính, có 10 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi được ghi nhận.
Ca nuoc them 2 ca tu vong do mac soi trong tuan qua
 Ảnh minh hoạ/Nguồn Bộ Y tế
Nhận định về tình hình dịch, Bộ Y tế thông tin số ca mắc có xu hướng tăng từ tuần 9, chững lại ở tuần 14 và giảm ở các tuần 15, 16. Hầu hết các tỉnh có số mắc tăng nằm ở khu vực phía Bắc. Các tỉnh phía Bắc có số mắc tăng bắt đầu từ năm 2025 (năm 2024 có số mắc rất thấp), số mắc ở các khu vực còn lại cơ bản đã chững lại và xu hướng tăng không rõ như thời gian trước.
Độ tuổi mắc bệnh sởi đã bắt đầu có sự thay đổi theo nhóm tuổi sau thời điểm hạn kết thúc chiến dịch tiêm vắc xin phòng, chống bệnh sởi. So với 3 tháng đầu năm 2025, nhóm từ trên 1 tuổi đến 10 tuổi (chiếm 61%) đã giảm 6%; giảm nhẹ ở nhóm dưới 1 tuổi (chiếm 2,7%), giảm 0,4% (bao gồm cả nhóm trẻ dưới 6 tháng tuổi không có chỉ định tiêm vắc xin sởi); nhóm trên 10 tuổi (chiếm 35,9%) tăng 6,4% (nhóm trên 10 tuổi: 11-15 tuổi chiếm 19,2%, và nhóm trên 16 tuổi chiếm 16,7%).
Cho đến nay, hầu hết các tỉnh, thành phố đã khẩn trương xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai tại địa phương, huy động sự tham gia hỗ trợ của các ban ngành, các cấp chính quyền tại địa phương trong việc rà soát đối tượng, tổ chức triển khai.
Đến hết ngày 17/4/2025, có 52/54 tỉnh đạt tỷ lệ tiêm trên 95% (đạt chỉ tiêu theo kế hoạch); 2/54 tỉnh tỷ lệ tiêm cao từ 90-95%. Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng chú trọng đến công tác thông tin và phối hợp, làm việc với Trung tâm Thông tin Y tế Quốc gia để nâng cao chất lượng báo cáo bệnh truyền nhiễm, phối hợp với các cơ quan báo chí để tuyên truyền về tình hình dịch và các biện pháp phòng chống.
Hiện, Bộ Y tế đã có công văn gửi Viện Vệ dịch tễ/Pasteur và Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc rà soát, đề xuất đăng ký đối tượng tiêm vắc xin phòng, chống bệnh sởi; phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3, đồng thời chỉ đạo các cơ sở y tế tăng cường công tác khám chữa bệnh và kiểm soát lây nhiễm.
Bộ Y tế đề nghị, các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur hướng dẫn các tỉnh, thành phố rà soát, thống kê lại số đối tượng thuộc nhóm từ 11 đến 15 tuổi, trong đó nêu rõ số đối tượng ở những vùng nguy cơ cao; đồng thời phối hợp tổ chức triển khai kế hoạch chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3.