Thanh toán BHYT đối với thuốc y học cổ truyền, dược liệu

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư hướng dẫn thanh toán bảo hiểm y tế (BHYT) đối với thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc có kết hợp dược chất với dược liệu...

Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 27/2025/TT-BYT quy định nguyên tắc, tiêu chí xây dựng, cập nhật, ghi thông tin, cấu trúc danh mục và hướng dẫn thanh toán đối với thuốc dược liệu, thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu, thuốc cổ truyền, dược liệu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế.

Theo đó, nguyên tắc xây dựng, cập nhật danh mục được xây dựng nhằm thúc đẩy thực hiện chính sách sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả và phát triển y học cổ truyền. Đáp ứng nhu cầu điều trị bằng y học cổ truyền, phù hợp mô hình bệnh tật của Việt Nam. Khuyến khích sử dụng thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền được sản xuất từ nguyên liệu nuôi trồng trong nước; kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại.

Ảnh minh họa/Internet

Ảnh minh họa/Internet

Bảo đảm quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế, góp phần từng bước thực hiện giảm tỷ lệ chi trả trực tiếp của người tham gia bảo hiểm y tế. Bảo đảm khả năng chi trả của quỹ bảo hiểm y tế trong từng giai đoạn. Kế thừa chọn lọc các danh mục thuốc đã được Bộ trưởng Y tế ban hành. Tham khảo danh mục thuốc thiết yếu của Việt Nam đồng thời tạo điều kiện phát triển y tế cơ sở.

Về nguyên tắc thanh toán, thông tư quy định, quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí thuốc dược liệu, thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu, thuốc cổ truyền, dược liệu, thuốc thang sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và thuốc do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tự chế biến, bào chế căn cứ vào số lượng thực tế sử dụng cho người bệnh, giá mua của cơ sở theo quy định của pháp luật về đấu thầu, chi phí hao hụt trong quá trình bảo quản, vận chuyển, cấp phát, pha chế, cân chia, phân chia liều, sử dụng thuốc theo quy định của Bộ trưởng Y tế và các chi phí khác (nếu có) trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

Bảo đảm quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế khi khám bệnh tại các cơ sở y tế. (Ảnh minh họa/Internet)

Bảo đảm quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế khi khám bệnh tại các cơ sở y tế. (Ảnh minh họa/Internet)

Đối với chi phí quản lý và chi phí khấu hao máy móc đối với dược liệu, thuốc do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tự chế biến, bào chế quy định tại Thông tư này, quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo lộ trình điều chỉnh các yếu tố cấu thành giá dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế và được áp dụng cùng thời điểm với giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định.

Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu có tên trong danh mục thuốc y học cổ truyền thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế hoặc theo tên thành phần của thuốc trong trường hợp thành phần thuốc có cách ghi tên khác nhau.

Ngoài ra, thông tư cũng quy định cụ thể về thanh toán đối với vị thuốc cổ truyền, thanh toán đối với thuốc thang, thanh toán đối với thuốc chế phẩm do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tự chế biến, bào chế, thuốc được thanh toán trong trường hợp đặc biệt.

Thông tư cũng quy định rõ, quỹ bảo hiểm y tế không thanh toán đối với thuốc, lô thuốc đã có văn bản đình chỉ lưu hành hoặc thu hồi của cấp có thẩm quyền; Chi phí thuốc đã được kết cấu vào giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hoặc giá thu trọn gói theo ca bệnh theo quy định hiện hành; Phần chi phí của thuốc được ngân sách nhà nước hoặc các nguồn kinh phí khác chi trả.

Thông tư này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2025.

Bộ Y tế siết tình trạng bán thuốc không theo đơn

Từ ngày 1/10/2025, tất cả các bệnh viện phải thực hiện kê đơn thuốc điện tử. Đây là bước tiến rất lớn trong kiểm soát tình trạng bán thuốc không theo đơn.

Những điểm mới trong Thông tư 26/2025/TT-BYT vừa được Bộ Y tế ban hành sẽ siết chặt công tác kê đơn thuốc ngoại trú, thúc đẩy nhanh quá trình liên thông đơn thuốc điện tử quốc gia, triển khai bệnh án điện tử trên toàn quốc từ năm 2026.

Bên cạnh đó, Thông tư này còn yêu cầu bổ sung các trường thông tin bắt buộc trong đơn thuốc như số định danh cá nhân, số căn cước công dân, số căn cước hoặc số hộ chiếu của người bệnh.... và đưa ra quy định cụ thể về liều dùng, số lần dùng thuốc trong ngày, thời gian sử dụng. Thay đổi kỹ thuật nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn với người bệnh.

Thuốc phải tiêu hủy trong trường hợp nào?

Bộ Y tế ban hành Thông tư số 30/2025/TT-BYT hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc và thu hồi, xử lý thuốc vi phạm.

Thông tư 30/2025/TT-BYT của Bộ Y tế do Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên ký ban hành hướng dẫn chi tiết việc áp dụng tiêu chuẩn chất lượng thuốc (thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, vắc xin, sinh phẩm), nguyên liệu làm thuốc (trừ dược liệu, vị thuốc cổ truyền); Việc kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc và quy trình thu hồi, xử lý thuốc vi phạm.

Theo Thông tư này, việc hủy thuốc được tiến hành khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Hơn 250 bệnh được kê đơn thuốc ngoại trú từ 30 - 90 ngày

Theo quy định mới nhất của Bộ Y tế, từ ngày 1/7/2025, có hơn 250 bệnh sẽ được kê đơn thuốc ngoại trú trên 30 ngày và không quá 90 ngày.

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1/7.

Theo Thông tư mới này, người bệnh mắc một số bệnh mạn tính thuộc danh mục cho phép sẽ được kê đơn thuốc ngoại trú trên 30 ngày, thay vì giới hạn tối đa 30 ngày như trước đó.