Công ty Linh Anh bị thu hồi 9 sản phẩm trên toàn quốc

Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp & Dịch vụ Linh Anh vừa bị cơ quan chức năng đình chỉ lưu hành, thu hồi 9 sản phẩm mỹ phẩm do vi phạm quy định về công thức và nhãn mác.

Ngày 8/5/2025, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã ban hành thông báo về việc đình chỉ lưu hành và thu hồi 9 sản phẩm mỹ phẩm trên toàn quốc. Các sản phẩm này thuộc Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp & Dịch vụ Linh Anh, có địa chỉ tại Khu 5, thị trấn Thanh Ba, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ (địa chỉ hiện nay số nhà 02, ngõ 318, đường Đào Giã, khu 5, thị trấn Thanh Ba, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ).
Quyết định được đưa ra dựa trên kết quả kiểm tra từ báo cáo của Sở Y tế tỉnh Phú Thọ.
Lý do thu hồi, do 9 sản phẩm của Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp & Dịch vụ Linh Anh có công thức không đúng như hồ sơ đã công bố, có nhãn ghi công dụng không phù hợp với hồ sơ công bố.

Trong đó, 2 sản phẩm bị thu hồi với lý do mỹ phẩm lưu thông có công thức không đúng như hồ sơ đã công bố và nhãn ghi công dụng không phù hợp với hồ sơ công bố. Đó là các sản phẩm Zunya Shiny Faccial Cleanser (số tiếp nhận Phiếu công bố 198234/23/CBMP-QLD cấp ngày 24/3/2023) và Zun Ya Collagen 3D  Perfect Whitening Cream Make Up (số tiếp nhận Phiếu công bố 162638/21/CBMP-QLD cấp ngày 3/12/2021).

7 sản phẩm còn lại bị thu hồi do có nhãn ghi công dụng không phù hợp với hồ sơ công bố, bao gồm: Zun Ya Nano Collagen 3D Whitening Day Cream SPF50+++, số tiếp nhận Phiếu công bố 131891/20/CBMP-QLD cấp ngày 28/08/2020; Zun Ya  Serum Nano Collagen 3D Spot Whitening, số tiếp nhận Phiếu công bố cấp ngày 28/08/2020; Zunya Cleansing Water,  số tiếp nhận Phiếu công bố cấp ngày 28/08/2020; Zunya Stem Cell Serum, số tiếp nhận Phiếu công bố 238530/24/CBMP-QLD cấp ngày 12/03/2024; Zunya Pure Clean Peeling Gel,  số tiếp nhận Phiếu công bố 238530/24/CBMP-QLD cấp ngày 12/03/2024; Zunya Essence Suncream SPF 50+/PA +++ UVA/UVB Protection, số tiếp nhận Phiếu công bố 212911/23/CBMP-QLD cấp ngày 27/09/2023; Sakenzin White Day  Cream, số tiếp nhận Phiếu công bố CBMP cấp ngày 14/08/2023.

Cong ty Linh Anh bi thu hoi 9 san pham tren toan quoc
Sản phẩm Zun Ya Collagen 3D  Perfect Whitening Cream Make Up  của Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp & Dịch vụ Linh Anh bị Cục Quản lý Dược yêu cầu thu hồi để tiêu hủy. (Ảnh thuonghieucongluan/vn)
Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng mỹ phẩm trên địa bàn ngừng ngay việc kinh doanh, sử dụng 9 sản phẩm nêu trên và trả lại cơ sở cung ứng sản phẩm.
Cùng với đó, tiến hành thu hồi sản phẩm vi phạm nêu trên; Kiểm tra, giám sát các đơn vị thực hiện thông báo này; Xử lý các đơn vị vi phạm theo quy định hiện hành.
Đối với Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp & Dịch vụ Linh Anh, Cục Quản lý Dược yêu cầu phải gửi thông báo thu hồi tới những nơi phân phối, sử dụng 9 sản phẩm nêu trên; Tiếp nhận sản phẩm trả lại từ các cơ sở kinh doanh và tiến hành thu hồi toàn bộ sản phẩm không đáp ứng quy định. Trong đó, thu hồi để tiêu hủy sản phẩm đối với 2 sản phẩm Zunya Shiny Faccial Cleanser và Zun Ya Collagen 3D  Perfect Whitening Cream Make Up.
Còn 7 sản phẩm khác là Zun Ya Nano Collagen 3D Whitening Day Cream SPF50+++, Zun Ya Serum Nano Collagen 3D Spot Whitening, Zunya Cleansing Water, Zunya Stem Cell Serum, Zunya Pure Clean Peeling Gel, Zunya Essence Suncream SPF 50+/PA +++ UVA/UVB Protection, Sakenzin White Day  Cream, thì tiếp nhận sản phẩm trả lại từ các cơ sở kinh doanh và tiến hành thu hồi toàn bộ sản phẩm không đáp ứng quy định.
Trường hợp không loại bỏ yếu tố vi phạm (không thể tách rời nhãn hàng hóa vi phạm ra khỏi hàng hóa) thì buộc tiêu hủy sản phẩm theo quy định tại khoản 54 Điều 2 Nghị định số 126/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021.
Đồng thời, gửi báo cáo thu hồi 9 sản phẩm nêu trên về Cục Quản lý Dược trước ngày 20/5/2025.
Đối với Sở Y tế tỉnh Phú Thọ, Cục Quản lý Dược đề nghị giám sát Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp & Dịch vụ Linh Anh trong việc thực hiện thu hồi 9 sản phẩm nêu trên không đáp ứng quy định; Báo cáo kết quả giám sát về Cục Quản lý Dược trước ngày 30/5/2025.

Bộ Y tế yêu cầu thu hồi 12 loại sữa giả trên toàn quốc

Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiểm tra, thu hồi toàn bộ 12 loại thực phẩm, dinh dưỡng (dạng sữa bột) là hàng giả còn trên thị trường.

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn số 832 đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Sở An toàn thực phẩm TP HCM; Ban quản lý an toàn thực phẩm TP Đà Nẵng; Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm các địa phương kiểm tra, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương thu hồi toàn bộ 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (dạng sữa bột) là hàng giả trên thị trường.
Đồng thời, phối hợp với Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an xử lý, giải quyết theo quy định của pháp luật.
Theo đó, kết quả điều tra ban đầu xác định đường dây sữa giả của Công ty Rance Pharma và Hacofood Group đã sản xuất 84 loại sữa bột và hơn 26.000 lon sữa.
Bo Y te yeu cau thu hoi 12 loai sua gia tren toan quoc
Một trong số 12 loại sữa dạng bột đã xác định là hàng giả (giả chất lượng)/ ẢnhVietnamnet
Hiện, cơ quan công an xác định 12 loại sữa bột có chỉ tiêu chất lượng một số chất chính đạt dưới 70% so với công bố, còn gọi là hàng giả. 72 sản phẩm còn lại đang được làm rõ.
Cục An toàn thực phẩm cũng khuyến cáo người dân không nên sử dụng 72 sản phẩm sữa đang được tiếp tục điều tra của Công ty CP Dược Quốc tế Rance Pharma, Công ty CP Dược dinh dưỡng Hacofood, cho đến khi có kết luận cuối cùng của cơ quan công an.
Đồng thời, Cục An toàn thực phẩm yêu cầu các đơn vị tăng cường thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm thực phẩm giả, kém chất lượng.
Trong 12 sản phẩm sữa bột giả được phát hiện có nhiều sản phẩm cho trẻ nhỏ; trẻ nhẹ cân, thiếu tháng; người bệnh cần chế độ ăn đặc biệt; người mắc bệnh thận, tiểu đường; phụ nữ mang thai, người muốn tăng cân…
Đồng thời Cục An toàn thực phẩm yêu cầu các đơn vị nêu trên tiếp tục thực hiện nghiêm các nội dung chỉ đạo tại công văn số 2021/BYT- ATTP ngày 08/4/2025 của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm và công văn số 790/ATTP-SP ngày 19/4/2025 của Cục An toàn thực phẩm về việc tăng cường kiểm tra, hậu kiểm thực phẩm giả kém chất lượng.

Thu hồi thuốc cốm pha hỗn dịch uống Pyfaclor Kid của Dược phẩm Pymepharco

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ra thông báo thu hồi thuốc cốm pha hỗn dịch uống Pyfaclor Kid do Công ty Cổ phần Dược phẩm Pymepharco sản xuất.

Ngày 19/3, Cục Quản lý Dược đã thông báo Công văn số 841/QLD-CL về việc thu hồi toàn quốc lô thuốc Cốm pha hỗn dịch uống Pyfaclor Kid (Cefaclor 125mg), Số GĐKLH VD-26427-17, Số lô 330823, NSX 10823, HD 210826; Số lô 050124, NSX 250124, HD 250127) do vi phạm mức độ 3. Sản phẩm do Công ty Cổ phần Dược phẩm Pymepharco sản xuất.
Cục Quản lý Dược yêu cầu Công ty Cổ phần Dược phẩm Pymepharco phối hợp với nhà phân phối thuốc phải gửi thông báo thu hồi tới các cơ sở bán buôn, bán lẻ, sử dụng sản phẩm cốm pha hỗn dịch uống Pyfaclor Kid vi phạm và tiến hành thu hồi toàn bộ lô thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng; Phối hợp với cơ quan kiểm tra chất lượng, cơ quan kiểm nghiệm thuốc Nhà nước tiến hành lấy 3 mẫu bổ sung của mỗi lô thuốc và gửi mẫu đã lấy tới Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương hoặc Viện kiểm nghiệm thuốc TP.HCM để kiểm tra chất lượng đối với chỉ tiêu về tính chất, định lượng.
Thu hoi thuoc com pha hon dich uong Pyfaclor Kid cua Duoc pham Pymepharco
 Thu hồi toàn quốc 2 lô thuốc cốm pha hỗn dịch uống Pyfaclor Kid (Cefaclor 125mg) vi phạm mức độ 3 (Ảnh minh hoạ/ Nguồn Nhà thuốc Upharma).
Đồng thời, công ty này phải báo cáo việc thu hồi về Cục Quản lý Dược trong vòng 33 ngày kể từ ngày ký Công văn, hồ sơ thu hồi bao gồm số lượng sản xuất, số lượng phân phối, ngày sản xuất, số lượng thu hồi, các bằng chứng về việc thực hiện thu hồi tại các cơ sở bán buôn, bán lẻ, sử dụng đã mua thuốc theo quy định tại Thông tư số 11/2018/TT-BYT ngày 04/05/2018 của Bộ Y tế quy định về chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
Cục cũng đã yêu cầu Sở Y tế các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, Y tế các ngành thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc thu hồi lô thuốc không đạt chất lượng nêu trên, công bố thông tin về quyết định thu hồi thuốc trên Trang thông tin điện tử của Sở, kiểm tra và giám sát các đơn vị thực hiện thông báo này; Xử lý những đơn vị vi phạm theo quy định hiện hành; Báo cáo về Cục Quản lý Dược và các cơ quan chức năng có liên quan. Sở Y tế Phú Yên kiểm tra và giám sát Công ty cổ phần dược phẩm Pymepharco thực hiện việc thu hồi và xử lý thuốc bị thu hồi theo quy định.
Trước đó, Viện kiểm nghiệm thuốc TP HCM đã báo cáo Cục Quản lý Dược kết quả lấy mẫu bổ sung đối với thuốc cốm pha hỗn dịch uống Pyfaclor Kid nói trên không đạt tiêu chuẩn chất lượng, được xác định là vi phạm mức độ 3.
Thuốc cốm pha hỗn dịch uống Pyfaclor Kid điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và hô hấp dưới mức độ nhẹ và vừa, nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng, nhiễm khuẩn da và mô mềm.

Hơn 28 tấn yến mạch ở Mỹ bị thu hồi

Hơn 28 tấn yến mạch của Công ty Grain Millers bị thu hồi tại Mỹ do nghi ngờ lẫn tạp chất nhựa.

Theo VietQ.vn, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) vừa phát thông báo về việc thu hồi 63.200 pound (tương đương hơn 28 tấn) yến mạch của Công ty Grain Millers có trụ sở tại Eden Prairie, bang Minnesota (Hoa Kỳ) do “có khả năng lẫn tạp chất là nhựa”.
Theo FDA, hai dòng sản phẩm bị ảnh hưởng là yến mạch cuộn thường (regular rolled oats) và yến mạch cuộn ăn liền (quick rolled oats). Cả hai loại đều đóng gói dạng bao lớn (supersacks) dùng cho mục đích sản xuất thực phẩm quy mô lớn, như bánh ngũ cốc, granola hay các sản phẩm nướng.
Hon 28 tan yen mach o My bi thu hoi
 
Cụ thể, hai dòng sản phẩm bị thu hồi gồm yến mạch cuộn thường mã số 810239153, lô hàng 250131N-1, đóng gói trong bao lớn 1.800 pound, với tổng cộng 20 túi xuất xứ từ nhà máy tại Yorkton, Saskatchewan (Canada) và yến mạch cuộn ăn liền mã số 811176, lô hàng 250202N-2, đóng gói 1.600 pound/túi, tổng cộng 17 túi, cũng từ cùng nhà máy.
FDA cho biết các sản phẩm này chủ yếu được phân phối tới hai bang California và Indiana, nhiều khả năng cho các cơ sở chế biến thực phẩm quy mô lớn. Hiện chưa rõ cụ thể cách thức phát hiện tạp chất và FDA vẫn chưa xếp loại mức độ nghiêm trọng của vụ việc. Theo thông lệ, FDA sẽ phân loại thu hồi theo ba mức: Loại I (nguy hiểm nghiêm trọng), Loại II (nguy cơ trung bình), và Loại III (ít nghiêm trọng).
Grain Millers được giới thiệu là nhà chế biến yến mạch hữu cơ lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 25% thị phần Bắc Mỹ. Trên website chính thức, công ty mô tả yến mạch cuộn thường được sử dụng làm bột yến mạch nấu truyền thống hoặc nguyên liệu làm bánh, trong khi yến mạch cuộn ăn liền phù hợp hơn với ngũ cốc ăn sáng hoặc bánh thanh dinh dưỡng.
Dù sự cố lần này chủ yếu liên quan đến các đơn vị sản xuất quy mô lớn, người tiêu dùng cũng nên lưu ý, nhất là trong bối cảnh có những thông tin cho rằng FDA đang xem xét điều chỉnh quy trình thanh tra an toàn thực phẩm.
Yến mạch vốn được xem là thực phẩm tốt cho tim mạch nhờ hàm lượng chất xơ hòa tan cao, giúp giảm cholesterol xấu. Tuy nhiên, sự cố như trên cho thấy rủi ro mất an toàn thực phẩm có thể xảy ra ở bất kỳ khâu nào trong chuỗi sản xuất – đặc biệt khi sản phẩm được tiêu thụ ở quy mô lớn.