Thu hồi thuốc cốm pha hỗn dịch uống Pyfaclor Kid của Dược phẩm Pymepharco

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ra thông báo thu hồi thuốc cốm pha hỗn dịch uống Pyfaclor Kid do Công ty Cổ phần Dược phẩm Pymepharco sản xuất.

Ngày 19/3, Cục Quản lý Dược đã thông báo Công văn số 841/QLD-CL về việc thu hồi toàn quốc lô thuốc Cốm pha hỗn dịch uống Pyfaclor Kid (Cefaclor 125mg), Số GĐKLH VD-26427-17, Số lô 330823, NSX 10823, HD 210826; Số lô 050124, NSX 250124, HD 250127) do vi phạm mức độ 3. Sản phẩm do Công ty Cổ phần Dược phẩm Pymepharco sản xuất.
Cục Quản lý Dược yêu cầu Công ty Cổ phần Dược phẩm Pymepharco phối hợp với nhà phân phối thuốc phải gửi thông báo thu hồi tới các cơ sở bán buôn, bán lẻ, sử dụng sản phẩm cốm pha hỗn dịch uống Pyfaclor Kid vi phạm và tiến hành thu hồi toàn bộ lô thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng; Phối hợp với cơ quan kiểm tra chất lượng, cơ quan kiểm nghiệm thuốc Nhà nước tiến hành lấy 3 mẫu bổ sung của mỗi lô thuốc và gửi mẫu đã lấy tới Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương hoặc Viện kiểm nghiệm thuốc TP.HCM để kiểm tra chất lượng đối với chỉ tiêu về tính chất, định lượng.
Thu hoi thuoc com pha hon dich uong Pyfaclor Kid cua Duoc pham Pymepharco
 Thu hồi toàn quốc 2 lô thuốc cốm pha hỗn dịch uống Pyfaclor Kid (Cefaclor 125mg) vi phạm mức độ 3 (Ảnh minh hoạ/ Nguồn Nhà thuốc Upharma).
Đồng thời, công ty này phải báo cáo việc thu hồi về Cục Quản lý Dược trong vòng 33 ngày kể từ ngày ký Công văn, hồ sơ thu hồi bao gồm số lượng sản xuất, số lượng phân phối, ngày sản xuất, số lượng thu hồi, các bằng chứng về việc thực hiện thu hồi tại các cơ sở bán buôn, bán lẻ, sử dụng đã mua thuốc theo quy định tại Thông tư số 11/2018/TT-BYT ngày 04/05/2018 của Bộ Y tế quy định về chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
Cục cũng đã yêu cầu Sở Y tế các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, Y tế các ngành thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc thu hồi lô thuốc không đạt chất lượng nêu trên, công bố thông tin về quyết định thu hồi thuốc trên Trang thông tin điện tử của Sở, kiểm tra và giám sát các đơn vị thực hiện thông báo này; Xử lý những đơn vị vi phạm theo quy định hiện hành; Báo cáo về Cục Quản lý Dược và các cơ quan chức năng có liên quan. Sở Y tế Phú Yên kiểm tra và giám sát Công ty cổ phần dược phẩm Pymepharco thực hiện việc thu hồi và xử lý thuốc bị thu hồi theo quy định.
Trước đó, Viện kiểm nghiệm thuốc TP HCM đã báo cáo Cục Quản lý Dược kết quả lấy mẫu bổ sung đối với thuốc cốm pha hỗn dịch uống Pyfaclor Kid nói trên không đạt tiêu chuẩn chất lượng, được xác định là vi phạm mức độ 3.
Thuốc cốm pha hỗn dịch uống Pyfaclor Kid điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và hô hấp dưới mức độ nhẹ và vừa, nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng, nhiễm khuẩn da và mô mềm.

L'Oréal thu hồi kem trị mụn do nghi nhiễm chất gây ung thư

Hãng mỹ phẩm L'Oreal đã thu hồi các lô Effaclar Duo trị mụn tại Mỹ do lo ngại sản phẩm có thể chứa benzene, một chất gây ung thư.

Việc thu hồi của L'Oreal diễn ra sau khi Vailsure - phòng thí nghiệm độc lập tại Connecticut (Mỹ), cảnh báo rằng nhiều sản phẩm chứa benzoyl peroxide trên thị trường có nồng độ benzene cao. Phát hiện này đã thúc đẩy Vailsure kêu gọi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) thu hồi các sản phẩm nhiễm benzene.

Công ty TNHH MTV 120 Armephaco bị xử phạt 215 triệu đồng

Thanh tra Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định số 9/QĐ-XPHC ngày 17/3/2025 xử phạt Công ty TNHH MTV 120 Armephaco số tiền 215 triệu đồng về 3 hành vi vi phạm quy định trong quá trình sản xuất, lưu hành một số loại thuốc.

Theo quyết định xử phạt của Thanh tra Bộ Y tế, Công ty TNHH MTV 120 Armephaco có trụ sở chính tại quận Long Biên, TP Hà Nội do bà Nguyễn Thị Hương làm Giám đốc đã thực hiện 3 hành vi vi phạm chính, cụ thể:

Nguy cơ sốt xuất huyết Dengue bùng phát

Thời tiết giao mùa tạo điều kiện cho các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, tác nhân truyền bệnh phát triển, đặc biệt là muỗi vằn - trung gian truyền sốt xuất huyết Dengue.

Nhiều năm qua, sốt xuất huyết Dengue đã không còn là bệnh của riêng mùa mưa.
Theo thống kê từ Cục Phòng bệnh, chỉ trong 2 tháng đầu năm 2025, TPHCM đã ghi nhận 4.213 ca sốt xuất huyết Dengue, tăng 125,3% so với cùng kỳ năm 2024, dù chưa vào mùa mưa. Tình hình miền Bắc nước ta cũng đáng báo động khi trong đợt rét đầu năm 2025, Hà Nội vẫn ghi nhận 137 ca mắc. Trước đó, năm 2023, Hà Nội ghi nhận số ca mắc sốt xuất huyết Dengue cao gấp đôi so với TP HCM – điều chưa từng xảy ra trong 40 năm.

Bên cạnh đó, vào thời điểm giao mùa, không chỉ sốt xuất huyết Dengue mà người dân còn phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác, như cúm và tay chân miệng.

Cụ thể, trong tháng 1/2025, Hà Nội ghi nhận 820 trường hợp mắc cúm, tăng 51 ca so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, tính từ 24/2/2025 đến 2/3/2025, TP HCM ghi nhận số ca mắc tay chân miệng tăng hơn 62% so với trung bình 4 tuần trước.

Nguy co sot xuat huyet Dengue bung phat
 Ảnh minh hoạ/ Nguồn báo Đầu tư

Theo BS Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, sốt xuất huyết diễn biến khó lường và phức tạp, có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn. Trong đó các đối tượng có nguy cơ trở nặng cao là trẻ em, phụ nữ có thai, người mắc các bệnh mãn tính, béo phì…

Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng nguy hiểm do sốt xuất huyết như tụt huyết áp, suy tim, suy thận, sốc mất máu, suy đa tạng, xuất huyết não, hôn mê…

Với phụ nữ mang thai, sốt xuất huyết có thể gây suy thai, sinh non, thai chết lưu. Người mẹ có thể bị chảy máu khó cầm, tiền sản giật, tổn thương chức năng gan, thận, chảy máu kéo dài khi chuyển dạ gây nguy hiểm tính mạng.

Theo PGS-TS.Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, Việt Nam hiện đang lưu hành cả 4 tuýp huyết thanh virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết, trong đó tuýp virus lưu hành chủ yếu là DEN-1, DEN-2. Tuýp DEN-2 thường liên quan đến các trường hợp mắc sốt xuất huyết nghiêm trọng và gây dịch. Đây cũng là nguyên nhân lớn dẫn đến các ca tử vong liên quan do bệnh.

Được biết, hiện vắc xin sốt xuất huyết của Takeda được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng tại Việt Nam vào tháng 5/2024, dành cho trẻ em từ 4 tuổi trở lên và người lớn.

Vắc xin có hiệu quả phòng cả 4 tuýp virus sốt xuất huyết gây bệnh (DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4) hiệu quả lên đến hơn 80%, ngăn ngừa nguy cơ nhập viện lên đến 90%. Đặc biệt, vắc-xin có hiệu quả phòng tái nhiễm cho người từng mắc sốt xuất huyết.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng khuyến nghị việc tiêm vắc xin phòng sốt xuất huyết Dengue cần được tích hợp vào chiến lược kiểm soát bệnh tổng thể. Chiến lược này bao gồm kiểm soát vector, quản lý ca bệnh hiệu quả, nâng cao nhận thức và khuyến khích sự tham gia tích cực của cộng đồng. Trong đó, kiểm soát vector toàn diện vẫn giữ vai trò quan trọng, bởi loài muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue không chỉ gây nguy hiểm với virus Dengue mà còn lây lan các bệnh nguy hiểm khác.

Dự báo năm 2025, sốt xuất huyết Dengue cùng các bệnh truyền nhiễm khác tiếp tục diễn biến phức tạp, trở thành thách thức lớn với y tế toàn cầu. Việc kết hợp đồng bộ các biện pháp sẽ giúp giảm lây lan sốt xuất huyết Dengue, đồng thời đảm bảo hiệu quả và bền vững trong phòng chống dịch.