Bé trai 13 tuổi ở Đắk Lắk tử vong nghi do bệnh dại

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, trường hợp vừa tử vong nghi do bệnh dại là Y.R.N. (sinh năm 2012, trú tại xã Ea Khăl, Đắk Lắk).

Ngày 14/7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận 1 thiếu niên (em Y.R.N.,sinh năm 2012, trú tại xã Ea Khăl, Đắk Lắk) tử vong nghi do dại. Đây là trường hợp tử vong nghi do dại thứ 6 trên địa bàn tỉnh tính từ đầu năm đến nay.

Trước đó, ngày 10/7, N. xuất hiện các triệu chứng nghi bệnh dại như sốt cao, đau đầu, mệt mỏi, sợ nước, sợ gió... nên được người thân đưa đến Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán cần theo dõi viêm não và bệnh dại cho bệnh nhân N.

Ảnh minh họa/Internet

Đến trưa 10/7, gia đình xin chuyển N. vào Bệnh viện Nhiệt đới TPHCM để tiếp tục điều trị.

Đến đêm 12/7, thấy tình trạng N. không đỡ, gia đình xin đưa em quay về với chẩn đoán bệnh dại lên cơn. Bệnh nhân N. đã tử vong trên đường về.

Theo người nhà bệnh nhân N. cách đây 2 năm, N. bị một con chó nuôi cắn vào vùng cổ, sau đó con chó bị giết thịt và N. không đi tiêm phòng bệnh dại.

Tiếp theo, khoảng 2 tháng trước, bệnh nhân N. tiếp tục bị chó nuôi cắn vào tay nhưng cũng không đi tiêm phòng bệnh dại. Trước khi nhập viện khoảng 10 ngày, N. lại bị chó cắn nhưng em không thông báo với gia đình nên không được đưa đi tiêm phòng bệnh dại.

Ngay khi tiếp nhận thông tin về bệnh nhân N., Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk đã điều tra ca bệnh, đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân, nhất là người dân vùng sâu, vùng xa các biện pháp phòng, chống bệnh dại.

Bệnh dại nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách tiêm phòng vắc xin. Tiêm phòng ngừa cho chó, mèo để chủ động loại bỏ bệnh dại ở vật nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y, không thả rông chó, mèo, chó ra đường phải được đeo rọ mõm, không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo lạ.

Bác sĩ khuyến cáo, khi bị chó, mèo cắn, cào, cần rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch. Đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó, mèo cắn. Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc povidone, iodine. Hạn chế làm bầm dập vết thương. Không được băng kín vết thương.

Đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại.

Không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh dại. Đến nay bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, người bệnh khi đã lên cơn dại gần như tử vong 100%.

Nam thanh niên tử vong sau 20 ngày bị chó cắn

Ngày 10/7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đắk Lắk cho biết vừa ghi nhận trường hợp tử vong nghi do bệnh dại.

Theo CDC tỉnh Đắk Lắk, trước đó, ngày 9/7, anh Y.P.H.W. (SN 1990, trú tại xã Ea Tul, tỉnh Đắk Lắk) xuất hiện các triệu chứng sợ nước, sợ gió, người nhà đưa tới Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên điều trị.

gen-n-abcd.jpg
Cơ quan chức năng tổ chức tiêm phòng dại cho đàn chó tại buôn Brăh, xã Ea Tul, tỉnh Đắk Lắk.

Bé trai 11 tuổi ở Lào Cai tử vong, nghi do mèo cào

Một bé trai 11 tuổi ở Lào Cai đã tử vong do nhiễm virus dại, nghi từ vết xước của mèo cào.

Một bé trai N.A.T (sinh năm 2014), học sinh lớp 6, Trường THCS và THPT Bắc Cường, trú tại tổ 29, phường Cam Đường, Lào Cai vừa tử vong sau hơn một giờ cấp cứu tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Lào Cai.

Bé nghi bị mèo cào dẫn đến nhiễm virus gây bệnh dại. Ban đầu, vết cào tưởng chừng không nghiêm trọng nhưng chỉ vài tuần sau, ngày 3/7, N.A.T bắt đầu có các biểu hiện bất thường như khó thở, đau tức ngực, sợ nước, sợ gió. Tình trạng sau đó nhanh chóng chuyển biến xấu khi các triệu chứng gia tăng về mức độ, kèm theo biểu hiện hoảng loạn, kêu khó thở, cảm giác như bị côn trùng cắn, sợ lạnh, mất ngủ, nói nhảm, sợ tiếng ồn và ánh sáng.

Gần 1 tháng tiếp nhận hơn 20 người bị chó cắn

Thời tiết nắng nóng là môi trường thuận lợi để bệnh dại ở vật nuôi bùng phát, bệnh nhân nhập viện do bị chó cắn tăng cao so với các tháng trước đó.

Tăng cao gấp 4 lần

Từ đầu tháng 6/2025 đến nay, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận hơn 20 trường hợp bệnh nhân vào viện do chó cắn, tăng cao gấp 4 lần so với các tháng trước đó.