Uống mật ong, cứa dao lam "giải bệnh”, trẻ sơ sinh nguy kịch

Việc sử dụng các phương pháp dân gian truyền miệng, chưa được kiểm chứng hoặc phản khoa học có thể dẫn đến biến chứng nặng nề, thậm chí tử vong.

Ngày 15/7, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng tiếp nhận điều trị trẻ sơ sinh 3 ngày tuổi nhiễm trùng nặng do đẻ rơi, tự cắt rốn khi đang trên đường đến Trạm Y tế.

Theo đó, ngày 14/7/2025, bệnh viện tiếp nhận một trẻ sơ sinh 3 ngày tuổi trú tại xã Nam Tuấn trong tình trạng sốt cao, co cứng toàn thân, vàng da nặng và nhiều vết thương trên cơ thể.

Trẻ được người nhà đưa đến Trung tâm Y tế Hòa An, sau khi thăm khám phát hiện tình trạng nặng nề của cháu, Trung tâm Y tế Hòa An đã chuyển trẻ ngay đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Bố, mẹ cháu cho biết, cháu được đẻ rơi trên đường đến cơ sở y tế không có sự hỗ trợ của nhân viên y tế, tuy nhiên sau đẻ rơi lại quay trở về nhà tự cắt rốn bằng kéo thông thường, buộc chỉ thô.

Sau sinh cháu xuất hiện tình trạng bú kém, da vàng sậm và quấy khóc. Gia đình đã cho trẻ uống mật ong và tiến hành cứa dao lam vào vùng đầu, mặt và thân mình với mục đích “giải bệnh”.

Đến khoảng 17h ngày 14/7, trẻ có biểu hiện khó thở, co cứng người, tím tái toàn thân và được đưa đến Trung tâm Y tế Hòa An, sau đó chuyển tuyến lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Tại thời điểm nhập viện, trẻ tỉnh nhưng thở yếu, sốt 38,8°C, mạch nhanh 170 lần/phút, nhịp thở 65 lần/phút, SPO₂ dao động 97–99% khi thở oxy. Khám lâm sàng ghi nhận toàn thân trẻ có nhiều vết cứa, da vàng sậm, phổi có rales ẩm hai bên, bụng mềm, đầu niệm.

Bác sĩ nhận định trẻ suy hô hấp, nguy cơ cao nhiễm trùng huyết, uốn ván rốn, vàng da bệnh lý và sang chấn da nghiêm trọng.

day-ron.jpg
Trẻ được theo dõi chăm sóc tích cực tại khoa Nhi - Ảnh BVCC

Ngay sau khi tiếp nhận, Khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã chủ động hội chẩn với các chuyên khoa liên quan để thống nhất phác đồ điều trị tối ưu cho trẻ. Hiện bệnh nhi đang được điều trị tích cực bằng kháng sinh, hỗ trợ hô hấp và chăm sóc toàn diện.

BSCKI Lương Thành Long, Phụ trách Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng cho biết: “Đây là một trường hợp đáng tiếc do sinh con tại nhà không đảm bảo điều kiện vô trùng, cũng như việc lạm dụng các phương pháp dân gian sai cách. Những can thiệp như cho uống mật ong hoặc rạch da trẻ sơ sinh không chỉ phản khoa học mà còn gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của trẻ”.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, trẻ sơ sinh nên được sinh tại các cơ sở y tế đủ điều kiện, có nhân viên y tế hỗ trợ. Trong giai đoạn sơ sinh, bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như sốt, vàng da, bỏ bú, khó thở, tím tái… đều cần được thăm khám kịp thời tại cơ sở y tế. Việc sử dụng các phương pháp dân gian truyền miệng, chưa được kiểm chứng hoặc phản khoa học có thể dẫn đến biến chứng nặng nề, thậm chí tử vong.

Các bác sĩ, điều dưỡng Khoa Nhi tiếp tục theo dõi sát sao tình trạng bệnh nhi, đồng thời khuyến cáo các gia đình – đặc biệt tại vùng sâu, vùng xa – cần nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh đúng cách, phối hợp chặt chẽ với hệ thống y tế để đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ từ những ngày đầu đời.

Lây thủy đậu từ mẹ, trẻ sơ sinh suy hô hấp cấp nguy kịch

Bệnh thủy đậu đối với trẻ sơ sinh, đặc biệt là những bé có mẹ mắc bệnh có thể gây ra những biến chứng cực kỳ nghiêm trọng.

Ngày 1/7, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết, các bác sĩ đã giành lại sự sống cho một bé trai sơ sinh mới 15 ngày tuổi, mắc bệnh thủy đậu bẩm sinh và gặp biến chứng vô cùng nguy hiểm: Suy hô hấp cấp - viêm phổi nặng biến chứng tràn khí màng phổi.

Theo thông tin từ bệnh viện, bé trai là con của sản phụ N.T.H. Khi mới chào đời, bé hoàn toàn khỏe mạnh.

Cẩn thận vết bớt sơ sinh là nơ vi hắc tố gây ung thư da

Một đốm sẫm màu trên da trẻ từ lúc mới sinh, thoạt nhìn tưởng vô hại, nhưng đó có thể là bệnh lý, tiềm ẩn nguy cơ ung thư da.

Dạng ung thư da ác tính nhất

Theo các chuyên gia Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ, Bệnh viện Bạch Mai, nơ vi hắc tố bẩm sinh (Congenital Melanocytic Nevus – CMN) là hiện tượng y học kỳ lạ. Tỷ lệ mắc CMN ở trẻ sơ sinh dao động từ 0,2% đến 1%.

Mang lại sự sống cho trẻ sơ sinh cực non tháng

Các bác sĩ đã nỗ lực điều trị, tận tình chăm sóc với những phương pháp tối ưu, nuôi dưỡng trẻ thành công từ 700g lên 2,3 kg để về với vòng tay mẹ.

Vừa qua, khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận, chăm sóc và điều trị thành công cho một trẻ sơ sinh cực non tháng. Em bé chào đời khi mới ở tuổi thai 24 tuần, với cân nặng chỉ 700 gram đến ngày ra viện bé đã được 2,3kg.

Bác sĩ CKII Lê Quang Phương – Phó trưởng khoa nhi cho biết, cháu T.A chào đời quá sớm, khi mới 24 tuần tuổi. Hầu hết các cơ quan ở thời điểm này phát triển chưa hoàn thiện nên em bé rất yếu.