Đau nhói thực quản sau ăn do dị vật xương cá mắc tại cổ

Dị vật mắc tại thực quản gây ra các biến chứng nguy hiểm như chảy máu, viêm loét, tạo ổ áp xe, đâm thủng thực quản vào trung thất, các mạch máu...

Tưởng hóc xương đơn giản không ngờ đe dọa tính mạng

Trung tâm Y tế Quảng Yên vừa tiếp nhận một ca cấp cứu hóc dị vật thực quản – một tai nạn sinh hoạt tưởng chừng đơn giản nhưng có thể đe dọa đến tính mạng nếu không xử trí đúng cách và kịp thời.

Người bệnh đến khám tại TTYT trong tình trạng đau tức cổ họng, cảm giác nuốt vướng và khó chịu lan xuống vùng ngực sau khi dùng bữa với món cá. Qua khai thác từ người nhà, ngay sau bữa ăn, người bệnh nhân đã có biểu hiện đau nhói ở cổ, khó thở nhẹ, nghi ngờ bị hóc xương cá.

Nhận thấy dấu hiệu bất thường, người nhà lập tức đưa người bệnh đến Trung tâm Y tế Quảng Yên.

Với sự phản ứng nhanh nhạy, đội ngũ bác sĩ đã tiến hành khám lâm sàng và chỉ định nội soi tai mũi họng khẩn cấp. Kết quả cho thấy dị vật là một đoạn xương cá dài khoảng 2,5 cm, góc cạnh đang mắc tại đoạn cổ của thực quản.

hoc-xuong-ca.jpg
Nội soi lấy dị vật xương cá ra khỏi thực quản bệnh nhân - Ảnh BVCC

Bác sĩ Phạm Thị Lưu là người trực tiếp thực hiện thủ thuật đưa dị vật ra khỏi thực quản cho người bệnh. Toàn bộ quá trình được tiến hành an toàn, dị vật được lấy ra thành công mà không gây tổn thương đến thực quản. Ngay sau khi dị vật được lấy ra ngoài, người bệnh đã được theo dõi trong vòng 24–48 giờ sau thủ thuật.

BS Nguyễn Văn Cảnh, Khoa Nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, hàng năm, khoa Nội soi tiêu hóa gặp khoảng 100-120 trường hợp mắc dị vật trong đường tiêu hóa trên, như: Bàn chải đánh răng, vỏ thuốc, tai nghe Bluetooth, đồng xu, nhẫn, nắp chai, xương,… hoặc có thể là dị vật bã thức ăn.

Nguyên nhân do sự sơ ý của bệnh nhân nuốt phải, hoặc do thói quen ăn không nhai kỹ thức ăn có chất xơ, tanin nhiều (măng, hồng xiêm xanh, hỗn hợp tam thất mật ong bột nghệ thô...). Với nhóm dị vật là vật dụng, thường các bệnh nhân đến khám ngay sau khi nuốt phải.

Nhưng với những trường hợp không rõ nuốt dị vật, hoặc bị dị vật bã thức ăn nhiều ngày tạo thành, bệnh nhân thường có triệu chứng đau thượng vị, đầy bụng, nôn hoặc gây ra các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, tắc ruột.

Rất nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời

BSCKI Nguyễn Quảng Đại, Trưởng Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Bãi Cháy cho biết, hóc dị vật trong lúc ăn uống như xương cá, xương gà… là tai nạn sinh hoạt khá thường gặp ở cả người người lớn hay trẻ nhỏ. Can thiệp gắp dị vật qua nội soi thực quản dạ dày là kỹ thuật thường quy tại nhiều bệnh viện.

Nếu không được can thiệp gắp dị vật sớm, dị vật có thể di chuyển qua vùng hầu họng và mắc tại thực quản gây ra các biến chứng nguy hiểm như: chảy máu, viêm loét, tạo ổ áp xe, nặng hơn là đâm thủng thực quản vào trung thất hoặc đâm vào các mạch máu lớn nằm sát thực quản gây nguy hiểm đến tính mạng.

Ngoài ra dị vật có thể di chuyển xuống các đoạn dưới của ống tiêu hóa như dạ dày, tá tràng, ruột non, đại tràng gây thủng vào ổ bụng.

Để tránh những biến chứng nguy hiểm trên, đặc biệt trong các dịp lễ tết đang đến gần, mọi người cần ăn uống cẩn thận, ăn chậm, nhai kỹ, hạn chế nói chuyện, đùa giỡn khi ăn.

Khi ăn cá, gà, vịt… có nhiều xương cần gỡ xương thật cẩn thận. Khi bị hóc xương nên đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện để được xử lý sớm. Người dân không nên móc họng, nuốt nắm cơm lớn hay các mẹo dân gian chưa được kiểm chứng khác làm dị vật bị đẩy xuống sâu hơn, gây khó khăn cho can thiệp và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm", bác sĩ Đại khuyến cáo.

Trung tâm Y tế Quảng Yên khuyến cáo người dân:

- Ăn chậm, nhai kỹ, nhất là với các món có xương như cá, gà, vịt.

- Tránh nói chuyện, cười đùa hoặc sử dụng điện thoại khi ăn.

- Nếu có dấu hiệu nuốt vướng, đau, khó thở sau ăn, tuyệt đối không tự ý chữa mẹo tại nhà, mà hãy đến ngay cơ sở y tế có chuyên khoa để được chẩn đoán và xử trí an toàn.

- Sức khỏe là tài sản quý giá, hãy lựa chọn phương pháp xử trí khoa học, thay vì đặt cược vào may rủi từ các mẹo dân gian.

Bé 8 tuổi bị tăm tre xuyên thành dạ dày

Các dị vật sắc nhọn như tăm tre khi lọt vào đường tiêu hóa có thể gây thủng ruột, xuất huyết, nhiễm trùng ổ bụng, thậm chí đe dọa tính mạng.

Ngày 11/7, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí đã tiếp nhận và xử trí trường hợp bệnh nhi V.G.H. (8 tuổi, trú tại Khu 9, phường Uông Bí) bị dị vật tăm tre đâm xuyên thành dạ dày – một tình huống hiếm gặp nhưng tiềm ẩn nguy cơ nghiêm trọng.

Theo người nhà cho biết, trước đó trẻ không có tiền sử bệnh lý tiêu hóa. Tuy nhiên, trẻ đột ngột đau bụng dữ dội, gia đình lập tức đưa đến bệnh viện kiểm tra.

Xiên vịt nướng đâm xuyên cổ người đàn ông gây đứt động mạch

Khi sơ cứu và cấp cứu các trường hợp bị vật nhọn đâm vào cơ thể, đặc biệt các mạch máu lớn, tuyệt đối không được rút dị vật ra, ngay cả tại phòng cấp cứu.

Ngày 11/7, Bệnh viện Đa khoa Hà Nam cho biết, vừa cứu sống thành công một bệnh nhân nam bị xiên vịt nướng xuyên thẳng vào khối cơ vùng vai bên phải có độ sâu 10cm, xuyên vùng cổ đi từ vùng cơ ức đòn chũm bên trái xuyên sâu vào tổ chức phần mềm đến tận hố thượng đòn bên phải.

Theo đó, vào 2h12 ngày 10/7/2025, T.Đ.H. (phường Phù Vân, tỉnh Ninh Bình) được đưa vào khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Hà Nam trong tình trạng đau, khó thở nhẹ, không vận động được do dị vật cắm sâu vào trong cổ.

Cấp cứu kịp thời cho nam giới bị dị vật kim loại đâm vào mắt

Người đàn ông ở Hải Phòng đứng trước nguy cơ mất thị lực hoàn toàn khi dị vật kim loại cắm xuyên qua hốc mắt đã được các bác sĩ xử lý thành công.

Mới đây, khoa Mắt – Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp (Hải Phòng) tiếp nhận và xử trí cấp cứu một trường hợp người bệnh nam bị chấn thương phức tạp vùng mắt do dị vật kim loại đâm xuyên qua vùng hốc mắt trên.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng chảy máu nhiều vùng mắt trái, có dị vật kim loại lớn đâm xuyên qua vùng mắt trái, sưng nề, nguy cơ tổn thương sâu đến cấu trúc nhãn cầu, nguy cơ mất thị lực hoàn toàn.