Phân biệt đột tử và đột quỵ, bí kíp cứu người trong tay

Đứng trước tình trạng người gặp nạn cần "đặt tay dưới gốc hàm, kiểm tra mạch cổ" bệnh nhân để nhận biết, phân biệt đột quỵ hay đột tử trong nguy cấp.

Một nam bệnh nhân, 38 tuổi ở Bắc Ninh, bất ngờ ngã gục xuống ghế tại nhà. Người nhà chứng kiến nghĩ anh bị đột quỵ nên chỉ tiến hành các bước theo dân gian bấm nhân trung, xoa ngực... và gọi xe đưa đi cấp cứu.

Điều đáng tiếc, khi xử trí, người nhà không có động tác kiểm tra mạch nên không biết anh bị đột tử và cần được ép tim, cấp cứu ngừng tuần hoàn.

Khi gia đình đưa bệnh nhân đến viện cấp cứu, tim đã ngừng đập quá lâu, não tổn thương nghiêm trọng. Tiên lượng rất xấu, khó hồi phục.

phan-biet-dot-quy-dot-tu.jpg
Đột tử cần ép tim, đột quỵ không ép tim - Ảnh minh họa BVCC

Để phân biệt đột tử và đột quỵ, các bác sĩ Trung tâm Cấp cứu A9 - Bệnh viện Bạch Mai cho biết:

Đứng trước tình trạng người gặp nạn: ngất, bất tỉnh, việc đầu tiên cần kiểm tra dấu hiệu tuần hoàn bằng cách đặt tay dưới gốc hàm, cảm nhận nhịp đập của mạch cổ (động mạch cảnh):

Có mạch đập là đột quỵ: Cần giữ tư thế an toàn, theo dõi nhịp thở, nhanh chóng gọi cấp cứu. Tuyệt đối không lắc, đỡ dậy, vỗ mặt.

Không có mạch là đột tử: Cần ép tim ngay lập tức đến khi có mạch đập trở lại, đồng thời gọi cấp cứu. Mỗi giây chậm trễ là não bị tổn thương thêm.

Ghi nhớ bí kíp bỏ túi

Đột quỵ: Mạch vẫn đập, không ép tim

Đột tử: Tim ngừng đập, ép tim ngay. Ép tim sớm thêm cơ hội sống. Đồng thời gọi cấp cứu.

Cấp cứu kịp thời, nhiều người cao tuổi đột quỵ thoát tử vong

Đột quỵ não là nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu ở người cao tuổi. Mùa hè, khi thời tiết nắng nóng gay gắt, nguy cơ đột quỵ tăng cao.

Chỉ trong 1 tháng qua, Trung tâm Đột quỵ – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đã tiếp nhận cấp cứu và điều trị kịp thời nhiều trường hợp người bệnh cao tuổi bị đột quỵ, giúp người bệnh thoát khỏi nguy cơ tử vong.

Trường hợp thứ nhất là cụ ông 94 tuổi ở Cẩm Khê, Phú Thọ. Theo lời kể của gia đình, người bệnh đột ngột xuất hiện yếu nửa người phải, rồi ngã ra nền nhà.

Chêch lệch huyết áp không ngờ hội chứng “ăn cắp máu”

Can thiệp mạch khôi phục nguồn máu nuôi não do hội chứng “ăn cắp máu” động mạch dưới đòn giúp phòng tránh đột quỵ.

Ngày 14/7, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp cho biết, các bác sĩ Khoa Can thiệp tim mạch vừa xử trí thành công cho một trường hợp mắc hội chứng “ăn cắp máu” động mạch dưới đòn – một bệnh lý mạch máu hiếm gặp nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đột quỵ nếu không được phát hiện kịp thời.

Người bệnh nữ, 76 tuổi, có tiền sử tăng huyết áp và từng ba lần đột quỵ, nhập viện trong tình trạng mệt mỏi, khó thở, chóng mặt, huyết áp tụt thấp.

Bệnh Moyamoya, mạch máu như làn khói, gây đột quỵ nặng nề

Moyamoya là bệnh mạch máu não hiếm gặp, đặc trưng bởi tình trạng hẹp hoặc tắc các động mạch cảnh trong, động mạch não, khiến các mạch máu phụ giống “làn khói".

Các bác sĩ khoa Thần kinh, Vật lý trị liệu – phục hồi chức năng, Bệnh viện Bãi Cháy vừa cấp cứu thành công một trường hợp nữ bị nhồi máu não do bệnh Moyamoya – một căn bệnh mạch máu não hiếm gặp, tiến triển mạn tính, có nguy cơ để lại di chứng nặng nề nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.

Theo đó, bệnh nhân S.T.M (45 tuổi, Quảng Ninh), được đưa đến Khoa Cấp cứu – Bệnh viện Bãi Cháy trong tình trạng đột ngột yếu liệt nửa người bên trái, không đi lại được, nói khó, đau đầu. Bệnh nhân được kích hoạt quy trình cấp cứu đột quỵ não, thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng.