Vụ bún đổi màu đỏ ở Đà Nẵng do bảo quản không đảm bảo

Kết quả kiểm nghiệm mẫu bún đổi màu đỏ ở Đà Nẵng cho thấy không có chất độc hại, chỉ số vi sinh trong ngưỡng cho phép, bún đổi màu là do tương tác vi sinh.

Sáng 15/7, đại diện UBND phường Hòa Xuân (TP Đà Nẵng) đã thông tin về kết quả kiểm nghiệm mẫu bún đổi màu đỏ bất thường.

Theo đó, kết quả kiểm nghiệm cho thấy chỉ số vi sinh không vượt ngưỡng, không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, không có hàn the.

Cũng theo đại diện phường Hòa Xuân, quá trình kiểm tra và xác minh cho thấy trong bún không phát hiện các chất hóa học độc hại. Nguyên nhân đổi màu được xác định là do quá trình vi sinh tương tác với môi trường bên ngoài, cụ thể là điều kiện bảo quản không đảm bảo.

1-3762.jpg
Trước đó, ngày 7/7, bà Võ Thị Loan phản ánh đến hiện tượng xảy ra với phần bún mua từ chợ/Ảnh Ảnh: A.L

Liên quan đến việc xử lý cơ sở bán bún, đại diện UBND phường Hòa Xuân cho biết: "Việc xử lý nếu có, sẽ tập trung vào giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết hiệu lực. UBND phường đang tiếp tục làm việc với cơ sở bán bún để yêu cầu bổ sung đầy đủ thủ tục pháp lý. Việc cho phép kinh doanh trở lại được quyết định sau khi có ý kiến chỉ đạo từ lãnh đạo cấp trên".

Bún ngâm trong nước chuyển sang màu hồng.

Trước đó, sáng 7/7, bà Võ Thị Loan (trú tại phường Hòa Xuân) phản ánh khoảng 9h ngày 6/7, người nhà bà V.T.L. đến chợ Hòa Châu (phường Hòa Xuân) mua 15.000 đồng bún tươi về cho cả nhà ăn.

Sau đó, gia đình để dành một phần bún cho con trai, trong rổ nhựa và đặt ở nơi khô thoáng, đến 21h cùng ngày thì bún đổi màu hồng. Sáng hôm sau, số bún này đổi sang màu hồng đậm hơn. Khi nhúng bún vào nước sôi, nước cũng chuyển màu hồng.

Tiếp nhận thông tin, ngay chiều ngày 7/7, cơ quan chức năng đã tiến hành xác minh vụ việc.

UBND phường Hòa Xuân xác định bún này được cung cấp từ cơ sở sản xuất H.M trên địa bàn. UBND phường đã yêu cầu cơ sở H.M tạm dừng sản xuất từ ngày 8/7, đồng thời lấy mẫu bún gửi đi kiểm nghiệm.

Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở H.M có giấy phép kinh doanh nhưng giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết hiệu lực. UBND phường yêu cầu cơ sở chỉ được phép hoạt động trở lại sau khi có kết quả kiểm nghiệm đạt yêu cầu và được cơ quan chức năng cho phép.

Theo quy định của Bộ Y tế và các tổ chức y tế quốc tế, trong quá trình sản xuất bún, có các nhóm phụ gia thực phẩm được phép sử dụng, bao gồm:

  • Chất bảo quản: Acid propionic và propionate, acid sorbic và sorbate, nitrate – giúp kéo dài thời gian bảo quản, hạn chế quá trình ôi, chua;
  • Chất chống oxy hóa: Acid ascorbic và ascorbate, BHA (Butylated Hydroxyanisole), BHT (Butylated Hydroxytoluene) – ngăn ngừa phản ứng oxy hóa, ổn định chất lượng sản phẩm;
  • Phụ gia tẩy trắng: Sodium metabisulfite – cải thiện độ trắng, màu sắc sản phẩm;
  • Chất nhũ hóa (E471): Hỗ trợ cấu trúc tinh bột, giúp sợi bún có độ dai và định hình tốt hơn;
  • Hương gạo: Tăng cường mùi vị đặc trưng từ bột gạo, nâng cao giá trị cảm quan cho sản phẩm.

Tạm đình chỉ cơ sở sản xuất bún đổi màu đỏ ở Đà Nẵng

Đà Nẵng đã yêu cầu hộ kinh doanh bún Hoàng My tạm dừng sản xuất bún cho đến khi có kết quả kiểm nghiệm và giấy phép của cơ quan chức năng.

Liên quan đến phản ánh của người dân về việc bún tươi mua tại chợ Hòa Châu, phường Hòa Xuân, TP Đà Nẵng có dấu hiệu bất thường, nghi không bảo đảm an toàn thực phẩm, UBND phường Hòa Xuân đã chỉ đạo các bộ phận có liên quan tiến hành xác minh và xử lý theo thẩm quyền.

Ngày 8/7, UBND phường Hoà Xuân đã có báo cáo liên quan đến việc người dân phản ánh bún đổi màu bất thường.

Một người dân Đà Nẵng tá hoả vì bún đổi màu đỏ bất thường

Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP Đà Nẵng đã đề nghị UBND phường Hòa Xuân tiến hành kiểm tra, xác minh vụ việc người dân phản ánh bún đổi màu đỏ bất thường.

Theo Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP Đà Nẵng, ngày 7/7, cơ quan này đã đề nghị UBND phường Hòa Xuân tiến hành kiểm tra, xác minh vụ việc người dân phản ánh bún đổi màu đỏ bất thường.

Theo đó, sáng 7/7, bà V.T.L. (trú phường Hòa Xuân, TP.Đà Nẵng) phản ánh về việc bún mua ở chợ sau vài giờ để ở nơi thoáng đã chuyển từ màu trắng sang màu đỏ.

Tiêu hủy 520 kg thịt đông lạnh không đảm bảo an toàn

Cơ quan chức năng tỉnh Đắk Nông (nay là Lâm Đồng) vừa tiêu hủy 520 kg thịt gà, thịt heo đông lạnh nhập lậu, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ngày 28/6, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 thuộc Chi cục QLTT tỉnh Đắk Nông (nay là tỉnh Lâm Đồng) đã tiến hành tiêu hủy 520 kg thịt đông lạnh nhập lậu, chưa qua kiểm dịch, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cụ thể số hàng hóa tiêu hủy gồm 260 kg thịt gà nguyên con đông lạnh và 260 kg thịt ba chỉ heo đông lạnh. Việc tiêu hủy được thực hiện theo đúng quy trình, quy định của pháp luật dưới sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.