Vụ 37 người nhập viện sau ăn bánh mì, Bộ Y tế vào cuộc

Cục An toàn thực phẩm vừa ban hành công văn đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh khẩn trương chỉ đạo giải quyết vụ nghi ngộ độc thực phẩm do ăn bánh mì.

Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế vừa ban hành công văn số 581/ATTP-NĐTP ngày 30/3/2025 về việc đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh khẩn trương chỉ đạo giải quyết vụ nghi ngộ độc thực phẩm do ăn bánh mì khiến 37 người phải nhập viện, trong đó có 33 học sinh.
Theo đó, Cục An toàn thực phẩm đề nghị bệnh viện có bệnh nhân đang điều trị tập trung mọi nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh nhân, không để ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng, trong trường hợp cần thiết có thể xin hỗ trợ hội chẩn chuyên môn với Bệnh viện tuyến trên.
Vu 37 nguoi nhap vien sau an banh mi, Bo Y te vao cuoc
Ảnh minh hoạ/ VOV 
Đồng thời, Cục An toàn thực phẩm đề nghị tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ nghi ngờ ngộ độc theo quy định, truy xuất đến tận cùng nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc, lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân.
Tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở nghi ngờ gây ngộ độc, điều tra việc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm của cơ sở, xử lý nghiêm các vi phạm quy định về an toàn thực phẩm (nếu có) và công khai kết quả để kịp thời cảnh báo cho cộng đồng.
Trước đó, khoảng 13h trưa 29/3, 37 người được đưa vào bệnh viện với những triệu chứng như đau bụng, nôn ói.
Những người này là tài xế, giáo viên và học sinh Trường THCS Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP HCM đi chơi ở Công viên văn hóa Đầm Sen (Quận 11) và đã mua bánh mì của một cửa hàng ở Quận 6 đem theo. Sau khi ăn bánh mì, 37 người bị triệu chứng như trên. Các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn bánh mì.

Nhiều bệnh nhi nhập viện do mắc sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan mạnh, có khả năng gây dịch do vi rút sởi gây nên.

Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm 2025 đến ngày 27/3, thành phố ghi nhận 1.474 trường hợp mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó 1.320 trường hợp sởi xác định.

Bệnh nhân ghi nhận tại 30/30 quận, huyện, thị xã của Hà Nội. Kết quả phân tích một số đặc điểm dịch tễ học các trường hợp mắc sởi xác định cho thấy hầu hết bệnh nhân mắc bệnh là trẻ em dưới 5 tuổi (chiếm 64%) và chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đủ 2 mũi vắc xin sởi (chiếm 83%).

Hiện tại, ngành Y tế Hà Nội tập trung tiếp tục thực hiện chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ em từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi theo chỉ đạo của Bộ Y tế và UBND Thành phố từ ngày 17/2/2025. Tính đến 27/3, toàn thành phố đã tiêm được 22.604 trẻ trên tổng số 23.421 trẻ thuộc diện tiêm chủng (đạt tỷ lệ 97%).

Nhieu benh nhi nhap vien do mac soi
Ảnh minh hoạ/Internet 

Tính từ đầu đợt dịch đến nay, các bệnh viện của TP HCM đã tiếp nhận 8.087 ca bệnh sởi (4.781 ca nội trú, 3.306 ca ngoại trú). Trong đó, có 151 ca cần hỗ trợ hô hấp (chiếm tỷ lệ 1,6%); 7 ca tử vong. Thành phố cũng tiếp nhận 12.226 ca bệnh sởi từ các tỉnh khác (7.681 ca nội trú, 4.545 ca ngoại trú), chủ yếu là trẻ em có bệnh lý bẩm sinh hoặc bệnh lý nền nặng và không được tiêm chủng trước đó.

Mới đây, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương cũng đã ghi nhận ca ca tử vong đầu tiên do bệnh sởi trong năm 2025. Ca tử vong là bé gái N.T.B.T, 8 tháng tuổi, tạm trú ở thị trấn Lai Uyên, huyện Bàu Bàng, có tiền sử mắc hội chứng Prader Willi (rối loạn gen di truyền hiếm gặp), chưa tiêm vắc xin sởi.

Còn theo Sở Y tế tỉnh Cà Mau, từ đầu năm 2025 đến nay, ngành y tế đã tiêm được hơn 50.000 liều vắc xin ngừa sởi - rubella cho trẻ trong độ tuổi. Hiện còn khoảng 1.000 liều vắc xin, ngành y tế tiếp tục tiêm vét đến hết tháng 3 năm 2025 thì kết thúc chiến dịch. Từ đầu năm 2025 đến nay, toàn tỉnh Cà Mau đã có gần 3.000 ca mắc sởi.

Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Nhi Hà Nội đã tiếp nhận gần 300 ca mắc sởi điều trị nội trú và hơn 100 ca mắc sởi điều trị ngoại trú. Trước tình hình dịch, bệnh sởi diễn biến phức tạp, công tác kiểm soát, phòng ngừa lây nhiễm chéo trong Bệnh viện Nhi Hà Nội được tăng cường. Đặc biệt, việc phân luồng, chẩn đoán sớm ca bệnh từ khâu nhập viện đến phòng cách ly và khu vực điều trị được tiến hành đồng bộ, bài bản.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Trưởng, Phó Trưởng Khoa, phụ trách khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Nhi Hà Nội cho biết, trong số những bệnh nhân mắc sởi nhập viện điều trị nội trú, hầu hết có biến chứng viêm phổi, một số bệnh nhân viêm phổi biến chứng nặng, suy hô hấp, phải hỗ trợ thở oxy, thở máy xâm nhập và không xâm nhập.

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ đầu năm 2025 tới nay cũng ghi nhận hơn 2.700 ca mắc sởi. Hiện trung bình mỗi ngày bệnh viện khám, sàng lọc cho khoảng từ 70-90 ca, cao điểm có ngày hơn 100 ca. Trong số đó có 13 ca tử vong, song các ca tử vong này là bệnh nhân có những bệnh nền phức tạp như: viêm phổi, đẻ non, rối loạn chuyển hóa, teo đường mật, viêm màng não, teo đường mật.

Theo TS Cao Việt Tùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, cùng với số trẻ mắc sởi tăng cao thì biểu hiện lâm sàng các ca bệnh sởi năm nay thường không điển hình, khó nhận định; có trường hợp trên lâm sàng chỉ ghi nhận trẻ sốt, hoặc có trẻ chỉ có biểu hiện tiêu chảy sau đó phát ban nên cha mẹ khó phát hiện sớm.

Làm rõ thêm về việc tiêm chủng vắc xin, TS Lê Kiến Ngãi, Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, trong số bệnh nhân nhập viện khám và điều trị tại bệnh viện có gần 70% số trẻ trên 9 tháng tuổi bị mắc sởi. Với độ tuổi này lẽ ra trẻ đã phải được tiêm đủ vắc xin theo quy định nhưng có tới gần 60% trẻ không tiêm mũi vắc xin nào.

Đối với dịch sởi ở người lớn, từ cuối năm 2024 đến nay, Viện Y học nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) đã khám, điều trị cho 104 bệnh nhân sởi, trong đó có nhiều ca diễn biến nặng phải thở máy xâm nhập và sử dụng hệ thống tim phổi nhân tạo (ECMO). 

Hối hận vì vung tay ném đi hạnh phúc của mình

Chị ân hận vô cùng khi vung tay ném đi hạnh phúc của mình, nhưng tất cả đã muộn...

Có một gia đình hạnh phúc, người chồng tử tế, hết mực yêu vợ, thương con, biết chăm lo cho gia đình, các con ngoan ngoãn, học giỏi, ai cũng bảo chị Ly tốt số. Nhưng chị lại không nghĩ vậy, chị nhất quyết ly hôn với chồng vì nghĩ chồng không xứng với mình để đi lấy một người đàn ông khác xứng đáng hơn. Nhưng chị không ngờ cuộc đời mình lại rơi vào khốn cùng…

3 người ngộ độc nhập viện sau khi ăn cá nóc

Khi bị ngộ độc cá nóc, cơ thể có những triệu chứng như tê, chảy nước dãi, ngứa ran vùng miệng, buồn nôn mất ý thức và có khả năng suy hô hấp dẫn đến tử vong.

Ngày 4/3, theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Cái Nước (tỉnh Cà Mau), bệnh viện đã tiếp nhận 3 người nghi bị ngộ độc sau khi ăn cá nóc.