Vì sao người Hồi giáo không ăn thịt lợn?

Các học giả Hồi giáo tin rằng lợn là loài vật ô uế, và một phần tính cách của con người sẽ bị ảnh huởng xấu nếu sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc từ thịt lợn.

Trong các nền văn hóa lớn của thế giới, văn hóa Hồi giáo được biết đến với quy định cấm các tín đồ ăn thịt lợn. Điều này xuất phát từ các đoạn kinh Koran coi lợn là loài vật ô uế.

Vì sao người Hồi giáo không ăn thịt lợn? ảnh 2

Sau đây là một số trích đoạn kinh Koran về vấn đề này: “Chúa chỉ cấm các nguơi ăn xác chết, máu, thịt lợn, và những thứ đã đuợc cúng tế cho kẻ khác ngoài Allah” (Al Baqara 2:173).

Vì sao người Hồi giáo không ăn thịt lợn? ảnh 3

“Hãy nói: Trong những điều đã đuợc khải thị (truyền dạy), ta không thấy luật cấm ăn mọi thứ, ngoại trừ xác chết, máu tuơi hoặc thịt lợn, bởi vì đó là vật ô uế; hay thực phẩm không đúng qui trình, hay đã bị cúng tế cho ai khác ngoài Allah” (Al-‘An`ām 6:145).

Vì sao người Hồi giáo không ăn thịt lợn? ảnh 4

“Dịch: Và thịt lợn, vì nó có móng nhưng không không thuộc loài nhai lại, nó là vật ô uế. Vì thế không đuợc ăn thịt chúng, hay chạm vào xác chết của chúng” (Deuteronomy 14:8).

Vì sao người Hồi giáo không ăn thịt lợn? ảnh 5

Vào thời hiện đại, các học giả Hồi giáo tiếp tục củng cố quy định cấm ăn thịt lợn bằng các chứng cứ khoa học, như việc thịt lợn là nguyên nhân gây ra hơn 70 loại bệnh khác nhau, trong đó phổ biến nhất là các loại giun trong đuờng ruột.

Vì sao người Hồi giáo không ăn thịt lợn? ảnh 6

Theo họ, lợn “ô uế” hơn các gia súc khác là vì hệ tiêu hoá của lợn hoạt động với tốc độ nhanh so với những loại gia súc khác (chỉ mất 4 tiếng để tiêu hoá trong khi bò mất tới 24 tiếng), vì thế quá trình bài tiết độc tố cũng ngắn và kém hiệu quả hơn rất nhiều.

Vì sao người Hồi giáo không ăn thịt lợn? ảnh 7

Bên cạnh đó, lợn cũng không có tuyến mồ hôi, khiến các mầm bệnh lưu trữ và phát triển trong các mô mỡ, máu và thịt của chúng.

Vì sao người Hồi giáo không ăn thịt lợn? ảnh 8

Lí do cuối cùng thuộc về bản năng tình dục của loài lợn. Trong các gia súc, đây là loài động vật duy nhất có xu huớng trao đổi bạn tình như một thuộc tính cố hữu. Xét về mặt đạo đức thì hành động này không thể chấp nhận trong đạo Hồi.

Vì sao người Hồi giáo không ăn thịt lợn? ảnh 9

Các học giả đạo Hồi tin rằng một phần tính cách của con người sẽ bị ảnh huởng xấu nếu sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc từ thịt lợn.
https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/vi-sao-nguoi-hoi-giao-khong-an-thit-lon/20230424103604083

Những thói quen ăn uống ‘phá nát’ dạ dày, nhiều người Việt thường mắc phải

Có những thói quen hàng ngày, được lặp đi lặp lại nhiều lần, tưởng chừng như vô hại nhưng lại đang dần “phá hủy” dạ dày của bạn.

Nhịn ăn, bỏ bữa để giảm cân

Nhịn đói quá lâu sẽ khiến cơ thể suy nhược do không được cung cấp đủ năng lượng để hoạt động, quá trình trao đổi chất diễn ra chậm và dễ bị đau dạ dày do không có gì để tiêu hóa khi dạ dày co bóp. Bỏ bữa thất thường còn gây ra rối loạn hormone điều chỉnh cảm giác đói – no, lâu dần sinh lười ăn, thiếu chất khiến cơ thể suy kiệt. Ngoài ra, việc nhịn ăn không giúp giảm cân như nhiều người lầm tưởng. Ngược lại, khi quá đói cơ thể sẽ đòi hỏi các thực phẩm có lượng đường cao, ăn nhanh và ăn nhiều để bù lại năng lượng, và bạn vẫn không thể kiểm soát được cân nặng như mong muốn.

Đau âm ỉ ở vị trí này, người đàn ông phát hiện mắc ung thư

Đau âm ỉ trên rốn kéo dài 1 tháng, kèm theo các biểu hiện chán ăn, ợ hơi, ợ chua, người đàn ông đi khám và nhận kết quả ung thư dạ dày.

Ung thư tiêu hóa (bao gồm ung thư khoang miệng, thực quản, dạ dày, vòm họng, ruột non, đại trực tràng và hậu môn) hiện là một trong những loại ung thư gây tử vong hàng đầu trên thế giới.

Ung thư tiêu hóa được xem là căn bệnh âm thầm, hầu như không có dấu hiệu mặc dù khối u đã xuất hiện và phát triển trong thời gian dài.

Các chuyên gia cũng cho rằng đây là loại ung thư nguy hiểm do thường khởi phát với các triệu chứng không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với những bệnh thông thường khiến đa số người bệnh chủ quan, đến khi phát hiện đã ở giai đoạn muộn. Vì vậy người dân cần chủ động tầm soát để phát hiện ung thư sớm

Vừa qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình đã thăm khám cho bệnh nhân nam (58 tuổi, ở Kim Bôi, Hòa Bình) có tiền sử khỏe mạnh. Hai tháng trước, anh đến viện do đau bụng âm ỉ từng cơn kèm táo bón. Nội soi cho bệnh nhân, các bác sĩ phát hiện polyp kích thước lớn ở đại tràng. Người bệnh được cắt polyp qua nội soi, xét nghiệm mô bệnh học kết quả là ung thư biểu mô biệt hoá.

Tương tự, một bệnh nhân nam khác (50 tuổi ở Lạc Sơn, Hòa Bình) đau âm ỉ trên rốn cách 1 tháng, kèm theo các biểu hiện chán ăn, ợ hơi, ợ chua. Quá trình nội soi dạ dày cho người bệnh, bác sĩ phát hiện một tổn thương loạn sản ở vùng hang vị dạ dày. Nghi ngờ đây là một tổn thương ung thư sớm đường tiêu hoá, ê-kíp nội soi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình đã hội chẩn với các chuyên gia Bệnh viện Bạch Mai.

Bệnh nhân được làm nội soi phóng đại (phóng đại tổn thương lên gấp 100 lần) để đánh giá lại tổn thương. Các chuyên gia xác định đây là tổn thương ung thư dạ dày, được chỉ định cắt hớt vùng ung thư qua nội soi.

Trên đây là những trường hợp nhờ nội soi đường tiêu hoá đã phát hiện sớm bệnh ung thư tiêu hóa. Theo BS.CKI Lê Duy Hùng - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, việc phát hiện sớm ung thư qua nội soi rất quan trọng, giúp người bệnh có thể điều trị ít xâm lấn và khỏi hoàn toàn bệnh ung thư, tránh phải chịu cuộc phẫu thuật nặng nề, giảm gánh nặng kinh tế.

BS.CKI Hùng chia sẻ, hệ tiêu hoá được hình thành bởi một hệ thống ống rỗng gồm thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, đại tràng, trực tràng và hậu môn cùng một vài cơ quan khác như tuỵ, gan, mật.

Ung thư tiêu hoá được chia thành 2 nhóm: Ung thư đường tiêu hoá trên (thực quản, dạ dày) và ung thư đường tiêu hoá dưới (ruột non, ruột già, đại tràng, trực tràng, tuyến tuỵ, đường mật, gan).

Đối với ung thư tiêu hoá trên, các dấu hiệu thường thấy như: Đầy hơi, khó tiêu, nuốt khó, đau bụng, nôn, nặng có thể nôn ra máu kèm sụt cân, thiếu máu và đại tiện phân đen. Ung thư đường tiêu dưới chủ yếu có dấu hiệu rối loạn đại tiện, táo bón, tiêu chảy. Trong đó đặc trưng nhất là đại tiện ra máu, rối loạn đại tiện.

Ung thư tiêu hoá thường diễn tiến âm thầm. Những dấu hiệu ban đầu rất mờ nhạt, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thường gặp. Chỉ khi người bệnh đau ở mức không chịu nổi kèm các dấu hiệu điển hình như: Chán ăn, rối loạn đại tiện, sút cân… mới tiến hành thăm khám, bệnh ở giai đoạn muộn. Vì vậy, tầm soát sớm và điều trị hiệu quả khi khối u còn nhỏ, chưa xâm lấn, chưa di căn sẽ mang lại cơ hội sống trên 5 năm là rất cao.

Vì vậy các chuyên gia khuyến cáo người dân nên khám sức khoẻ tổng quát định kỳ, trong đó nội soi đường tiêu hoá ít nhất một lần/năm đối với người từ 40 tuổi trở lên, nhằm tầm soát và phát hiện sớm ung thư.

Ăn trứng gà tuyệt đối tránh 3 thời điểm này

Bạn có thể ăn trứng gà vào bất kỳ lúc nào bạn muốn, nhưng nếu ăn trứng vào buổi sáng sẽ giúp cơ thể hấp thụ tối đa protein và các chất dinh dưỡng khác...

Trứng gà là món ăn quen thuộc trong thực đơn của mọi gia đình, nhưng không chỉ vậy, nó còn được các chuyên gia dinh dưỡng xếp vào nhóm “siêu thực phẩm” bởi có hàm lượng dinh dưỡng đặc biệt cao.

Nhìn chung, bạn có thể sử dụng trứng vào bất kỳ lúc nào bạn muốn, miễn sao đừng ăn quá nhiều là được. Tuy nhiên nếu dùng vào 3 thời điểm nên ăn trứng này, cơ thể sẽ nhận lại nhiều lợi ích vô cùng tuyệt vời. Chưa kể còn giúp cơ thể hấp thụ tối đa toàn bộ chất dinh dưỡng cũng như ngừa ung thư hiệu quả.