Người Hà Nội mặc gì cách đây hơn một thế kỷ trước?

Từ thắt lưng sặc sỡ đến quần áo lùng thùng, trang phục Hà Nội xưa mang nét giao thoa giữa truyền thống, lịch sử và bản sắc khó quên một thời.

Nguồn ảnh: bianvn
Nguồn ảnh: bianvn

Khuôn mặt họ cũng giống nhau vì đàn ông không có râu và cũng búi tóc như đàn bà. Tuy nhiên cũng có vài khác biệt. Phái yếu đeo hoa tai và nhẫn. Hoa tai của phụ nữ thường dân giống cúc áo sơ mi hai mặt bằng thủy tinh màu. Chỉ vợ và con gái các quan mới được đeo trang sức bằng kim loại quý.

Những người buôn bán, dân thường ăn mặc giản dị, áo the khăn vấn gọn gàng. Từ xưa, người dân Hà Nội đã có thói quen ăn hàng dù quán rất đơn giản. Chiếu phủ lên nền đất làm chỗ ngồi, bàn được làm bằng tre, đồ ăn có mẹt đậy.

Nhiều chứng cứ khoa học cho thấy người Hà Nội biết cách ăn mặc đẹp từ thời Hùng Vương. Nhìn vào những hình trang trí trên trống đồng Cổ Loa (đào được trong lòng đất Cổ Loa, Đông Anh - Hà Nội) đã có thể hình dung được người Hà Nội khi đó trong trang phục ngày hội: đầu đội mũ có gắn lông chim, quần áo cũng làm bằng long chim.

Người Hà Nội thời cận đại rất chú ý đến cách ăn mặc. Khâu đầu tiên là chọn lựa chất liệu của quần áo. Chất liệu may áo ưa chuộng, lúc đó là the mà phải là the dệt bằng tơ tằm, dệt thưa, nhuộm thâm, thường là the làng La Cả. Chất liệu may quần của nữ là lĩnh làng Bưởi mới là hàng tốt nhất, sợi mịn, mặt bóng. Quần của nam giới là lụa trắng làng Cổ Đô. Ngoài ra, một số chất liệu vải cao cấp cũng hay được dùng như: sa, xuyến, băng, là, xồi, đũi, nhiễu.... đều là sản phẩm của các làng nghề ở Hà Nội hay các tỉnh lân cận sản xuất. Một số hàng đặc biệt hơn dành cho vương hầu là đoạn, gấm, vóc,...

Người Hà Nội vốn nổi danh bởi sự nền nã, kín đáo. Trước giải phóng, sự pha trộn giữa văn hóa truyền thống đất kinh kỳ cùng yếu tố cách tân, hiện đại của phương Tây đã mang đến nhiều cuộc đổi thay, sáng tạo. Trước năm 1954, phụ nữ trong các gia đình trí thức, tư sản hễ bước ra khỏi nhà, dù chỉ là đi chợ vẫn mặc áo dài. Chưa kể, một số gia đình quen buôn bán, giao thiệp, phụ nữ ở nhà còn mặc cả áo dài tiếp khách.

Sự thanh lịch toát lên từ trang phục đến bước đi
Sự thanh lịch toát lên từ trang phục đến bước đi

Đối với tầng lớp lao động ở đất Hà thành, dẫu nghèo nàn, rách rưới nhưng áo quần luôn sạch sẽ, ngay ngắn, đúng màu vải, màu chỉ. Thế mới có câu "áo rách khéo vá hơn lành vụng may".

Theo thời gian, năm tháng, trước những xô bồ của cuộc sống, trước cơn lốc của thời hội nhập, rất nhiều thứ, nhiều giá trị đã bị cuốn trôi, song với người Thăng Long, Hà Nội, dù cho đi đâu ở đâu, họ vẫn luôn âm thầm giữ gìn nếp nhà, giữ văn hóa đất Tràng An qua việc dậy bảo con cháu cách nói năng, đi đứng, ăn uống và tất nhiên không thể thiếu văn hóa mặc đất Kinh Kỳ mà họ luôn tự hào.

Và hôm nay, dù cho thời gian, năm tháng chảy trôi, trước những xu hướng thời trang quốc tế, trước những xô bồ của cuộc sống, trước cơn lốc của thời hội nhập, rất nhiều thứ, nhiều giá trị đã bị thay đổi, thì vẫn còn đó các thế hệ nơi Hà Nội 36 phố phường nối tiếp nhau giữ hồn túy đất Thăng Long văn hiến. Họ vẫn hòa nhập với thời cuộc với các loại váy áo phương Tây trẻ trung, hiện đại nhưng cũng không rời xa nét Tràng An thanh lịch. Nơi mỗi vạt áo của những người con đất Thủ đô dường như ta vẫn thấy hồn Thăng Long vương vất.

Và như một quy luật tất yếu của lịch sử, trang phục của người Thăng Long-Hà Nội đã có nhiều thay qua từng thời đại. Tuy nhiên nét riêng độc đáo từ vẻ đẹp lịch sự, trang nhã trong phong cách ăn mặc và trong kiểu cách quần áo cùng với lối trang sức Hà thành vẫn được bảo tồn như là một đặc trưng riêng của văn hóa Hà Nội, luôn được các thế hệ Hà Nội gìn giữ ngay cả trong thời chiến đổi tranh gian khổ đến những năm bao cấp khó khăn hay trước cơn lốc ở thời kinh tế thị trường.

Tượng lợn đất sét cổ đại hé lộ bí ẩn thời đồ đồng

Hai chú lợn con được tìm thấy tại địa điểm cổ xưa thuộc thời đại đồ đồng ở Ba Lan gây thú vị các nhà khảo cổ học.

1-175.png
Khu định cư kiên cố ở Núi Zyndram, Maszkowice, miền nam đất nước Ba Lan là một khu định cư phòng thủ thời tiền sử được chiếm đóng vào thời kỳ đồ đồng sớm (năm 1750-1550 Trước Công nguyên), vào thời kỳ đồ đồng muộn và thời kỳ đồ sắt sớm (năm 950-400 Trước Công nguyên) và trong thời kỳ La Tène (năm 200-50 Trước Công nguyên). Ảnh: @Đại học Jagiellonian.
2-7740.png
Nhiều bằng chứng khảo cổ học được khai quật tại địa điểm này cho thấy, nó được người Ottoman chiếm đóng đầu tiên. Ảnh: @Đại học Jagiellonian.

Khai quật di tích Óc Eo mang bí ẩn nghìn năm

Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch cho biết, Bộ đã có công văn cấp phép khai quật khảo cổ các địa điểm thuộc khu Di sản văn hóa Óc Eo - Ba Thê.

Di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Óc Eo - Ba Thê nằm trên địa bàn thị trấn Óc Eo, thuộc huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, có tổng diện tích quy hoạch bảo tồn khoảng 433,1ha. Di tích này thuộc về văn hóa Óc Eo, một trong những nền văn hóa cổ của Việt Nam, tồn tại từ khoảng thế kỷ 1 đến thế kỷ 7 sau Công nguyên ở khu vực đồng bằng Nam Bộ.

Nền văn hóa có tầm quan trọng đặc biệt của Đông Nam Á cổ

Bồi hồi ngắm Hà Nội 120 năm trước qua bộ ảnh cực quý

Phố Hàng Bông, khách sạn Métropole trên đại lộ Henri Rivière, bờ hồ Tây hoang vu... là những hình ảnh quý giá về Hà Nội xưa được in trong cuốn sách L'Indochine (Xứ Đông Dương), xuất bản ở Pháp năm 1903.

Boi hoi ngam Ha Noi 120 nam truoc qua bo anh cuc quy
 Trong một xưởng thêu tại Hà Nội xưa. Ảnh: L'Indochine.