TP HCM kiểm tra ATTP nhóm sữa, thực phẩm chức năng

Sở An toàn thực phẩm (ATTP) TPHCM sẽ lấy mẫu, gửi kiểm nghiệm sản phẩm có dấu hiệu vi phạm về chất lượng và ATTP trong thời gian kiểm tra từ ngày 21/4 đến 30/5.

Ngày 21/4, Sở An toàn thực phẩm TP HCM đã ban hành kế hoạch kiểm tra chuyên đề việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực ATTP.
Theo đó, Sở ATTP TP HCM thành lập các đoàn kiểm tra thực hiện việc kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Trong đó, tập trung vào các sản phẩm/nhóm sản phẩm và các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm/nhóm sản phẩm: Sữa chế biến, sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt...
TP HCM kiem tra ATTP nhom sua, thuc pham chuc nang
Công an triệt phá đường dây sản xuất, tiêu thụ sữa bột giả cho trẻ sinh non, phụ nữ có thai. Ảnh VTV 
Theo PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan, hoạt động kiểm tra chuyên đề này nhằm tăng cường quản lý, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.
Trong quá trình kiểm tra, Đoàn kiểm tra thực hiện lấy mẫu sản phẩm có dấu hiệu vi phạm về chất lượng, ATTP, gửi mẫu kiểm nghiệm.
Việc lấy mẫu và chỉ định chỉ tiêu kiểm nghiệm do Trưởng đoàn kiểm tra quyết định trên cơ sở căn cứ tình hình thực tế nguy cơ mất ATTP tại nơi được kiểm tra.
Theo kế hoạch, hoạt động kiểm tra sẽ tập trung vào các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc nhóm chuyên đề nêu. Nội dung kiểm tra bao gồm toàn bộ hồ sơ pháp lý như giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, hồ sơ công bố sản phẩm, nhãn mác, hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc nguyên liệu, hồ sơ nhập khẩu, tài liệu quảng cáo và giấy xác nhận nội dung quảng cáo.
Bên cạnh đó, điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở cũng là tiêu chí quan trọng. Đoàn kiểm tra sẽ đánh giá các yếu tố như vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị dụng cụ, nhân sự trực tiếp tham gia sản xuất - kinh doanh…
Đối với các sản phẩm có dấu hiệu vi phạm về chất lượng hoặc không đảm bảo an toàn, đoàn sẽ tiến hành lấy mẫu kiểm nghiệm tại các đơn vị kiểm nghiệm được chỉ định.
Các cơ sở có áp dụng hệ thống quản lý chất lượng như GMP, HACCP, ISO 22000, BRC, FSSC 22000… cũng sẽ được kiểm tra chéo để đối chiếu việc thực hiện thực tế với hồ sơ công bố.
Thời gian kiểm tra diễn ra từ ngày 21/4 đến ngày 30/5.

Vụ 573 loại sữa giả, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn việc kiểm soát

Trong bối cảnh thông tin về 573 loại sữa giả tuồn ra thị trường khiến người dân lo lắng, bất an. Cục An toàn thực phẩm đề nghị các địa phương khẩn trương thực hiện loạt biện pháp để kiểm soát thực phẩm giả...

Ngày 19/4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn đề nghị các địa phương khẩn trương thực hiện loạt biện pháp để kiểm soát thực phẩm giả, kém chất lượng. Công văn được gửi đến sở y tế các địa phương, Sở An toàn thực phẩm TPHCM, Ban quản lý An toàn thực phẩm TP Đà Nẵng, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm các tỉnh, thành phố.

Trong đó, cơ quan của Bộ Y tế yêu cầu địa phương tăng cường quản lý sản phẩm tự công bố, đăng ký bản công bố; Chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai hậu kiểm; Phối hợp với Sở Công Thương và các cơ quan chức năng kiểm tra, hậu kiểm, phát hiện và xử lý kịp thời các sản phẩm giả, kém chất lượng.

Vu 573 loai sua gia, Bo Y te chi dao khan viec kiem soat
Kho hàng trong đường dây sữa giả bị phát hiện ở Hà Nội. (Ảnh SGGP) 

Các địa phương cũng cần hướng dẫn người dân phân biệt quảng cáo vi phạm (ví dụ: quảng cáo có bác sĩ, cam kết khỏi bệnh, thiếu dòng cảnh báo…); Rà soát các sàn thương mại điện tử, ứng dụng bán hàng, website… để gỡ bỏ các sản phẩm chưa công bố; Phối hợp kiểm tra, xử lý nghiêm quảng cáo sai phạm trên mạng xã hội.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng vừa ký Công điện số 40/CĐ-TTg ngày 17/4/2025 về xử lý vụ việc sản xuất, phân phối sữa giả. 

Trong công điện, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an đẩy nhanh tiến độ điều tra, sớm đưa ra kết luận về vụ việc sản xuất, buôn bán sữa giả nêu trên để thông tin cho người tiêu dùng và đưa các đối tượng vi phạm ra xét xử theo đúng quy định của pháp luật.

Vì sao nhiều người trẻ mắc chứng đau cổ vai gáy?

Trước đây, đau vai gáy thường gặp ở độ tuổi trung niên. Tuy nhiên, đau mỏi vai gáy ngày càng trở nên phổ biến và trẻ hóa.

Không ít người trẻ cho biết họ thường xuyên phải đối mặt với tình trạng đau mỏi vai gáy từ mức độ nhẹ đến dai dẳng. Thực tế, đây có thể là biểu hiện của các bệnh lý cơ xương khớp, có nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng vận động nếu không được điều trị kịp thời.