Vui chơi ngày hè, gần 50 trẻ ngã gãy lồi cầu xương cánh tay

Trong tháng 6/2025, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận gần 50 trường hợp trẻ em bị tai nạn thương tích, trong đó phần lớn là các ca gãy xương.

Gãy trên lồi cầu xương cánh tay là một chấn thương nặng nề trên xương cánh tay tại điểm hẹp nhất.

Đây là một loại chấn thương chi trên phổ biến ở trẻ em từ 5-12 tuổi, đặc biệt là ở trẻ 8 tuổi. Gãy trên lồi cầu là tổn thương dễ gây biến chứng nếu không được phát hiện và xử trí đúng cách, thậm chí ảnh hưởng đến khả năng vận động lâu dài của trẻ.

Trong tháng 6/2025, Khoa Chấn thương – Bỏng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận hơn 50 trường hợp trẻ em bị tai nạn thương tích, trong đó phần lớn là chấn thương gãy trên lồi cầu xương cánh tay, tăng khoảng 15% so với cùng kỳ năm 2024.

Các bệnh nhi nhập viện với cảm giác vô cùng đau đớn, vận động gặp nhiều hạn chế và đều phải can thiệp phẫu thuật đồng thời trải qua thời gian dài để phục hồi chức năng. Phần lớn các tai nạn của trẻ xảy ra tại nhà hoặc trong sinh hoạt, thường do trẻ chạy nhảy, ngã chống tay gây chấn thương.

thuong-tich.jpg
Thăm khám cho trẻ bị gãy lồi cầu xương cánh tay - Ảnh BVCC

BSCKII Nguyễn Văn Nam, Khoa Khám xương và Điều trị ngoại trú, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, gãy trên lồi cầu xương cánh tay trẻ em là loại gãy xương vùng khuỷu tay thường gặp nhất ở trẻ em.

Gãy trên lồi cầu xương cánh tay trẻ em là kiểu gãy xương ngoại khớp, ở vùng hàng xương của đầu dưới xương cánh tay, đường gãy nằm trên lồi cầu và ròng rọc, đi ngang hố khuỷu.

Trẻ em độ tuổi 3-11 tuổi, sụn phát triển (sụn tiếp hợp) đầu dưới xương cánh tay chưa chuyển hóa thành xương, vì vậy vùng này yếu và dễ gãy trong các trường hợp té, ngã.

Gãy trên lồi cầu xương cánh tay là loại gãy xương thường gặp nhất trong các trường hợp gãy xương trẻ em, có nhiều biến chứng, hay gặp nhất là biến chứng vẹo khuỷu (tay khuỳnh) vào trong.

Gãy trên lồi cầu xương cánh tay thường gặp trong các trường hợp té ngã, chống tay, khuỷu duỗi, lực tác động từ cổ tay, qua khuỷu tay gây gãy xương và phân chia làm 2 loại chính:

Gãy duỗi: đầu dưới di lệch ra sau thân xương cánh tay (hay gặp, chiếm 60% tổng số).

Gãy gập: đầu dưới di lệch ra trước thân xương cánh tay.

Sau các tai nạn ngã, trẻ thường có các dấu hiệu:

Đau nhiều vùng khuỷu tay, trẻ ngừng chơi, quấy khóc.

Khuỷu tay sưng nề, nếu nặng có thể thấy dấu hiệu bầm tím, tụ máu.

Mất vận động khuỷu tay, tay lành đỡ tay đau, mặt nhăn nhó.

Phụ huynh và người nhà của trẻ, sau khi thấy trẻ có các dấu hiệu như trên cần bình tĩnh và thực hiện các bước sau:

An ủi, động viên, làm trẻ bình tĩnh, tránh các hành động khác có thể làm di lệch thêm ổ gãy, làm đau thêm cho trẻ, đầu xương chọc vào các thành phần khác như mạch máu, thần kinh hoặc chọc ra da.

Cố định tay bị gãy của trẻ bằng đai vải, túi treo tay.

Đưa trẻ tới các bệnh viện chuyên khoa chấn thương càng sớm càng tốt.

Các trường hợp trẻ em ngã chống tay, đau vùng khuỷu cần được đưa tới bệnh viện chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các hậu quả đáng tiếc như vẹo khuỷu, mất chức năng khuỷu…

Điều trị gãy trên lồi cầu trẻ em thì điều trị bảo tồn bằng nắn chỉnh, bó bột theo giai đoạn được ưu tiên hàng đầu.

Các bác sĩ khuyến cáo cha mẹ cần hết sức quan tâm đến an toàn của trẻ nhỏ, chủ động phòng tránh các tai nạn cho trẻ, nhắc nhở, giáo dục trẻ đảm bảo an toàn khi chơi đùa.

Đồng thời các bậc phụ huynh cần tăng cường giám sát trẻ em trong các hoạt động thường ngày, hạn chế để trẻ vui chơi ở những nơi tiềm ẩn nguy cơ trơn trượt, ngã cao, hướng dẫn trẻ kỹ năng an toàn, xử lý tình huống khi chơi một mình hoặc tham gia vận động để tránh tai nạn thương tích xảy ra.
Khi trẻ gặp phải bất kỳ tai nạn thương tích nào, cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời, đúng cách, hạn chế các biến chứng xảy ra.

Tháo muộn nẹp vít làm tăng nguy cơ nứt, gãy xương

Việc tháo muộn nẹp vít không chỉ tăng nguy cơ nứt, gẫy xương mà còn gây nhiễm kim loại, gây đau nhức, dị ứng...

Cách đây 17 năm, sau một tai nạn, ông C, 50 tuổi, trú tại huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) bị gãy xương chày bên trái và được phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít AO. Một năm sau phẫu thuật, mặc dù xương đã liền tốt, có chỉ định tháo bỏ nẹp vít nhưng ông C quyết định để lại và dự định mang nó theo suốt cuộc đời.

Thế nhưng, sau một tai nạn xe máy cuối tháng 2/2025, ông C bị gãy kín 1/3 trên xương chày trái, bắt buộc phải “chia tay” với khối kim loại đã gắn bó với mình suốt 17 năm để nhường chỗ cho nẹp vít mới.

3,5 triệu người Việt loãng xương: Hệ lụy dẫn đến gãy xương ở người già

Ở Việt Nam, tỷ lệ loãng xương ở những người trên 50 tuổi là khoảng 25% đối với nam giới và lên tới 40% ở nữ giới. Hệ lụy dẫn đến gẫy xương khiến người già chịu nhiều biến chứng nặng nề.

40% nữ giới trên 50 tuổi loãng xương

Bác sĩ Phạm Văn Giao, Bệnh viện K cho biết, tỷ lệ loãng xương ở người cao tuổi tại Việt Nam đang gia tăng đáng kể. Theo thống kê, hiện có khoảng 3,6 triệu người Việt Nam mắc bệnh loãng xương, trong đó phụ nữ chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt là ở độ tuổi trên 50. Dự báo, con số này sẽ tiếp tục tăng, đạt khoảng 4,5 triệu người vào năm 2030.

Lần đầu Việt Nam ghép mảnh in 3D Titan điều trị mất đoạn xương dài

Trong khuôn khổ hợp tác nghiên cứu giữa bệnh viện Chợ Rẫy và Viện CSIRO (Úc) 2 bên đã thống nhất tiến hành thiết kế và in mảnh ghép cá thể hoá sản để điều trị cho bệnh nhân bị mất một đoạn xương dài do gẫy hở nhiễm trùng.

Ngày 13/8/2024, PGS TS BS Đỗ Phước Hùng – Phó khoa Chấn thương chỉnh hình bệnh viện Chợ Rẫy cho biết Khoa vừa điều trị thành công cho 1 bệnh nhân bị mất đoạn lớn thân xương chày do gãy hở nhiễm trùng bằng kỹ thuật ghép mảnh in 3D Titan dạng lưới.

Bằng mảnh ghép in 3D titan dạng lưới kết hợp với trình độ chuyên môn sâu, ekip điều trị tiến hành khôi phục một đoạn xương lớn đã mất, giúp bệnh nhân có thể quay trở về với cuộc sống bình thường.