Dầu ăn OFood, O’Food… loại nào cho gia súc, cho người?

Nhiều người băn khoăn việc Nhật Minh Food sản xuất dầu ăn Ofood nhãn tương đồng với thương hiệu O'Food có phải là sự lập lờ nhằm lừa dối người tiêu dùng?

Công ty TNHH Daesang Việt Nam lên tiếng bảo vệ O’Food

Mới đây, trên fanpage chính thức của thương hiệu thực phẩm O'Food Việt Nam, Công ty TNHH Daesang Việt Nam đã lên tiếng đính chính sản phẩm "Dầu ăn OFood" của Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu Nhật Minh Food không phải là sản phẩm của thương hiệu O'food do Công ty TNHH Daesang Việt Nam sản xuất.

Sản phẩm "Dầu ăn Ofood" được thương hiệu này nhắc đến là sản phẩm đã bị phát hiện bán ra thị trường với số lượng hàng chục nghìn tấn, dưới danh nghĩa dầu ăn cho người. Tuy nhiên, đây thực chất là dầu thực vật dùng để sản xuất thức ăn chăn nuôi, không đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.

Trong thông báo, Công ty TNHH Daesang Việt Nam khẳng định: "Sản phẩm Dầu đậu nành Ofood không liên quan và hoàn toàn không thuộc sở hữu của O'Food, vốn là một trong các thương hiệu chính thức của Daesang tại thị trường Việt Nam".

cuu-song-be-gai-11-tuoi-viem-co-tim-7.jpg
Công ty TNHH Daesang Việt Nam khẳng định sản phẩm Dầu ăn Ofood của Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu Nhật Minh Food không liên quan thương hiệu O'Food của doanh nghiệp. Ảnh: O'Food Việt Nam.

Bên cạnh đó, phía công ty này khuyến cáo, để tránh nhầm lẫn sản phẩm của hai thương hiệu, người tiêu dùng cần lưu ý một số cách phân biệt.

Cụ thể, thương hiệu chính thức của O'Food có dấu nháy đơn (') trong tên; logo O'Food màu đỏ, chữ đen, xuất hiện trên tất cả sản phẩm chính hãng của O'Food, Daesang Việt Nam. Đồng thời, O'Food nhấn mạnh không sản xuất hay phân phối bất kỳ sản phẩm nào mang tên Dầu ăn Ofood hay Dầu đậu nành Ofood.

"Daesang Việt Nam cam kết luôn đặt chất lượng, an toàn và minh bạch lên hàng đầu trong mọi sản phẩm đưa đến tay người tiêu dùng", thương hiệu này khẳng định.

Có “thuyết âm mưu” Công ty Nhật Minh Food nhái thành OFood… lập lờ lừa người tiêu dùng?

Theo dữ liệu từ phòng đăng ký kinh doanh Hà Nội, Nhật Minh Food được thành lập tháng 11/2018 với tên gọi ban đầu Công ty TNHH xuất nhập khẩu Nhật Minh Phương, trụ sở tại xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, TP Hà Nội. Đại diện pháp luật/Giám đốc là bà Đặng Thị Phương.

Đến tháng 7/2021, doanh nghiệp đổi tên thành Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu Nhật Minh Food. Tháng 11/2022, công ty chuyển ngành nghề chính sang sản xuất dầu, mỡ động vật và thực vật…

Dầu Ofood được bán cho người dùng nhưng là dầu sử dụng cho chăn nuôi. Ảnh: VTV
Dầu Ofood được bán cho người dùng nhưng là dầu sử dụng cho chăn nuôi. Ảnh: VTV

Nhóm đối tượng trong đường dây đã sử dụng đường ống ngầm để bơm dầu từ bồn chứa nguyên liệu cho chăn nuôi sang bồn chứa dầu đóng gói cho người tiêu dùng. Sau đó các đối tượng lập ra hàng loạt công ty bình phong, làm giả hồ sơ công bố thực phẩm để đưa hàng đi tiêu thụ.

Nhãn hiệu dầu ăn Ofood của Nhật Minh Food được rao bán rộng rãi trên thị trường với danh nghĩa là dầu thực phẩm bổ sung vitamin A và đã được tiêu thụ với số lượng lớn ra thị trường. Tuy nhiên, kết quả kiểm nghiệm cho thấy sản phẩm hoàn toàn không chứa vitamin như công bố. Đáng chú ý, đây là dầu thực vật để làm thức ăn chăn nuôi.

Cơ quan chức năng bước đầu xác định, hàng chục nghìn tấn dầu thực vật mang thương hiệu Ofood không đảm bảo chất lượng đã được bán cho người tiêu dùng. Nơi tiêu thụ chính là những bếp ăn tập thể, nhà hàng, quán xá, làng nghề chế biến bánh kẹo, đồ ăn vặt cho trẻ em...

Hiện công ty, cửa hàng từng phân phối sản phẩm dầu ăn mang thương hiệu Ofood không thể truy cập được. Trên các sàn thương mại điện tử trong nước, nhiều gian hàng trực tuyến đã gỡ bỏ sản phẩm.

Trước khi vụ việc bị phanh phui, dầu ăn Ofood được rao bán trên nhiều shop online và sàn thương mại điện tử với mức giá khoảng 38.000 - 40.000 đồng/lít.

Đáng chú ý, tên gọi "Dầu đậu nành Ofood" có nét tương đồng với thương hiệu "O'Food" của Công ty TNHH Daesang Việt Nam - doanh nghiệp chuyên sản xuất thực phẩm có nguồn gốc từ Hàn Quốc.

Thương hiệu O’Food của Công ty TNHH Daesang Việt Nam chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm rong biển, lá kim ăn liền, tokpokki, sốt gia vị tiện lợi... và không sản xuất dầu ăn.

Việc Nhật Minh Food sản xuất dầu ăn Ofood có nét tương đồng với thương hiệu O'Food khiến nhiều người nghi ngờ đây là sự lập lờ nhằm lừa dối người tiêu dùng?

Phân tích về vụ việc này, luật sư Nguyễn Trọng Hiệp – Giám đốc Công ty Luật HPVN nhận định, điểm đặc biệt nguy hiểm trong vụ Nhật Minh là doanh nghiệp không chỉ vi phạm sản xuất hàng giả, mà còn vận hành hệ thống kinh doanh dựa trên sự dối trá được tổ chức bài bản. Đây không còn là gian lận thương mại, mà là tội phạm có tính lừa đảo có tổ chức, được che đậy bằng pháp nhân, con dấu và hình thức pháp lý hợp lệ.

Theo ông Hiệp, cần xem xét hành vi này trong mối liên hệ với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS) và tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm (Điều 193 BLHS), đặc biệt khi doanh nghiệp cố ý sử dụng nguyên liệu cấm, ngụy trang bằng nhãn hiệu hợp pháp để lừa người tiêu dùng.

Phân biệt dầu cho gia súc và dầu ăn cho người

PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ và Thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội) cho hay, dầu sử dụng trong chăn nuôi và dầu ăn sử dụng cho người hoàn toàn khác nhau từ khâu chế biến đến sử dụng.

Việc sử dụng dầu ăn trong chăn nuôi thành dầu ăn cho người sẽ tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe rất lớn.

Dầu dùng trong chăn nuôi, bản chất là dầu thô - tức là dầu vừa ép xong từ nguyên liệu như lạc, đậu tương… nhưng chưa trải qua quá trình tinh chế, không đạt chuẩn để dùng cho người.

Theo ông, quá trình tinh chế dầu ăn cho người sử dụng không chỉ làm sạch mà còn loại bỏ các chất độc hại, mùi hôi... Trong khi đó, dầu thô cho chăn nuôi thì không cần tinh lọc, nghĩa là chỉ cần ép lạc, đậu tương thành dầu - nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí. Dầu này thường được bổ sung vào khẩu phần ăn của heo, bò, trâu… để tăng năng lượng, phục vụ quá trình vỗ béo vật nuôi.

Người ta dùng dầu thô đó để đưa vào cám cho lợn, bò ăn nhằm hoàn chỉnh nhu cầu dinh dưỡng cho vật nuôi. Dầu này không dùng cho người, nhưng vẫn hợp lý trong chăn nuôi. Ngoài dầu thực vật dạng thô, một loại dầu khác cũng hay được sử dụng trong ngành chăn nuôi là dầu đã qua sử dụng, tức dầu chiên rán nhiều lần trong nhà hàng, khách sạn, sau đó được thu gom bán lại. Loại dầu này chứa những chất độc phát sinh trong quá trình chiên rán có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Tuy nhiên do không gây tác hại rõ rệt với vật nuôi nên vẫn được một số nơi tận dụng cho chăn nuôi.

Ông Thịnh cảnh báo, nếu các loại dầu không đạt chuẩn an toàn, đặc biệt là dầu thải, dầu tái sử dụng bị trà trộn và sử dụng để chế biến thực phẩm cho người, thì đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng, có thể dẫn đến các nguy cơ về sức khỏe lâu dài như ngộ độc, tổn thương gan, thận.

Dầu ăn cho người nhất thiết phải là dầu sạch, đã tinh chế, đạt chuẩn an toàn thực phẩm. Còn dầu thô và dầu đã qua sử dụng là hai loại dầu tuyệt đối không được sử dụng trong thực phẩm dành cho người.

Hiện, Công an tỉnh Hưng Yên đã khởi tố 3 bị can, trong đó có bà Đặng Thị Phương – Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu Nhật Minh Food, ông Nguyễn Trọng Năng – Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ An Dương, về các tội Sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm và Buôn lậu.

Ngoài dầu ăn Ofood vừa bị phát hiện, xử lý, Công ty Nhật Minh Food còn kinh doanh nhiều mặt hàng thực phẩm khác nhau như dầu hào, tương ớt, nước tương, tương cà, mì chính cùng một nhãn hiệu Ofood. Người tiêu dùng đặt ra dấu hỏi, liệu các sản phẩm thực phẩm này của thương hiệu Minh Nhật Food có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm?

Dầu ăn OFood gia súc cho người giá cao hơn 17% cho vật nuôi?

Dầu ăn OFood bán cho người tiêu dùng giá từ 38.000 đến 60.000 đồng/ lít. Trong khi đó, dầu cùng thương hiệu nhưng sản xuất phục vụ chăn nuôi giá thấp hơn 17%.

Hàng chục nghìn tấn dầu thực vật vốn dành cho gia súc, gia cầm đã được phù phép thành “dầu ăn tinh luyện” cho con người. Chai dầu tưởng rẻ nhưng lại tiềm ẩn cái giá đắt về sức khỏe.

Vụ việc Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu Nhật Minh Food "hô biến" dầu ăn gia súc OFood thành dầu ăn dành cho người bị phanh phui mới đây đã vén tấm màn cho thấy, thực phẩm bẩn hoàn toàn có thể “tấn công” người tiêu dùng ở bất cứ đâu, từ chợ cóc, siêu thị nhỏ lẻ đến sàn thương mại điện tử.

Nhật Minh Food lừa đảo khách hàng dùng dầu ăn OFood gia súc?

Luật sư Nguyễn Minh Trí cho rằng, vụ Nhật Minh Food "hô biến" dầu ăn chăn nuôi thành cho người là sai phạm có tổ chức, cố ý, cần xử lý hình sự nghiêm minh.

Hành vi “phù phép” dầu chăn nuôi thành dầu ăn phục vụ người tiêu dùng của Công ty Nhật Minh Food khiến dư luận phẫn nộ, giới chuyên môn cảnh báo ở mức độ nghiêm trọng. Không chỉ vi phạm quy định về an toàn thực phẩm, vụ việc còn mang đầy đủ yếu tố cấu thành tội hình sự.

dau.jpg
Dầu đậu nành Ofood của Công ty Nhật Minh Food vừa được cơ quan chức năng xác định làm từ dầu ăn dành cho thức ăn chăn nuôi - Ảnh nguồn Internet

Vụ biến dầu ăn chăn nuôi thành cho người, Bộ Y tế lên tiếng

Hàng chục nghìn tấn dầu ăn chăn nuôi đã bị phù phép thành dầu thực phẩm dành cho người. Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã cảnh báo khẩn.

Tối 24/6, Cục An toàn thực phẩm phát đi cảnh báo khẩn sau khi phát hiện một số cơ sở sử dụng dầu ăn nhập khẩu dành cho thức ăn chăn nuôi để chế biến thực phẩm cho người.

Cục An toàn thực phẩm cho biết, trước thông tin một số cơ sở bị phát hiện sử dụng dầu ăn nhập khẩu với mục đích dành cho thức ăn chăn nuôi để sản xuất, chế biến thành dầu ăn cho người, Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế cảnh báo đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng quy định về an toàn thực phẩm, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.