Thịt bò dinh dưỡng cao nhưng nhóm người này hạn chế ăn

Dù chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng một số người nên tạm thời không ăn thịt bò để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và điều trị bệnh lý.

Thịt bò đặc biệt chứa nhiều protein hơn các loại thịt khác, là một trong những thực phẩm bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào ăn thịt bò cũng tốt. Vậy ai không nên ăn thịt bò?

Người mắc bệnh da liễu

Ngoài hàm lượng protein cao thì khi cơ thể ăn thịt bò sẽ sản sinh ra những phản ứng, tạo chất không tốt cho da. Vì thế, những người mắc bệnh ngoài da nếu ăn thịt bò có thể cảm thấy tình trạng nóng ran, ngứa ngáy, bệnh da liễu trở nên nghiêm trọng hơn.

Đặc biệt ở người mắc bệnh thủy đậu đang điều trị, thịt bò cần phải kiêng hoàn toàn trong chế độ ăn. Chỉ khi bệnh khỏi hẳn, các nốt thủy đậu đã bắt đầu lành thì bạn có thể thử ăn một ít thịt bò để kiểm tra phản ứng cơ thể trước khi dùng lượng lớn.

Người vừa phẫu thuật ruột thừa

Đau ruột thừa là vấn đề khá thường gặp, thường trong các trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ ruột thừa để ngăn ngừa viêm đau tái phát. Sau phẫu thuật này, hệ tiêu hóa khá yếu ớt và nhạy cảm, vì thế các loại thức ăn khó tiêu hóa cần hạn chế, trong đó có thịt bò.

1-4109.jpg
Thịt bò. (Ảnh minh hoạ)

Người bệnh được khuyến khích nên sử dụng các loại thức ăn chế biến lỏng, thanh, dễ tiêu hóa, mềm như súp loãng, cháo hoặc nước cháo. Kể cả thịt bò sử dụng để nấu canh, súp cũng nên hạn chế bởi protein và dinh dưỡng trong thịt bò khó tiêu hóa, cần thời gian dài hệ tiêu hóa mới có thể phân giải hoàn toàn.

Người bị sỏi thận

Protein trong thịt bò tốt cho việc xây dựng cơ bắp, tuy nhiên với người bị sỏi thận thì đây lại là nguyên nhân gây tăng oxalate trong nước tiểu và hình thành sỏi. Vì thế, những bệnh nhân sỏi thận, kể cả sỏi nhỏ không điều trị hoặc đang trong quá trình điều trị không nên ăn thịt bò.

Người mắc bệnh viêm khớp

Những người mắc bệnh viêm khớp nếu ăn nhiều thịt bò cũng như các thực phẩm giàu protein động vật khác, tình trạng bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân là khi ăn thịt bò, để tiêu hóa hoàn toàn cơ thể sẽ cần nhiều acid, cơ thể cũng sẽ dùng nhiều canxi để trung hòa hơn. Khi cơ thể sử dụng canxi từ hệ xương cho hoạt động tiêu hóa, canxi thiếu hụt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp.

Ngoài ra, ăn nhiều thịt bò còn là một trong những yếu tố thúc đẩy bệnh viêm khớp, điển hình là gout. Vì thế, nên hạn chế ăn thịt bò với cả những người đã điều trị viêm khớp.

Người mắc bệnh tiểu đường, huyết áp hoặc mỡ máu cao

Người mắc nhóm bệnh này nên hạn chế tối đa việc ăn thịt bò cũng như các loại thịt giàu cholesterol khác. Ngoài chất đạm thì chất béo bão hòa cao có trong thịt bò sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tim mạch, tăng tích tụ mảng bám động mạch gây xơ vữa, tắc nghẽn.

  • Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế thì tùy chế độ ăn của mỗi người mà có lượng ăn phù hợp, tuy nhiên không ăn quá 500 g thịt đỏ đã nấu chín mỗi tuần.
  • Bên cạnh đó, khi chế biến thịt bò cần nấu chín kỹ thịt để đề phòng ký sinh trùng hoặc sán thâm nhập cơ thể.

Sỏi thận biến chứng... ung thư

Nhiều người thấy sỏi thận nhỏ không gây ảnh hưởng tới sức khỏe nên chủ quan bỏ qua hoặc sai lầm trong điều trị, khiến sỏi liên kết chiếm hết thận, phá hỏng thận...

“Sỏi thận là bệnh lý phổ biến chiếm tới 45-50% trong các bệnh tiết niệu tại Việt Nam. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị sớm, sỏi có thể gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm như: nhiễm khuẩn tiết niệu tái đi tái lại, viêm đài bể thận mãn tính, ứ nước, ứ mủ thận, tắc nghẽn đường tiểu, suy thận, thậm chí dẫn đến ung thư thận…”, ThS. BSNT Lê Bá Khánh, khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) cho biết.

Hỏng thận, ung thư... vì chủ quan với sỏi

Bí quyết tăng cân lành mạnh cho người gầy

Đối với người gầy, chuyện tăng cân có thể là một hành trình gian nan chẳng kém gì việc giảm cân với người thừa cân. Tuy nhiên, nếu áp dụng đúng cách chúng ta sẽ có được một thân hình lý tưởng.

Việc ăn bao nhiêu vẫn không thấy tăng ký, hay có tăng thì cũng lại nhanh chóng sụt xuống khiến nhiều người cảm thấy nản lòng. Tuy nhiên, điều quan trọng không phải là tăng cân bằng mọi giá, mà là tăng cân một cách lành mạnh và bền vững. Vậy làm sao để cơ thể vừa đầy đặn, khỏe mạnh mà vẫn giữ được thể trạng tốt? Dưới đây là những bí quyết thiết thực giúp người gầy cải thiện vóc dáng và sức khỏe.

Hình minh hoạ/ Nguồn: Internet

Hình minh hoạ/ Nguồn: Internet