Hành trình cứu sống ca xuất huyết ruột non nguy kịch

Xuất huyết tiêu hóa từ ruột non là nguyên nhân hiếm gặp nhưng nguy hiểm, thường bị bỏ sót vì đặc điểm giải phẫu khó tiếp cận.

Trái tim y khoa gặp nhau cứu người bệnh nguy kịch

Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết, đơn vị vừa cứu sống một ca bệnh rất hiếm gặp và nguy hiểm.

Theo đó, bệnh nhân là nam giới, sinh năm 1972 (Bình Thới, TP Hồ Chí Minh) nhập viện nhập viện trong tình trạng đi cầu phân đen kéo dài, thiếu máu nặng, suy kiệt thể lực, và giảm vận động toàn thân.

Đặc biệt, người bệnh có tiền căn phức tạp, từng mổ áp xe não, tai biến mạch máu não, đang dùng thuốc giảm đau dài ngày.

Ban đầu, các kết quả nội soi dạ dày và đại tràng đều không ghi nhận được vị trí chảy máu rõ ràng.

Tuy nhiên, lượng hemoglobin tiếp tục giảm nhanh chóng – từ 6.8 xuống 5.6 g/dL chỉ sau vài ngày – cảnh báo một xuất huyết tiêu hóa nguy hiểm đang âm thầm diễn tiến, rất có thể từ vùng ruột non – nơi vốn được mệnh danh là “vùng bóng tối” của tiêu hóa, khó tiếp cận và chẩn đoán nhất trong y khoa.

Trong hoàn cảnh đó, một cuộc hội chẩn liên chuyên khoa khẩn cấp giữa các bác sĩ Nội Tiêu hóa, Nội soi tiêu hóa, Chẩn đoán hình ảnh DSA, Gây mê hồi sức và Ngoại tổng quát đã được tổ chức vào sáng ngày 7/7.

xuat-huyet-ruot-non-1.jpg
Xuất huyết ruột non - Ảnh minh họa nguồn Internet

Chỉ sau vài giờ, ca phẫu thuật cấp cứu được thực hiện vào 13h30 cùng ngày, với sự phối hợp đồng thời của kíp mổ Ngoại tiêu hóa và đội ngũ Nội soi ruột non hỗ trợ trong lúc mổ – một chiến lược y khoa tiên tiến, mang tính quyết định.

Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ phát hiện một đoạn ruột non dài khoảng 5cm sượng cứng, nghi loét, có hạch mạc treo lớn 3cm.

Kỹ thuật nội soi trực tiếp trong lúc mổ đã giúp xác định chính xác được vị trí tổn thương dạng loét rộng 2cm, đáy mỏng, đang rỉ máu – cách góc hồi manh tràng khoảng 60cm, kèm nhiều ổ loét rải rác khác nông ở bề mặt, không chảy máu. Đoạn ruột tổn thương được cắt bỏ và tái lập lưu thông tiêu hóa an toàn.

Chỉ sau 48 giờ hậu phẫu, người bệnh đã tỉnh táo, huyết động ổn, bụng mềm, tự thở và mức Hb phục hồi tốt (8,8 g/dL vào ngày 9/7). Một hành trình ngoạn mục – từ cận kề ranh giới sinh tử đến hồi phục – là kết quả của sự phối hợp xuất sắc, đồng lòng và chính xác giữa các chuyên khoa trong bệnh viện.

Xuất huyết tiêu hóa từ ruột non – thách thức lớn trong y học hiện đại

Xuất huyết tiêu hóa từ ruột non là nguyên nhân hiếm gặp nhưng nguy hiểm, thường bị bỏ sót vì đặc điểm giải phẫu khó tiếp cận. Các nguyên nhân thường gặp bao gồm: loét ruột non do thuốc (NSAIDs), u mạch, Crohn, khối u, hoặc dị dạng mạch máu.

xuat-huyet-ruot-non.jpg
Hình ảnh xuất huyết ruột non trên nội soi của bệnh nhân - Ảnh BVCC

Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhân dân 115, trong trường hợp người bệnh trên, nhờ sự phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả giữa các chuyên khoa tại Bệnh viện bao gồm Ngoại tổng quát, Nội soi tiêu hóa, Gây mê hồi sức và Chẩn đoán hình ảnh – kỹ thuật nội soi ruột non trong lúc phẫu thuật (Intraoperative Enteroscopy – IOE) đã được triển khai đúng thời điểm.

Đây là bước can thiệp mang tính quyết định, cho phép các bác sĩ xác định chính xác ổ loét đang rỉ máu tại đoạn hồi tràng, đồng thời phát hiện các tổn thương rải rác khác mà các phương pháp nội soi thường quy, chụp CT hay chụp mạch DSA trước đó không ghi nhận được.

Gần đây, nhiều tài liệu quốc tế đã nhấn mạnh vai trò đặc biệt của IOE trong những trường hợp xuất huyết tiêu hóa ruột non khó chẩn đoán. Một nghiên cứu hồi cứu năm 2021 trên 89 bệnh nhân tại Hàn Quốc cho thấy IOE giúp xác định chính xác nguồn chảy máu trong 92% trường hợp, đồng thời thay đổi hướng điều trị ở hơn 37% bệnh nhân.

Báo cáo ca lâm sàng công bố năm 2023 cũng cho thấy IOE giúp xác định tổn thương chính xác khi nội soi viên nang và nội soi ruột non bằng bóng kép đều không hiệu quả.

Đặc biệt, kỹ thuật Staged Retrograde IOE được mô tả năm 2024 tại một trung tâm ngoại khoa chuyên sâu ở Brazil đã thành công trong 100% số ca chảy máu ruột non nặng, mà không ghi nhận biến chứng nào.

Đặc biệt, kỹ thuật Staged Retrograde IOE được mô tả năm 2024 tại một trung tâm ngoại khoa chuyên sâu ở Brazil đã thành công trong 100% số ca chảy máu ruột non nặng, mà không ghi nhận biến chứng nào.

Sự hội chẩn đa chuyên khoa và khả năng triển khai kỹ thuật cao một lần nữa khẳng định tinh thần trách nhiệm, sự chủ động và tính chuyên nghiệp trong công tác điều trị các ca bệnh phức tạp, mang lại cơ hội sống còn cho nhiều người bệnh trong tình huống nguy kịch.

Sự hội chẩn đa chuyên khoa và khả năng triển khai kỹ thuật cao một lần nữa khẳng định tinh thần trách nhiệm, sự chủ động và tính chuyên nghiệp trong công tác điều trị các ca bệnh phức tạp, mang lại cơ hội sống còn cho nhiều người bệnh trong tình huống nguy kịch.

Bé 8 tuổi bị tăm tre xuyên thành dạ dày

Các dị vật sắc nhọn như tăm tre khi lọt vào đường tiêu hóa có thể gây thủng ruột, xuất huyết, nhiễm trùng ổ bụng, thậm chí đe dọa tính mạng.

Ngày 11/7, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí đã tiếp nhận và xử trí trường hợp bệnh nhi V.G.H. (8 tuổi, trú tại Khu 9, phường Uông Bí) bị dị vật tăm tre đâm xuyên thành dạ dày – một tình huống hiếm gặp nhưng tiềm ẩn nguy cơ nghiêm trọng.

Theo người nhà cho biết, trước đó trẻ không có tiền sử bệnh lý tiêu hóa. Tuy nhiên, trẻ đột ngột đau bụng dữ dội, gia đình lập tức đưa đến bệnh viện kiểm tra.

Lấy xong ổ giun lươn đã hết bệnh?

Giun lươn không chỉ gây viêm ở hệ thống tiêu hóa mà còn có thể gây biến chứng viêm ruột, tắc ruột, thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa, tắc nghẽn đường mật.

Hỏi: Tôi bị một khối u ở chân, khi phẫu thuật lấy u thì thấy giun bò ra, kết quả xét nghiệm là giun lươn. Xin hỏi, giun dưới da đã được lấy ra vậy tôi đã hết bệnh chưa?

Đỗ Xuân Mạnh (Bắc Ninh)

Đau bụng âm ỉ, cụ ông nguy kịch vì xuất huyết tiêu hóa

Nhiều người cao tuổi bị loét dạ dày, viêm hang vị mãn tính nhưng không biết. Xuất huyết tiêu hoá không ồn ào, nhưng khi ập đến thì “cực kỳ nguy hiểm”.

Cụ ông hơn 80 tuổi, trú tại TP Cẩm Phả, được người nhà đưa vào Bệnh viện Đa khoa Khu vực Cẩm Phả cấp cứu trong tình trạng mệt nhiều, tụt huyết áp, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt...

Qua khai thác tiền sử bệnh, người nhà cho biết, 1 tuần trước cụ đã có biểu hiện đau âm ỉ vùng bụng trên, đại tiện phân đen nhưng chủ quan không đi khám…. Bệnh nhân đã mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp, đang điều trị nội khoa nhiều năm.