Thành công 3 ca ghép tủy đồng loại điều trị Thalassemia

Thành công của các ca ghép tủy này còn mở ra triển vọng lớn trong điều trị các bệnh lý khác như suy tủy, suy giảm miễn dịch bẩm sinh và ung thư tái phát...

Bệnh viện Trung ương Huế vừa tổ chức buổi lễ xuất viện cho bốn bệnh nhi đặc biệt – ba em nhỏ được ghép tủy đồng loại điều trị Thalassemia và một bé hoàn tất ca ghép tủy tự thân thứ 50.

Sự kiện đánh dấu bước tiến vững chắc của bệnh viện trong hành trình cứu chữa và mang lại cuộc sống mới cho các bệnh nhi mắc bệnh hiểm nghèo.

ghep-tuy.jpg
Các bệnh nhi ghép tủy thành công được xuất viện - Ảnh BVCC

Từ khi bắt đầu thực hiện kỹ thuật ghép tủy vào tháng 11/2019, Bệnh viện Trung ương Huế đã tiến hành 60 ca ghép tủy thành công ở trẻ em, bao gồm 50 ca ghép tủy tự thân cho các bệnh lý u đặc (như u nguyên bào thần kinh, u nguyên bào võng mạc di căn, Lymphoma non-Hodgkin tái phát) và 10 ca ghép tủy đồng loại cho bệnh lý tan máu bẩm sinh Thalassemia.

Ghép tế bào gốc là kỹ thuật y học hiện đại, mang tính đột phá trong điều trị nhiều bệnh lý về máu và ung thư, giúp trẻ chấm dứt sự lệ thuộc vào truyền máu, đồng thời kéo dài sự sống cho các ca mắc u ác tính. Bệnh viện Trung ương Huế tự hào là cơ sở y tế đầu tiên tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên, và thứ ba trên toàn quốc triển khai kỹ thuật cao này.

ghep-tuy-5.jpg
Thực hiện ca ghép tủy cho bệnh nhi - Ảnh BVCC

GS.TS Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, chỉ trong vòng 10 tháng kể từ ca ghép tế bào gốc đồng loại đầu tiên vào tháng 9/2024, Bệnh viện đã thực hiện thành công 10 ca ghép đồng loại.

Đặc biệt, trong số này có hai trường hợp ghép bất đồng nhóm máu – kỹ thuật dung hòa miễn dịch được áp dụng lần đầu tiên tại Việt Nam, giúp tối ưu hóa chất lượng tế bào gốc thu được và nâng cao tỷ lệ thành công sau ghép.

ghep-tuy-6.jpg

Với những ca ghép bất đồng nhóm máu, bệnh viện không cần thiết phải gạn tách hồng cầu – vốn làm suy giảm hiệu quả tế bào gốc – mà thay vào đó là thực hiện phương pháp truyền nhỏ giọt nhóm máu của người cho vào cơ thể người nhận, với lượng tăng dần theo từng ngày, giúp giảm hiệu giá kháng thể. Khi hiệu giá này xuống dưới mức 1/32, việc gạn tách không còn cần thiết, giúp bảo toàn số lượng tế bào gốc.

Ca ghép tủy tự thân thứ 50 là bé T. T. D. (5 tuổi, Lâm Đồng), được chẩn đoán mắc u nguyên bào thần kinh nguy cơ cao. Sau khi điều trị tấn công có đáp ứng một phần, cháu được ghép tế bào gốc tự thân vào ngày 6/5/2025. Tiểu cầu và bạch cầu hạt phục hồi sau 28 ngày. Hiện cháu đang chuẩn bị bước vào giai đoạn xạ trị sau ghép.

Ca ghép đồng loại thứ 8 là bé B.T.D. (9 tuổi, người dân tộc Mường, ở Kon Tum), mắc HbE/Beta-Thalassemia từ năm 6 tuổi. Ghép tủy từ người anh ruột phù hợp HLA vào ngày 19/5/2025. Tiểu cầu và bạch cầu phục hồi tốt vào ngày thứ 17 sau ghép.

ghep-tuy4.jpg

Ca ghép đồng loại thứ 9 là bé N.H.H. (2 tuổi, Bắc Giang), mắc alpha-thalassemia từ sau sinh. Dù người cho là anh trai 7 tuổi cũng mang gen bệnh và có bất đồng nhóm máu, bệnh viện đã ứng dụng kỹ thuật dung hòa miễn dịch, giúp tiểu cầu và bạch cầu phục hồi lần lượt vào ngày 15 và 26.

Ca ghép thứ 10 là bé L.N.H. (10 tuổi, Đà Nẵng), phụ thuộc truyền máu từ khi 7 tháng tuổi, dẫn đến cắt lách và gan to. Mặc dù có nhiều yếu tố nguy cơ, nhưng cháu được xác nhận phù hợp HLA hoàn toàn với em gái và đã được ghép thành công.

Đây là ca ghép bất đồng nhóm máu thứ hai. Dù gặp biến chứng nhiễm trùng huyết, cháu đã hồi phục hoàn toàn với tiểu cầu và bạch cầu hạt phục hồi vào ngày thứ 16 và 19.

ghep-tuy-7.jpg
Niềm vui của bác sĩ và gia đình khi bé mắc bệnh hiểm nghèo trở nên khỏe mạnh - Ảnh BVCC

Tất cả 10 ca ghép tủy đồng loại điều trị Thalassemia đều có kết quả phục hồi tốt. Những đứa trẻ từng gắn chặt cuộc đời mình với những buổi truyền máu giờ đây đã trở thành những em bé khỏe mạnh, phát triển thể chất bình thường – một phép màu có thật nhờ sự tiến bộ của y học và sự tận tụy của đội ngũ y bác sĩ.

Không chỉ mang lại hy vọng sống cho các bệnh nhi tan máu bẩm sinh, những thành công này còn mở ra triển vọng lớn trong điều trị các bệnh lý khác như suy tủy, suy giảm miễn dịch bẩm sinh và ung thư tái phát cần ghép tủy đồng loại.

Trong thời gian tới, Bệnh viện Trung ương Huế sẽ phát triển và hoàn thiện kỹ thuật này, với mục tiêu mang lại cơ hội sống cho nhiều bệnh nhi mắc các bệnh lý trên trong toàn quốc.

Thực hiện thành công 2 ca ghép tủy đồng loại cho BN tan máu bẩm sinh

Việc ghép tủy đồng loại thành công không chỉ mang lại hy vọng cho người mắc bệnh tan máu bẩm sinh, mà còn mở ra triển vọng điều trị cho các bệnh lý khác cần ghép tủy đồng loại, như suy tủy, suy giảm miễn dịch bẩm sinh, ung thư…

Ngày 8/10, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết vừa điều trị thành công hai ca ghép tủy đồng loại đầu tiên trên bệnh nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh.

Đây là một bước tiến vượt bậc trong việc áp dụng kỹ thuật ghép tế bào gốc đồng loại, đánh dấu thành công quan trọng trong việc điều trị bệnh lý này, mở ra nhiều cơ hội mới cho các bệnh nhi mắc bệnh di truyền và hiểm nghèo.

Kết quả cấy ghép chip não cho người thứ 2 của Elon Musk như thế nào?

Neuralink đã thực hiện thành công ca cấy ghép chip não cho phép bệnh nhân bị chấn thương tủy sống điều khiển các thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ.

Elon Musk cho biết trong một potcast rằng bệnh nhân thứ hai này bị chấn thương tủy sống trong một tai nạn khi lặn. Musk cũng cho biết ca cấy ghép này cho phép khách hàng của ông có thể tự điều khiển các thiết bị hỗ trợ bằng suy nghĩ.
Nguoi thu 2 duoc cay ghep chip nao co the dieu khien bang suy nghi?
Neuralink vừa cấy ghép thành công chip não cho bệnh nhân thứ 2. Ảnh: Pouch Newspaper.

Tan máu bẩm sinh, căn bệnh di truyền nguy hiểm


Tan máu bẩm sinh là căn bệnh có thể kiểm soát và phòng ngừa nếu cộng đồng được tiếp cận thông tin chính xác, kịp thời.

Tan máu bẩm sinh là một trong những bệnh lý di truyền phổ biến và nguy hiểm hiện nay. Không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh, căn bệnh này còn đặt ra gánh nặng lớn cho gia đình và xã hội nếu không được phát hiện, kiểm soát kịp thời. Thực tế cho thấy, tan máu bẩm sinh không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng có thể phòng ngừa nếu được quan tâm đúng mức.

ta1.jpg
Ảnh minh hoạ/ Nguồn: Internet